Du du tự tại (6): Chương 1: Nước mắt Thương Hiệt
Tổ công tác văn hóa Đại Khung
[ChanhKien.org]
Thiên địa Huyền Hoàng, Vũ Trụ Hồng hoang
Bàn cổ khai thiên, thiên địa nãi hiện
Nữ Oa tạo nhân, nữ tử vi tiên
Thương Hiệt tạo chữ, quang minh đại hiển
Trung hoa văn hóa, lưu phương vạn niên
Dịch nghĩa
Trời đen đất vàng, vũ trụ hỗn độn
Bàn Cổ khai thiên, trời đất hiện ra
Nữ Oa tạo con người, người nữ được tạo trước
Thương Hiệt sáng tạo chữ viết, quang minh đại hiển
Văn hóa Trung Hoa, lưu truyền nghìn vạn năm
Lời dẫn: Chuyện kể rằng, khi các Thần Tiên cử hành đại hội trăm năm một lần ở trên núi Hoa sơn, Thần Thánh các nơi đều tề tựu về đây để tham gia đại hội. Còn ở một bên khác của núi Hoa Sơn, Thương Hiệt và đệ tử là Văn Đồng đang hóng gió mát hiu hiu bên gốc cây Thần Tiên.
Văn Đồng: “Sư phụ, nghe nói chữ Hán là do thầy phát minh ạ!”
Thương Hiệt: Nói là sáng tạo, phát minh thì ta không dám nhận, thực ra chữ Hán là có sẵn, ta từ thiên thượng mang tới nhân gian. Nội hàm của chữ Hán bác đại tinh thâm, ngụ ý sâu xa, là để cho văn hóa Trung Hoa được lưu truyền và bảo tồn đó!
Văn Đồng: Ồ, chữ Hán quả là không hề đơn giản! Sư phụ, hôm nay trên núi tổ chức đại hội Thần Tiên, ngài có đi không?
Thương Hiệt: Ta muốn ở đây đợi một chút, con đi xem, nếu có việc gì thì quay lại báo cho ta biết.
Lời dẫn: Thế là Văn Đồng đi đến đại hội, thấy chúng Thần tụ tập náo nhiệt vô cùng, các Tiên nhân hàn huyên nói những chuyện thường ngày, không lâu sau đó, một vị Thần Tiên đưa một thẻ tên cho Văn Đồng, Văn Đồng nhận lấy xem xét rồi hiếu kỳ hỏi:
Văn Đồng: Lão Thần Tiên, tên của ngài là thật đặc biệt!
Thần Tiên: Ha ha… có phải là rất vĩ đại không?
Văn Đồng: Không phải! Mà là rất kỳ quái.
Thần Tiên: Kỳ quái chỗ nào?
Văn Đồng: Ngài xem, “Quái nhân phương bắc”.
Thần Tiên: Ài! Con đọc sai rồi, là “Thánh nhân phương bắc”
Văn Đồng: Nhưng con xem thế nào cũng giống như “Quái nhân phương bắc”.
Thần Tiên: Đấy là con không biết đó thôi, đây là chữ Hán đang được sử dụng ở nhân gian hiện nay đó!
Lời dẫn: Thế là Văn Đồng mặt đầy nghi hoặc, mang tấm thẻ tên đó về hỏi sư phụ, Thương Hiệt nhìn chữ trên tấm thẻ, thấy có những chữ giống nhưng lại không giống, có chữ đã hoàn toàn khác, nội tâm cảm thấy bất an!
Văn Đồng: Sư Phụ, chữ trên thẻ tên, nhìn thì thấy là kỳ quái, nhưng nét bút đơn giản, viết ra cũng nhanh, ha ha! Con thích nó. (Lúc này Thương Hiệt gõ lên đầu nó một cái) Ái, đau quá!
Thương Hiệt: Nhanh cái gì, đây gọi là dục tốc bất đạt, chữ Hán từng nét bút đều có hàm ý của nó, hễ nét bút thay đổi, hình dạng thay đổi, vậy ý nghĩa cũng sẽ không còn giữ được nữa. Ảnh hưởng đó vô cùng sâu xa đó! Vạn lần không được hám nhanh mà tùy ý sửa đổi và phá hoại.
