Hội họa Trung Quốc: “Khổng Tử hỏi lễ nghi”



Tác giả: Chương Thúy Anh

Bức tranh ‘Khổng Tử hỏi lễ nghi’ của Chương Thúy Anh.

[Chanhkien.org] Khổng Tử từng hỏi Lão Tử về vấn đề chế độ lễ nhạc qua các triều đại trong lịch sử Trung Hoa. Cuộc gặp gỡ này là rất nổi tiếng trong lịch sử, và người ta có thể tìm thấy nhiều ghi chép; ngoài «Sử Ký» và những ghi chép trong chính sử ra còn có «Lão Tử thái đồ» (tương truyền vào cuối thời Xuân Thu), «Lão Tử, bạch thư tàn phiến» (một bộ phận) và các bức họa trên gạch vào triều Hán; còn có một bia đá trên tòa lầu ở phía Bắc phố Đông Quan, thành phố Lạc Dương, Trung Quốc; tương truyền đây chính là nơi Khổng Tử gặp Lão Tử và hỏi về lễ nghi.

Bức tranh ‘Khổng Tử hỏi lễ nghi’ (“Khổng Tử vấn lễ đồ”) của Chương Thúy Anh kể lại mẩu cố sự này: Lão Tử tóc bạc phơ búi sau đầu, đôi hàng mi trắng như cước, ngồi xếp bằng trên thạch đài; Khổng Tử chắp tay lễ độ cung kính, hướng về Lão Tử cúi đầu thi lễ.

Trong hơn 2.000 năm qua, “Đạo Trung dung” và “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” của Khổng Tử cùng với “Hư vô thanh tĩnh, tự nhiên vô vi” của Lão Tử đều đại biểu cùng một Đạo lý, đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức và phương thức tu luyện của người Trung Quốc, đóng một vai trò rất lớn trong việc duy hộ ổn định xã hội và hài hòa gia đình. Thêm vào đó, nó cũng khiến những người có căn cơ và tu luyện được có thể tu luyện lên trên. Học thuyết của Khổng Tử và Lão Tử không chỉ đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc, mà còn truyền khắp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và khắp các nước trên thế giới.

Người Trung Quốc từ xưa tới nay vẫn có cách nói “ngoại Nho nội Đạo”; nghĩa là, người có học vấn chân chính ở bề mặt giảng những điều của Nho gia, nhưng trong lòng thì chiểu theo nguyên lý của Đạo gia; trong xã hội, họ giảng đạo lý Khổng Tử, nhưng trong tu luyện đạo đức cá nhân thì họ dùng Đạo của Lão Tử.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/4/18389.html
http://pureinsight.org/node/1206



Ngày đăng: 09-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.