Du du tự tại (17): Chương 12: Thuyết gia



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]


Gia gia hữu bổn nan niệm kinh, gia sửu ngoại dương bất hảo thính

Phụ từ tử hiếu tối ôn hinh, phu thê ân ái nhất thế tình

Huynh đệ tả muội nhất điều tâm, nhất gia hòa nhạc vạn sự hưng

Tạm dịch

Mỗi nhà có cảnh khó thỏa đáng, đóng cửa bảo nhau không dễ nghe

Cha từ con hiếu thật ấm áp, vợ chồng ân ái tình một đời

Anh em chị em cùng đồng lòng, cả nhà vui vẻ vạn sự hưng

Thầy giáo Vương: Các em hãy xem chữ này giống cái gì nào?

Nhân Nhân: Là căn phòng ạ.

Thầy giáo Vương: Đúng rồi. Đây là căn phòng, trong giáp cốt văn còn có tạo hình khác, có cái thì rộng rãi, lại cũng có cái hẹp hẹp, đến tiểu triện thì viết thành như vậy, khải thư thì viết thành như thế này, có rất nhiều chữ có liên quan đến căn phòng đều sử dụng bộ miên (đọc là “mián” 棉), như chữ cung (宫), chữ thất (室), chữ trạch (宅), chữ gia (家), chữ yến (宴), chữ tẩm (寝) …

Thầy giáo Vương: Các em hãy xem, đây là loài động vật nào?

Duyên Duyên: Em nghĩ ra rồi, đây là con lợn.

Thầy giáo Vương: Tốt lắm, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chữ vừa liên quan đến căn phòng, vừa liên quan đến con lợn, chúng có quan hệ mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Nhân Nhân Duyên Duyên: Khó nhỉ, chữ gì thế nhỉ?

Nhân Nhân: Mình biết rồi, chính là chữ gia (家).

Duyên Duyên: Lạ thật, trong nhà vì sao lại thả lợn nhỉ?

Nhân Nhân: Bởi vì lợn thích ăn lại thích ngủ, nên nhà là nơi để ăn và ngủ.

Duyên Duyên: Thưa thầy, thật sự là như vậy sao?

Thầy giáo Vương: Nhà đối với người hiện đại mà nói, có lẽ là nơi chỉ ăn hoặc ngủ, nhưng mà thời Trung Quốc cổ đại, nhà là nơi quan trọng nhất của đời người, đời người bắt đầu từ đây và kết thúc cũng từ đây, cho dù lúc thanh niên có vân du bốn biển, nhưng cuối cùng lúc về già, sẽ vẫn hy vọng có thể lá rụng về cội. Một ngôi nhà ấm áp đương nhiên trước tiên cần phải là một căn phòng che gió che mưa, tiếp đến còn cần có người, có phòng ốc; khi đã có người rồi, đại khái đã có thể thành một nhà. Nếu như, ở trong nhà nuôi lợn, còn biểu thị nhà này rất siêng năng, có trí tuệ, có sự sinh sôi, cho nên mới truyền tử truyền tôn, vĩnh viễn phát triển.

Nhân Nhân: Không nuôi lợn, mà nuôi trâu hoặc dê không được sao ạ?

Thầy giáo Vương: Trong nhà nuôi trâu nuôi dê đương nhiên là cũng được, nhưng mà loài lợn tương đối thông minh. Bởi vì cùng là nuôi một con trâu hoặc một con lợn, sau một năm, trâu chỉ có thể sinh ra một con nghé, dê cũng chỉ sinh ra tám con, nhưng lợn thì có thể sinh tới 24 con. Khả năng sinh sản của lợn là vô cùng mạnh, người Trung Quốc thích nhiều con nhiều cháu nhiều phúc khí, lợn có thể mang thai trong bốn tháng, một thai có thể sinh tới 12 con, cho nên mới rất được người Trung Quốc ưa thích, người nông dân thích nuôi lợn làm nghề phụ, cho nên trên thế giới, Trung Quốc là nước nuôi lợn nhiều nhất. Bởi thế mà nhà (gia) và lợn của người Trung Quốc là có mối quan hệ vô cùng mật thiết.

Nhân Nhân, Duyên Duyên: Chữ gia này thật là nhiều học vấn!

Thầy giáo Vương: Tốt lắm, chúng ta giờ hãy mời ông Bút lông đến giảng giải chữ gia này nhé.

Ông Bút lông: Giáp cốt văn từng tạo ra chữ gia bên dưới không phải là chữ trư, mà bên trong có một đôi nam nữ, bởi vì không có lực sinh sản của loài lợn, nên chữ gia này bị đào thải đi.

Nuôi lợn thì có người chăm chỉ, có người lười biếng, cho nên lợn mà họ nuôi có gầy có béo.

Chữ trư trong chữ kim văn xem khí thế hăng hái,

về sau chữ tiểu triện mới viết căn phòng và chữ trư theo kiểu cong cong, cũng ngày càng giống với chữ gia mà chúng ta viết theo kiểu chữ khải thư.

Thầy giáo Vương: Nghe ông Bút lông giới thiệu xong, thầy tin rằng các em đã hiểu rõ chữ gia này, văn hóa người Trung Quốc rất coi trọng gia đình, coi trọng dòng dõi thi thư, hy vọng con cháu có thể làm rạng rỡ tổ tông, lực ngưng tụ và sự ấm áp của nhà là nền móng cho sự ổn định xã hội. Các em, chẳng phải tan học các em đều muốn về nhà sao?

Nhân Nhân, Duyên Duyên: Đúng ạ.

Thầy giáo Vương: Thế thì đúng rồi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35036

Chú thích: Giải thích về chữ gia nêu trên được Chánh Kiến Việt ngữ dịch từ bộ sách “Du du tự tại” được xuất bản đã lâu. Hiện nay Giáo sư Hà cũng có nêu ra giải thích khác về chữ gia này. Ở đây chúng tôi nêu ra để độc giả quan tâm có thể tìm hiểu, từ đó có đánh giá cá nhân của riêng mình. Tham khảo thêm tại https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=NCdodVfo-_U.



Ngày đăng: 10-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.