Du du tự tại (8): Chương 3: Thuyết quy



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Ô quy ô quy mạn thôn thôn, tư tư văn văn tịnh bất bổn,

Thượng sơn hạ hải ngận cần phấn, hải thượng cứu nhân khả thị chân,

Bất dữ nhân tranh tổng thị nhẫn, truyện tử truyện tôn mãn kiền khôn

Dịch nghĩa:

Rùa đen rùa đen chậm chầm chậm, cử chỉ chậm rãi chẳng vụng về

Lên núi xuống biển thật cần lao, cứu người trên biển là sự thật

Không tranh với người luôn nhẫn nhịn, truyền tử truyền tôn mãn càn khôn

Thầy giáo Vương: Bài học hôm nay, chúng ta cùng đến xem con rùa nhé.

Các bạn nhỏ đồng thanh: Ồ!

Nhân Nhân: Ồ! Da của nó mới nhăn nheo làm sao, giống như ông già vậy.

Duyên Duyên: Sao mà nó bơi chậm thế nhỉ?

Tiểu bối: Nó nhìn vụng về thế nhỉ.

Học sinh: Nó có thể chạy thắng con thỏ sao. Làm sao có thể thế chứ!

Thầy giáo Vương: Động tác của rùa chậm chạp, nhìn có phần vụng về, nhưng mà nó biết nhược điểm của mình, vô luận gặp phải việc lớn việc nhỏ, nó lúc nào cũng đều nhẫn. Bình thường nỗ lực chăm chỉ, lên núi, xuống biển, gặp phải kẻ địch thì co đầu rụt chân, mặc cho người nhục mạ cũng không quan tâm. Vì nó biết, nhẫn là cách tốt để hóa giải hiểm nguy. Lão tử thời cổ đại giảng: nhược thắng cường, động tác chậm chạp không nhất định là lóng ngóng vụng về.

Nhân Nhân: Thưa thầy, rùa thích ăn gì ạ?

Thầy giáo Vương: nó ăn những thứ đồ mà không phải bới móc, rau xanh hoa quả, tôm cá nhỏ đều ăn, thọ mệnh của nó dài hơn con người, cổ đại truyền tụng rằng rùa có thể sống tới vài nghìn năm.

Học sinh: Oa! Thật lợi hại!

Thầy giáo Vương: Vào triều Thương Ân, hoàng đế và bá quan gặp việc đại sự quốc gia, đều đốt mai rùa để chiêm bốc, từ vết rạn trên mai rùa để đoán xem họa phúc, hơn nữa còn đem chuyện này khắc lên mai rùa hoặc xương trâu, lưu truyền đến ngày nay, chính là chữ Giáp cốt mà chúng ta thấy đó, đó cũng là văn tự sớm nhất của Trung Quốc. Cho nên, về mặt bảo tồn văn hóa Trung Hoa, chúng ta phải cảm tạ rùa.

Lời dẫn: Sau khi tan học

Nhân Nhân: Bài học về tự nhiên hôm nay thật thú vị.

Duyên Duyên: Đúng thế.

Nhân Nhân: Bút lông gia gia ơi!

Bút lông gia gia: Các bạn có muốn nghe một câu chuyện tích cổ về rùa không?

Tiểu Viên: Có ạ!

Lời dẫn: Theo như ghi chép trong sách Sưu Thần ký, vào triều Tấn ở Vũ Xương, Hà Bắc, từng có một người lính, lúc ra đến chợ trông thấy một con rùa trắng dễ thương, liền sinh lòng thương xót, thầm nghĩ, làm sao mà nó lại bị tách khỏi gia đình thế này? Bèn mua về nhà, nuôi trong một cái am nhỏ. Sau này con tiểu bạch quy dần dần lớn lên, người lính nọ bèn thả nó ra sông, hy vọng nó có thể tìm được đường về với gia đình của mình. Vài năm sau, nước Tấn và nước láng giềng đại chiến, quân Tấn đại bại, toàn quân bị dồn xuống sông chết đuối, người lính nọ cũng rơi xuống sông. Trong lúc vùng vẫy, mới phát hiện chân đạp vào một vật gì như tảng đá, định thần nhìn lại, dưới chân là con rùa trắng mà người lính đã phóng sinh năm nào. Rùa trắng đã chở người lính bơi sang bờ bên kia, sau đó hướng về phía người lính cúi đầu ba lần rồi mới lặn xuống sông, đây là câu chuyện về rùa trắng báo ân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Bút lông gia gia: người xưa rất coi trọng rùa, trong chữ Giáp cốt, có rất nhiều tạo hình của chữ Quy,

có chữ là mặt trực diện, có chữ là mặt bên, có chữ là một chân, có chữ là hai chân, cũng có chữ là 4 chân, có chữ đuôi dài, có chữ đuôi ngắn, rất sinh động và khả ái.

Chữ quy theo kiểu chữ Tiểu triện, trên là phần đầu, phía bên phải là mai rùa, bên trái là chân rùa, bởi vì phía bên cạnh chỉ nhìn thấy hai chân, nên phần dài dài cong cong tựa như cái móc câu ở giữa, chính là cái đuôi của con rùa.

Bút lông gia gia: Nhân Nhân, Duyên Duyên, trước đây con thường viết sai chữ quy đúng không!

Gia Gia: Đúng thế ạ!

Bút lông gia gia: Ngày hôm nay nghe được nhiều câu chuyện về rùa như vậy, các con sẽ hiểu hơn về chữ quy đó!

Nhân Nhân: Vâng! Từ giờ con sẽ nhớ kỹ ạ.

Nhân Nhân: Con cũng vậy.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34978



Ngày đăng: 03-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.