Du du tự tại (13): Chương 8: Đạo tặc



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Nhân Nhân: Duyên Duyên, bạn xem này, chữ đạo trong câu giám thủ tự đạo (监守自盗: nghĩa là biển thủ của công) trong bài tập làm văn của chúng ta, thầy giáo sửa chữ đạo (盗: nghĩa là trộm ) có hai chấm thủy mà tớ viết thành chữ đạo (盜 ) ba chấm thủy, tại sao lại là ba chấm thủy nhỉ?

Duyên Duyên: Ừ nhỉ. Tớ cũng không rõ nữa.

Nhân Nhân: Thế thì chúng ta đi hỏi thầy Vương đi!

Thầy giáo Vương: Đúng vậy. Chữ này nguyên lai có nhiều người không biết ngọn nguồn của nó, nên thường viết sai đi, nếu như biết rõ nguyên lai tạo thành chữ này, chẳng những sẽ không viết sai nữa mà còn càng thêm ấn tượng, sau này có thể giải thích cho người khác nữa!

Chữ__Đạo
Giờ chúng ta hãy xem chữ đạo (盜) này, góc trên bên trái là ba chấm thủy, chữ thủy trong giáp cốt văn tựa như dòng chảy của con sông, có cảm giác như tiếng nước chảy róc rách; chữ thủy kim văn và giáp cốt khá giống nhau, chẳng qua là lược đi còn hai chấm; đến tiểu triện vẫn giữ được trạng thái lưu động của gợn nước; đến chữ khải thư thì đã không còn cảm giác của dòng nước, mà đã đơn giản hóa thành ba chấm thủy.

Góc trên bên phải là chữ khiếm (欠) trong chữ khiếm khuyết, viết theo chữ giáp cốt thì chữ khiếm này tựa như một người ngồi quỳ gối, miệng mở to đang ngáp, bộ dạng mặt mày ủ dột; chữ kim văn kế thừa chữ giáp cốt, nhưng có chỗ khác là giống hình người đã đứng thẳng; đến chữ tiểu triện, chữ khiếm được viết như là trong miệng còn phun ra khí, càng thêm cụ thể sinh động; chữ khiếm viết theo lối khải thư đã không còn cái miệng mở rộng, chỉ còn lại chữ nhân ở dưới.

Phía dưới là một chữ mãnh (皿) nghĩa là đồ đựng, viết theo chữ giáp cốt thì giống như một cái mâm sâu lòng; đến chữ mãnh trong chữ kim văn thì lại nông hơn một chút, ở hai bên thì có thêm hai bàn tay; đến chữ tiểu triện, vẫn giữ được tạo hình của cái mâm nông của chữ kim văn; chữ khải thư cũng vẫn có một chút đặc điểm của cái mâm.

Đem ba chữ mãnh (皿), khiếm (欠)và thủy (水)hợp lại, tạo thành chữ đạo (盜). Ý nghĩa là khi nhìn thấy trong mâm của người khác có ăn ngon chơi vui, còn bản thân mình thiếu thốn không có được, thì càng nhìn càng thấy thèm muốn, nước miếng chực chảy ra, không kiềm chế được, bèn lén lút đưa tay ra, đó chính là trộm (盜).

Nhân Nhân: Oa! Hóa ra là như vậy! Nhưng mà nếu như chữ đạo (盗) có ý nghĩa là trộm (偷: thâu), thế chẳng phải cũng không đồng nghĩa với chữ tặc (贼) sao?

Chữ Tặc

Thầy giáo Vương: chữ tặc (贼) này xưa nay đều tương đối rõ ràng, góc trên bên phải là chữ qua (戈), chữ qua viết theo chữ giáp cốt có cái đầu sắc nhọn, phía dưới là cán dài, là vũ khí có tính sát thương.

Ở giữa là chữ bối (贝: vỏ sò), vỏ sò thời cổ đại là một loại tiền tệ, đại biểu cho kim tiền tài vật.

Góc trái bên dưới là chữ nhân hướng về bên phải.

Ba chữ qua (戈), bối (贝), nhân (人) tạo thành chữ tặc (贼). Đến chữ tiểu triện và khải thư, chữ nhân đặt dưới chữ qua, nhưng chữ nhân của tiểu triện thì hướng về bên trái, khải thư còn đem chữ nhân viết thành chữ thập, trở thành chữ tặc ngày nay của chúng ta.

Cho nên ý nghĩa chân chính của chữ tặc, là một người dùng đao thương chém giết cướp bóc tài vật của người khác, mang ý nghĩa thổ phỉ cường đạo, nhưng đạo (盜: trộm) chính là tên trộm lén lén lút lút trộm đồ lúc người ta không nhận ra, như kê minh cẩu đạo (trộm gà bắt chó), đạo bản (in sách lậu), đều là trong âm thầm mà làm điều xấu, chỉ là về sau chữ đạo và tặc được dùng lẫn lộn.

Nhân Nhân: Hiện nay người xấu rất nhiều, cho nên nhà nhà đều lắp song sắt, cửa sắt, con cảm thấy có chút đáng sợ!

Thầy giáo Vương: Kỳ thực con người trước đây đều rất chất phác thiện lương, nhà nhà đều mở cửa sổ, không sợ kẻ trộm đến trộm đồ.

Duyên Duyên: Nếu như mỗi người đều làm người tốt, không trộm không cướp, chúng ta cũng không cần lắp cửa sắt nữa rồi! Cũng không sợ bị cướp nữa!

Bút lông gia gia: Văn hóa Trung Quốc bác đại tinh thâm, từ các thành phần cấu thành nên một chữ là có thể biết được điều đó, bài giới thiệu hôm nay của chúng ta tạm dừng ở đây thôi. Các bạn nhỏ, hẹn gặp lại lần sau.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35002

 



Ngày đăng: 27-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.