Du du tự tại (4): Chữ giản thể biến dị



[ChanhKien.org]

Chữ Hán có sinh mệnh, tùy theo năm tháng và môi trường đổi thay, chữ Hán thay hình đổi dạng cũng là điều tự nhiên. Rườm rà hay đơn giản cũng phản ánh tính đặc sắc của thời đại.

Từ chữ Giáp cốt thời nhà Thương đến chữ Kim văn thời nhà Hạ, nét bút trở nên nhiều hơn, phản ánh việc người nhà Hạ trọng lễ nghĩa văn hoa, văn tự cũng theo đuổi sự đối xứng và mỹ quan. Còn từ chữ Kim văn đến chữ Đại triện và Tiểu triện cho đến Lệ thư và Khải thư, thì về tổng thể nét bút theo hướng giản hóa.

Chữ Khải được định hình từ thời nhà Hán cho đến ngày nay vẫn ngày càng giản hóa. Nhưng trên thực tế những chữ được giản hóa rất ít, vì chữ khải (楷) trong Khải thư (楷書) nghĩa là đoan chính, mẫu mực, biểu thị đây là chữ viết đoan chính nhất. Nếu giảm tiếp nữa chính là làm tổn thương đến tinh túy của chữ Hán.

Sau thảm bại chiến tranh nha phiến (1840-1842), văn hóa phương Tây theo thuyền chiến vào Trung Quốc, lòng tự tin của dân tộc Trung Quốc sụp đổ, vì vậy chữ Hán cũng trở thành lý do của sự tự ti. Đến thời Mao Trạch Đông đã chủ trương gắng sức thực hiện phiên âm hóa. Lá cờ đầu của văn hóa đảng Lỗ Tấn lớn tiếng nói: “chữ Hán là u nhọt nô dịch đại chúng, nếu không trừ đi thì chúng ta sẽ chết”.

Ở trong tâm thái tự ti và thù địch này, Trung Cộng đã mạnh mẽ trói tay chặt chân chữ Hán, tạo ra “chữ giản thể” hiện nay. Loại chữ này lại thiếu đi nội hàm của chữ Hán, lại không có sự tiện lợi của chữ phiên âm, cuối cùng trở thành một loại chữ viết biến dị.

Nếu chữ viết là phản ánh thời đại, vậy chúng ta có thể đưa ra một vài ví dụ để xem xét chữ giản thể này phản ánh điều gì.

Ví dụ câu “圣人重仁义Thánh nhân trọng nhân nghĩa” (chữ chính thể là: 聖人重仁義), khi xem xét hai chữ thánh nhân (圣人), bạn sẽ liên tưởng đến điều gì? Nhưng đó không phải là thánh nhân (聖人) mà là quái nhân (怪人) sao!

Vì chữ Thánh (聖) trong chữ giáp cốt là thể hiện một người có cái tai rất to, bên cạnh là một cái miệng (口). Cái tai biểu thị nghe rất rõ, có thể phân biệt thật giả. Cái miệng biểu thị có thể nói rõ ràng, đó mới là Thánh (聖). Đem Thánh nhân bóp méo thành quái nhân, điều này phản ánh điều gì?

Lại xét tiếp chữ nghĩa (義), phần trên của chữ nghĩa là chữ dương (羊), chữ dương Giáp cốt đại biểu cho tế phẩm, phần dưới của chữ nghĩa là chữ ngã (我, nghĩa là tôi, ta). Ý nghĩa là coi tự bản thân giống như tế phẩm, vô tư hiến dâng, thong dong đến với nghĩa, đây là một chữ thật trang nghiêm thần thánh. Tuy nhiên chữ nghĩa giản thể (义) lại là một cái dấu X lớn, trên đầu thêm một nét chấm, ba nét bút đều nghiêng nghiêng, nhìn vào không khiến người ta cảm thấy chính nghĩa, mà chỉ là mấy đường nét nghiêng nghiêng, tà tà đó sao?

Xem xét đến chữ tiến (進), chữ tiến Kim văn phần trên bên phải là ‘một con chim đang bay’, bên cạnh là chữ với ý nghĩa “hành tẩu”. Đi lên trên, đi đến quang minh, nhanh tựa chim bay, đi như vậy đương nhiên là tiến bộ. Xem chữ tiến giản thể (进), hình này là không tốt đẹp, đi xuống giếng (井), đi đến chỗ đen tối, đây là muốn tiến bộ đến đâu đây? Nhưng mà, đây cũng là phản ánh kết quả sự đối xử thô bạo với văn hóa thần truyền.

Chữ Hán truyền tải văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm, nếu chữ Hán bị trói tay chặt chân, văn hóa Trung Hoa cũng sẽ mất đi chỗ dựa.

Người Mông Cổ vào làm chủ trung nguyên, chà đạp văn hóa Trung Hoa vì vậy triều Nguyên tồn tại không được lâu.

Ngày nay, Trung Quốc đại lục phá hủy chữ Hán, hô hào đả đảo tàn dư của Khổng Tử, kết cục của nó hiện cũng đã dần dần hiển hiện rồi. Cuốn sách “Cửu bình cộng sản đảng” đã nêu lên quan sát rất sâu sắc đối với sự băng hoại văn hóa Trung Hoa, sự trụy lạc của nhân tính, sự băng hoại của đạo đức. Lịch sử là tấm gương tốt nhất, người xưa có câu: “Ân giám bất viễn” (sự diệt vong của nhà Hạ là tấm gương không xa của triều Thương), quả là khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/32725



Ngày đăng: 22-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.