Du du tự tại (14): Chương 9: Thuyết Ngưu



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Ái ngật thanh thảo thân thể hảo,

Nhất niên tứ quý khởi đắc tảo.

Canh điền lạp xa bản sự cao,

Điền Đan hỏa ngưu công đắc diệu.

Nỗ lực công tác ngôn ngữ thiểu.

Nhậm lao nhậm oán mang đáo lão.

Diễn nghĩa:

Thích ăn cỏ tươi sức khỏe tốt,

Một năm bốn mùa đều dậy sớm.

Cày ruộng kéo xe bản sự cao,

Điền Đan bày trận Hỏa Ngưu tuyệt.

Cần mẫn làm việc nhưng ít nói.

Chịu nhọc chịu oán bận đến già.

Duyên Duyên: Ông Bút Lông ơi, mấy ngày trước, khi cháu đến nhà bà ngoại chơi nhìn thấy một con bò. Nó đột nhiên rống lên một tiếng, khiến cháu giật mình.

Nhân Nhân: Ông Bút Lông, ông có thể kể một vài câu chuyện liên quan đến loài bò cho chúng cháu nghe được không ạ?

Ông Bút Lông: Được chứ.

Trong xã hội nông nghiệp trước đây, hầu như nhà nào cũng nuôi bò. Bò là người bạn đắc lực nhất của con người. Nó luôn dùng thân thể cường tráng của mình để làm việc cho chủ nhân. Thông thường chúng ta có thể nhìn thấy những con bò cày ruộng dưới ánh nắng mặt trời, hoặc kéo những chiếc xe chở rất nặng trên những con đường nhỏ quanh co.

Để cảm ơn sự vất vả của bò, sau vụ mùa, các em nhỏ thường sẽ dắt bò đến bờ sông tắm rửa. Vào mùa hè, khi hoàng hôn buông xuống, nông dân sẽ hun khói đốt rơm rạ để đuổi muỗi cho bò. Bò và người có cảm tình thân thiết, vì vậy nông dân trong làng chưa bao giờ ăn thịt bò.

Duyên Duyên: Tại sao mỗi lần cháu tức giận, mẹ lại nói cháu đang bộc phát ngưu tì khí (tính bướng bỉnh) nhỉ?

Ông Bút Lông: Haha….! Ngưu tì khí dùng để chỉ một người lúc bình thường rất ít khi tức giận, nhưng một khi nổi nóng lên là nói gì họ cũng không nghe. Giống như bò lúc bình thường rất ôn hòa, luôn nhẫn nhục chịu khó, vâng lời chủ nhân. Nhưng nếu các cháu hành xử quá đáng, sẽ chọc giận nó. Bò sẽ đứng đó bất động như núi, mặc cho có đánh kéo nó thế nào. Khi thật sự nóng giận, nó thậm chí còn dùng cặp sừng trên đầu húc người đó văng ra.

Ngoại hình của bò thì phần đầu là đặc sắc nhất. Người xưa tạo ra chữ Ngưu là lấy đầu bò làm chủ. Trong đầu bò thì hai sừng dài là nổi bật nhất, hai bên trái phải cân đối, cong cong ưu mỹ.

Đường cong của sừng bò trong giáp cốt văn có chữ khá tròn có chữ tương đôi vuông vắn, hình thù đa dạng.

Phía dưới sừng bò là hai cái tai dài, không chỉ có thể nghe được âm thanh từ bốn phương tám hướng, mà còn có thể quạt gió đuổi muỗi.

Ngưu trong chữ tiểu triện, hình dạng không có gì thay đổi. Đến thời chữ Khải thư, sừng trâu bên trái được viết dài hơn một chút, hai bên trái phải cũng không còn đối xứng nữa.

Các cháu có biết, ngoài việc thay thế con người cày ruộng thì bò từng lập công lớn trên chiến trường nữa đấy.

Nhân Nhân và Duyên Duyên: Thật không ông?

Ông Bút Lông: Thời kỳ Chiến quốc, hai nước Yên, Tề tranh bá thiên hạ, nước Tề thảm bại, chỉ còn lại hai thành là Cử Thành và Tức Mặc. Lúc đó, thống lĩnh binh sĩ của nước Tề là Điền Đan, ông đã nghĩ ra một diệu kế. Ông ra lệnh cho thuộc hạ buộc cỏ lau vào đuôi bò, rồi đổ dầu lên cỏ lau. Đợi đến tối, ông ra lệnh châm lửa đốt đuôi bò. Những ngọn lửa ngũ sắc xông thẳng vào trận địa quân địch, các binh sĩ thừa thắng xông lên, giành lại vùng đất bị chiếm. Đó chính là trận Hỏa Ngưu nổi tiếng của danh tướng Điền Đan.

Nhân Nhân: Hóa ra bò cũng từng giúp con người làm nhiều việc như thế.

Duyên Duyên: Bò thật lợi hại!

Ông Bút Lông: Nhân Nhân, Duyên Duyên, bây giờ nhìn thấy bò, các cháu ngoài việc nghĩ đến mì thịt bò, sữa bò, kẹo ngưu yết (còn gọi là kẹo hạnh phúc), thì giờ các cháu đã có nhận thức sâu sắc hơn với bò rồi phải không? Thực ra, bò rất quan trọng đối với con người, chứ không hề thổi phồng đâu nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35003



Ngày đăng: 17-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.