Văn Đồng: Ồ, thì ra là vậy.
Thương Hiệt: Văn Đồng, ta thấy chúng ta phải xuống trần gian một chuyến rồi, đi xem chữ Hán ở nhân gian rốt cuộc đã phát triển thế nào?
Lời dẫn: Sau đó hai thầy trò họ cưỡi gió hạ xuống, đến vùng Trung nguyên, đi khắp đường to ngõ nhỏ, đâu đâu cũng là chữ Hán giản thể, Thương Hiệt nhìn thấy chữ Hán năm đó ông khổ công truyền bá đã không còn như xưa, trong lòng cảm thấy đau buồn…
(Lúc này Văn Đồng nghĩ đến một việc)
Văn Đồng: Sư Phụ, Khổng Tử từng nói, đạo bất hành, thừa phu phù ư hải (Đạo của ta không thi hành được, ta sẽ cưỡi bè vượt biển), chúng ta ra biển xem thế nào?
Thương Hiệt: Được, chúng ta đi!
Lời dẫn: Thế là hai thầy trò họ cưỡi gió đi ra biển, không lâu sau, Văn Đồng kinh ngạc nói:
Văn Đồng: Sư phụ, ngài xem “trên biển có một chiếc lá chuối”.
Thương Hiệt: Đó không phải là lá chuối, đó gọi là đảo “Formosa”, nghe nói, người dân nơi đó phong tục thuần phác, nghệ thuật hưng thịnh. (Chú thích: Đảo Formosa là đảo Đài Loan, khi người Bồ Đào Nha nhìn thấy đảo Đài Loan họ đã thốt lên rằng “Formosa”, trong tiếng Bồ Đào Nha thì “Formosa” nghĩa là hòn đảo xinh đẹp)
Văn Đồng: Vậy chúng ta xuống đó xem. Có lẽ nơi đây chính là nơi chúng ta muốn tìm!
Lời dẫn: Hai sư đồ hạ xuống hòn đảo.
Văn Đồng: Ồ! Nơi đây núi sáng nước trong, chim ca hoa thơm!
Thương Hiệt: Đúng vậy! Phía trước có tiếng đọc sách, chúng ta đến đó xem thử!
Lời dẫn: Hai thầy trò đến một tòa nhà to lớn, trên cửa lớn viết chữ Trường học Minh Huệ, trong phòng học giáo viên đang cùng các học sinh thảo luận về chữ viết. Thương Hiệt và Văn Đồng đến bên cửa sổ, tập trung tinh thần lắng nghe…
(Trên bảng đen viết dòng chữ “Thánh nhân trọng nhân trọng nghĩa”)
Học sinh Nhân Nhân: Thưa thầy, có những chữ Hán nhiều nét viết, luyện viết chữ thật mệt.
Thầy giáo: Chữ Hán mỗi nét bút đều có khởi nguyên của nó, tuy rằng khó viết, nhưng nếu có thể biết được nguồn gốc của mỗi chữ, thì khi học sẽ không dễ quên.
Ví như chữ Thánh (聖), là một người có “cái tai to”, biểu thị nghe được rõ, có thể phân biệt đúng sai; bên cạnh có một chữ khẩu “口”, biểu thị nói rõ ràng, có thể truyền đạo giải mê hoặc, đó mới là Thánh, nếu đem những nét bút của chữ Thánh thay đổi và giản lược đi, như vậy có thể nghe sẽ không rõ, cũng không nói rõ, thế thì khó có thể đạt đến cảnh giới Thánh rồi.
Lời dẫn: Thương Hiệt ở bên cửa sổ nghe được, khẽ gật đầu, trong lòng mười phần vui mừng, lại thấy chữ Hán có thể tiếp tục được lưu truyền và phát huy tại nơi đây, bất giác trong lòng cảm động, rơi nước măt.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34951
Ngày đăng: 24-06-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.