Du du tự tại (20): Chương 15: Thuyết Hổ



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Hổ thị sâm lâm bách thú vương, đầu đới hoành văn hữu vương dạng
Nhị khỏa lợi nha tiêm hựu trường, thân phị thái y tự hóa trang
Bách thú nhất kiến đảo hựu tàng, hổ hổ sinh phong khí thế tráng
Luân lạc lung trong ám tự thương, tài tri nhu nhược thắng cương cường

Dịch nghĩa:

Bách thú trong rừng Hổ là vua, đầu mang vằn ngang hình chữ vương
Hai răng sắc nhọn lại vừa dài, mình khoác áo rực tựa hóa trang
Trăm loài thoáng thấy liền ẩn nấp; uy thế hừng hực thế hùng tráng
Bắt nhốt trong lồng tự thương tổn, mới hay nhu mềm thắng cương cường.

Thầy Vương: Các em nhỏ, các em từng sờ vào hổ chưa?

Nhân Nhân, Duyên Duyên: Em không dám đâu ạ! Chỉ dám quan sát ở một nơi xa xa thôi!

Nhân Nhân: Nhưng mà hổ trên tivi rất ngoan ngoãn đáng yêu.

Duyên Duyên: Lần trước ở sở thú mình nhìn thấy hai con hổ đang đánh nhau! Rất đáng sợ đấy!

Thầy Vương: Kỳ thực hổ cũng không hung mãnh như các em nghĩ đâu, có người còn dám sống cùng hổ đấy, các em có tin không?

Nhân Nhân: Thật không ạ? Không phải là Võ Tòng chứ ạ? Em nhớ Võ Tòng dám đánh hổ, thật là lợi hại! Còn có ai lợi hại hơn ông ấy sao?

Thầy Vương: Trong giới hội họa Trung Quốc có một bậc thầy vẽ tranh Trung Quốc cực kỳ nổi tiếng tên là Trương Đại Thiên, anh trai của ông gọi là Trương Thiện Tử, vô cùng thích hổ. Vì để vẽ được bức tranh hổ sinh động như thật, ông đã nuôi dưỡng một con hổ trong nhà, mỗi ngày quan sát vẻ mặt, động tác của nó, lại còn vuốt ve lông của nó, nói chuyện với nó. Đến một ngày, ông mô phỏng theo con hổ để vẽ thì giống như thật, và trở thành “bậc thầy vẽ hổ”. Giới hội họa ai cũng gọi ông “hổ si” (tức mê hổ).

Vậy thì hổ vì để bảo vệ bản thân và giữ thể diện cho mình, lúc không có việc gì thì gào lên mấy tiếng để dọa người hoặc các động vật khác, vì vậy nó bị hiểu nhầm là khó gần. Nhưng từ câu chuyện trên chúng ta có thể nhìn thấy được, hổ cũng có mặt hiền hòa dễ gần, chỉ xem bạn đối đãi với nó như thế nào.

Nhân Nhân: Hổ vì sao được xưng là vua của các bách thú ạ?

Thầy Vương: Hổ là loài động vật mạnh mẽ và cường hãn nhất trong các loài động vật ăn thịt. Loài hổ lớn nhất trên thế giới sinh sống tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, tên là hổ Mãn Châu, thân dài gần bốn mét, thể trọng hơn 300 ký, trên trán có ba nếp nhăn, phối với vằn đen đặc biệt trên sống mũi, trông giống như chữ vương (王). Có câu “hổ tiếu sinh phong” (hổ gầm ra gió) chính là mô tả tiếng kêu của hổ khiến các động vật khác không rét mà run, vì vậy nó mới có danh xưng là vua của các loài thú.

Duyên Duyên: Thầy ơi, vì sao chữ hổ nhìn không giống con hổ nhỉ?

Thầy Vương: Trước đây chúng ta đã học: “nhìn chữ không thể chỉ nhìn khải thư, nhìn người không thể chỉ nhìn nhất thời”, chữ hổ theo thể giáp cốt thời kỳ đầu là rất giống một con hổ, bây giờ chúng ta hãy mời ông Bút Lông đến giảng cho chúng ta một chút nhé.

Ông Bút Lông: Chữ hổ theo thể giáp cốt là do đầu, thân, chân, đuôi tạo thành, tạo hình rất hoàn chỉnh. Phía trên đầu há miệng rộng, trên miệng lại lộ ra hai cái răng sắc nhọn, trên trán còn có sọc, khiến người ta khiếp sợ.

Không chỉ thế, các em nhìn thân hổ có vằn, ở đây là cái đuôi dài của hổ, trên chân còn có móng vuốt cong cong, bước đi uy thế hừng hực.

Đến thời kim văn, thì đột nhiên xuất hiện cái trán trên đầu, thân thể đơn giản hóa thành một nét, còn chữ hổ trong chữ tiểu triện thì miệng hổ lại quạt to ra, hai chân bị giản lược còn một cái, râu hổ cũng bị thay thế bằng răng hổ.

Khải thư về cơ bản là đơn giản hóa chữ tiểu triện mà hình thành như hiện nay. Chữ hổ hiện nay mặc dù đã đơn giản hóa thành tám nét, bất quá vẫn làm cho người ta cảm giác lão hổ uy phong lẫm liệt.

Thầy Vương: Vô cùng cảm ơn ông Bút Lông đã giải thích tường tận như vậy, thầy tin các em đều ghi nhớ chữ này rồi.

Thầy Vương: Được rồi các em! Liên quan đến chữ hổ chúng ta giới thiệu đến đây nhé! Về nhà các em hãy cố gắng luyện tập viết chữ nhé!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35039



Ngày đăng: 10-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.