Du du tự tại (24): Thuyết Thỏ



Tổ công tác Văn Hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Nhĩ đóa trường trường tả hữu dao,
tiền cước đoản đoản khiêu nha khiêu.
Vĩ ba tiểu tiểu vãng thượng kiều,
bạch mao hồng nhãn mô dạng kiều,
Năng nhẫn năng nhượng phân tranh thiểu,
bán dạ xuất lai cật thanh thảo.
Ôn thuần thiện lương tâm địa hảo,
bồi bạn Thường Nga bả dược đảo.

Diễn nghĩa:

Tai dài lắc lắc trái phải động,
chân trước ngắn ngắn nhún nhảy quanh.
Đuôi tròn nho nhỏ vểnh vểnh lên,
lông trắng mắt hồng dáng yêu kiều.
Biết nhẫn biết nhường ít phân tranh,
nửa đêm chui ra ăn cỏ tươi.
Ôn hòa thiện lương tâm địa tốt,
giã thuốc chữa bệnh cùng Thường Nga.

Duyên Duyên: Chú thỏ trắng này thật là đáng yêu, trông béo béo tròn tròn, lông vừa mịn vừa mềm, mắt lại đỏ, có phải mắt của các chú thỏ đều là màu đỏ phải không nhỉ?

Nhân Nhân: Không nhất định thế, cậu xem chú thỏ xám kia, mắt có chút sắc xám. Chỉ là tớ không biết nguyên nhân tại sao? Ngày mai hỏi thầy giáo là sẽ biết.

Duyên Duyên: Thầy ơi, tại sao mắt thỏ trắng là màu đỏ, còn mắt thỏ xám lại là màu xám tro ạ?

Thầy Vương: Bởi vì nhãn cầu của thỏ lông xám có sắc tố màu xám, vì vậy mắt là màu xám tro, còn nhãn cầu của thỏ trắng là trong suốt, mà nhãn cầu lại phủ lên các mao mạch, vì thế nhìn là màu đỏ.

Nhân Nhân: Mẹ em thường nhắc nhở rằng, bắt thỏ, không thể nắm lỗ tai. Tại sao lại như vậy ạ?

Thầy Vương: Nếu em kéo tai của nó, sẽ làm xương sụn trong lỗ tai bị gãy, khiến vành tai lớn rủ xuống, làm thính giác của chúng không còn nhạy bén nữa; kỳ thực, loài thỏ tính tình ôn hòa thiện lương, hễ có việc gì đều nhường người khác trước, ngay cả việc tìm kiếm thức ăn, chúng cũng đợi người khác đi ngủ, rồi mới chui ra ăn. Nhưng nhiều động vật lại bắt nạt nó, như diều hâu, cáo,… Ông trời vì ban thưởng cho sự thiện lương của thỏ, đặc cách cho nó một đôi tai lớn vừa dài vừa nghe được sự chuyển động của âm thanh, giống như ra-đa có thể nghe được động tĩnh của thú săn mồi từ xa, tốt cho việc bảo vệ bản thân.

Duyên Duyên: Tại sao tai của con người không được như vậy ạ?

Thầy Vương: Tai của người vốn dĩ cũng có bản năng ấy, thuận theo sự tiến bộ của văn minh nhân loại, con người không cần dựa vào tai để trinh thám địch hoặc săn bắt thức ăn, nên bản năng này dần dần bị thoái hóa. Chỉ có điều, hiện nay một số ít người vẫn có bản năng tiên thiên này.

Nhân Nhân: Tại sao truyền thuyết cổ đại nói rằng thỏ mẹ sinh thỏ con ra từ trong miệng vậy thầy?

Thầy Vương: Đây là một sự hiểu lầm rất thú vị. Bởi vì thỏ rừng đa số sống trong hang, đến tối chúng mới chui ra ngoài ăn cỏ, do vậy con người không hiểu rõ đời sống của thỏ. Kỳ thực thỏ rất nhát gan, hễ gặp quấy nhiễu thì thỏ mẹ liền ngậm thỏ con vừa mới sinh chuyển đi nơi khác, vì vậy mọi người bèn cho rằng thỏ mẹ sinh thỏ con bằng miệng. Từ đó, chứng minh rằng, có rất nhiều sự việc không thể nhìn từ một phương diện. Được rồi! Chúng ta hãy mời Bút Lông gia gia nói rõ nguồn gốc của chữ Thỏ (兔) này nhé.

Bút Lông gia gia: Chữ Thỏ trong giáp cốt văn có sự thay đổi rất nhiều, thể hiện khá đầy đủ các bộ phận trên cơ thể của thỏ, từ đầu, thân, chân cho đến đuôi, trong đó rõ ràng nhất chính là lỗ tai to.

Chúng ta hãy xem ba chữ giáp cốt văn trước đây, trong đó chữ thứ nhất và chữ thứ hai trông rất tỉ mỉ, chân trước ngắn, chân sau dài, thể hiện bản sự giỏi nhún nhảy của thỏ trông rất sinh động. Còn cái đuôi nhỏ phía sau ngăn ngắn và vểnh lên trên.

Chữ Thỏ kim văn thì thể hiện hình dáng một chú thỏ đang cố gắng chuẩn bị nhảy về phía trước.

Đến thời chữ tiểu triện, chữ Thỏ chủ yếu được diễn biến từ hai chữ giáp cốt văn trước đó, nhưng hai tai to càng đáng yêu hơn, chân trước ngắn, chân sau dài và cong. Ngoài ra, chân sau lộ ra một cái đuôi nhỏ. Đến chữ khải thư thì cái đuôi nhỏ biến thành dấu chấm và không thể lược bớt thêm nữa. Nếu không, thỏ sẽ không có đuôi.

Các em, liên quan đến chữ Thỏ chúng ta giới thiệu tới đây nhé. Tạm biệt!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35043



Ngày đăng: 23-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.