Du du tự tại (2): Một dòng nước trong
[ChanhKien.org]
Chữ Trung Quốc là văn tự có tính đại biểu nhất của văn minh nhân loại lần này. Là văn tự được lưu truyền lâu nhất và rộng rãi nhất so với bất cứ văn tự nào hiện đang lưu hành. Từ chữ Giáp cốt đến chữ Khải, quá trình sáng tạo và diễn hóa của nó đã và đang biểu thị trí huệ siêu phàm của người xưa, không khỏi khiến con người tán thán “Thần hồ kỳ kỹ” (Thần: Thần kỳ khó lường; Kỹ: Kỹ nghệ. Miêu tả kỹ nghệ hay thủ pháp hết sức cao minh). Có lẽ nhờ sự truyền thừa về hàm ý của những văn tự này mới khiến dân tộc Trung Hoa tránh khỏi bi kịch diệt vong như của các nền văn minh cổ xưa khác. Vậy, sự huyền bí thâm sâu của chữ Trung Quốc là tư liệu quan trọng đáng để chúng ta tìm hiểu, bảo tồn và duy trì.
Ví dụ như chữ Nhân; rất đơn giản chỉ bằng hai nét bút đã có thể tả được con người – anh linh của vạn vật; còn chữ nhân () Giáp cốt và chữ nhân () Tiểu triện cũng đều nêu lên mối quan hệ của con người trong thế gian nhiễu nhương phức tạp với Đạo căn bản về sự thay đổi của thời không, con người ở trong môi trường đó làm thế nào mới có thể thành Nhân (人: con người) chân chính? Ví như trong hình tượng chữ nhân () và chữ nhân () đã chỉ ra cho người đời sau rằng: Phàm mọi việc trước tiên phải nghĩ xem làm thế nào mới khiến tâm tính của mình được đề thăng cao hơn, trong khi hành sự thì tiên tha hậu ngã nghĩ cho người khác. Đương nhiên, cũng có thể khom lưng cúi đầu để biểu thị sự khiêm nhường có phẩm đức lễ giáo của bản thân. Đây cũng là phương thuốc tuyệt diệu để giải quyết vấn nạn thế kỷ mà hiện nay Liên Hợp Quốc quan tâm: “sự tiêu thoái đạo đức và luân lý cũng như giá trị quan vật chất hóa quá độ”.
Tuy nhiên, thuận theo việc máy tính ngày càng phổ biến, thế hệ thanh niên đã dần dần dùng bàn phím máy tính để thay cho việc viết tay chữ Hán, ngoài ưu điểm là tốc độ khá nhanh ra thì việc dùng bàn phím như vậy đã mang đến những ảnh hưởng xấu khiến cho con người ta mười phần lo lắng, đó là hàng loạt các hệ lụy giảm thiểu năng lực ngôn ngữ như: năng lực viết giảm, không nhớ mặt chữ, việc nhầm chữ gia tăng, thậm chí nếu không có máy tính sẽ không thể viết được…
Đây là thời điểm thích hợp để “Du du tự tại” xuất bản, có ý nghĩa như là một dòng nước trong quét sạch tạp loạn. “Du du tự tại” dùng những hình ảnh hoạt hình sinh động hoạt bát và nhẹ nhàng đã triển lộ hoàn toàn trí tuệ của chữ Trung Quốc, trong đó còn bao hàm những tài liệu và kiến thức về lịch sử, tự nhiên, ngụ ngôn v.v. Điều đáng trân quý là tổ làm phim đã triển hiện được nội hàm của “phẩm đức” thông qua phương thức đời thường, nhưng không bị lạc những thuyết giáo trống rỗng, cộng thêm những từ ngữ tuyệt diệu của “Bút lông gia gia” trong phim cũng đã gợi lên niềm vui thích viết chữ của con trẻ.
Ngoài ra, “phiếu học tập” trong sách là do nhóm nghiên cứu của giáo sư Chí Công của Hội nghiên cứu giáo dục Minh Huệ soạn ra dựa trên kiến thức chuyên môn và sự kiên trì với giáo dục phẩm đức, vì vậy có thể khiến phụ huynh và con trẻ bồi dưỡng những quan hệ tương tác tốt trong cuộc sống, vun bồi cho trẻ nhỏ những phẩm đức cao thượng tự xem xét cảnh tỉnh bản thân, từ đó khiến cho trẻ kích phát những tiềm năng vô hạn.
Những phụ huynh và thầy giáo thông thái cần phải bồi dưỡng ra một thế hệ “Giàu mà có đức” phát triển toàn diện, để được như vậy thì “Du du tự tại” là tài liệu cần thiết.
Người phụ trách Hội Nghiên cứu giáo dục Minh Huệ Đài Loan: Trần Ngạn Linh
Học vị chuyên môn: Thạc Sỹ Đại học Y Đài Loan, thạc sỹ “Giáo dục đặc biệt”, thạc sỹ “Phát triển trẻ em” của phân hiệu đại học Los Angeles, California, Mỹ. Có nhiều cống hiến trong nghiên cứu về ưu việt của khai phát tiềm tăng với sức khỏe thân, tâm, linh.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/32725
Ngày đăng: 05-06-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.