Du du tự tại (27): Thuyết thủy



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Lời dẫn: Đây là câu chuyện cổ xưa kể về một niên đại đã bị lãng quên. Vùng đất này khi đó là một cảnh tượng phồn vinh.

Kiến trúc hùng vĩ, xã hội bận rộn cùng với nền văn minh tiên tiến. Thế nhưng, không lâu sau, nơi đây đã xảy ra sự thay đổi cực lớn. Trong chốn đô thị nhộn nhịp, một người dân thường có tên là Noah ngày đêm cùng với mọi người chế tạo một chiếc thuyền cứu nạn.

Anh ấy vừa đóng thuyền vừa thu thập các loài động vật để đem lên thuyền nuôi dưỡng. Ngoài ra, mỗi khi Noah gặp người qua đường, anh đều vội vàng nói với họ:

Noah: Các bạn ơi, đại tai nạn sắp đến rồi, xin hãy lên thuyền cứu nạn của tôi đi, nó có thể giúp chúng ta vượt qua nguy nan!

Người qua đường: Đại tai nạn! Anh…anh đang dọa người à! Hừ, đừng náo loạn thế!

Lời dẫn: Noah gấp gáp muốn cứu người, nhưng điều anh nhận được là sự chế giễu và những lời nhục mạ. Đúng lúc này, anh nhớ lại lời chỉ dạy của Thiên Thần khi đó.

Thiên Thần: Noah! Nhân tâm bại hoại đến mức vô phương cứu vãn, mọi người làm trái với tự nhiên và bất kính với Thần, càng làm cho vị Thần tạo ra vạn vật thêm đau lòng. Con người còn tự nhận mình tạo ra hết thảy. Ngươi hãy nhanh chóng chế tạo một con thuyền cứu nạn, vì sự lưu lại của tất cả sinh mệnh. Thời gian không còn nhiều nữa.

Lời dẫn: Đây là nguyên nhân mà Noah tạo ra con thuyền, anh tiếp tục đóng thuyền không ngừng nghỉ, sợ rằng khi đại nạn đến sẽ không cách nào làm xong.

Thế nhưng, trong lúc con thuyền của Noah sắp được làm xong thì đột nhiên mưa gió nổi lên, sấm chớp ầm ầm, cuồng phong từ trời giáng xuống.

Mưa trút xuống càng lúc càng to, khi mọi người chưa kịp phản ứng thì tai nạn chưa từng có này đã ập tới rồi. Mưa lớn nhanh chóng bao phủ một vùng rộng lớn, hết thảy mọi thứ bị chìm vào biển nước.

Lúc này, chỉ còn lại con thuyền của Noah lênh đênh trên biển nước mênh mông.

Duyên Duyên: Ôi! Nghe đáng sợ quá!

Thầy giáo: Đúng rồi! Các em, vừa rồi thầy có giảng là trong thế giới phương Tây có lưu lại những câu chuyện cổ về đại hồng thủy!

Nhân Nhân: Thưa thầy! Trận hồng thủy lớn như thế này có ảnh hưởng đến thế giới phương Đông chúng ta không ?

Thầy giáo: Trong lịch sử Trung Quốc cũng ghi lại sự kiện đại hồng thủy này. Lúc đó là hơn 4000 năm trước, thời đại của vua Nghiêu, Thuấn ở Trung Quốc. Trận hồng thủy tàn phá vùng Trung Nguyên kéo dài 22 năm. Tuy nhiên, người thời đó đa số đều cư trú tại phía Tây Trung Nguyên, địa thế tương đối cao. Nhưng mà họ cũng không chống lại được sự tàn phá của trận hồng thủy.

Sau khi con người gần như sắp bị tuyệt diệt, Đại Vũ trị thủy đã mang đến cho mọi người một tia hy vọng.

Mặc dù Đại Vũ đã trải qua trăm cay nghìn đắng, sau nhiều năm đã dẫn nước lũ cuồn cuộn chảy vào biển cả, nhưng mà nước lớn vô tình đã gây ra vô số thương vong.

Bối Bối: Ôi! Thật đáng thương!

Duyên Duyên: Đúng thế! Nước vốn hung mãnh đáng sợ lắm!

Thầy giáo: Duyên Duyên, kỳ thực điều đáng sợ không nhất định là nước em à.

Duyên Duyên: Nếu nước không đáng sợ, thì là gì ạ?

Thầy giáo: Là nhân tâm con người!

Hiện tại có nhiều nhà khảo cổ học, khi khai quật di tích văn minh tiền sử, họ phát hiện ra một đặc điểm, đó chính là những nền văn minh cổ này trước khi biến mất hoặc bị tiêu diệt, thường trong trạng thái khoa học phát triển, nhân tâm bại hoại và đạo đức xuống dốc.

Có lẽ là do hành vi không tốt của mọi người mới dẫn đến tai họa hủy diệt này và bệnh dịch đáng sợ!

Bối Bối: Hóa ra là như vậy! Thưa thầy, như vậy suy cho cùng, nước là thứ gì ạ?

Thầy giáo: Nước là một loại vật chất phân bố rộng nhất trên địa cầu. Trên mặt đất, dưới mặt đất và trong không trung đều có nước, đến đâu cũng đều có nước. Ngay cả trong thân thể người cũng có hơn 70% là nước phải không? Ngoài ra, thầy nói cho các em biết, nước còn là một sinh mệnh rất cao.

Nhân Nhân: Thưa thầy, nước thật sự có sinh mệnh sao?

Thầy giáo: Kỳ thực vạn vật đều có linh. Ở nước ngoài có học giả nghiên cứu tinh thể nước đã phát hiện, khi nước thường nhận được sự quan tâm và khen ngợi sẽ có tinh thể vô cùng đẹp, chất lượng nước thuần khiết và không dễ bị hỏng. Còn ngược lại, khi mà nước thường bị nhục mạ và ghét bỏ thì tinh thể của nó sẽ trở nên biến dị xấu xí, chất lượng nước nhanh chóng giảm xuống. Điều này chứng minh rằng nước có lực cảm thụ rất mạnh, hơn nữa còn có linh tính rất cao.

Nhân Nhân: Thật thần kỳ! Thưa thầy, trong cơ thể mỗi người chúng ta có hơn 70% là nước, nếu như có thể bảo trì tâm tình tốt, thì cơ thể sẽ càng khỏe mạnh có phải không?

Thầy giáo: Đúng vậy! Hơn nữa, bình thường chúng ta nên dưỡng thành thói quen khen ngợi người khác và nói những lời tốt đẹp. Tiếp theo, chúng ta hãy mời ông Bút Lông đến giới thiệu cho chúng ta về chữ thủy (水) này nhé.

Ông Bút Lông: Ha ha… Nói đến nước, ông cũng cần dùng nó để mài mực thì mới có thể viết. Bốn chữ thủy trong giáp cốt văn là dùng dòng nước để thể hiện ra trạng thái của nước, nó cũng thể hiện rõ quá trình đơn giản hóa của văn tự. Chữ thủy thứ nhất, hai đường cong dài ở giữa là hai bờ của dòng sông, năm chấm bên cạnh biểu thị cho dòng nước đang gợn sóng. Ở chữ thứ ba, hai bờ đã lược bớt thành một bờ. Để nhìn cân đối và đẹp mắt hơn, dòng nước từ năm chấm trở thành sáu chấm. Đến chữ thứ tư, sáu chấm này lại được giản lược còn bốn chấm mà thôi.

Chữ kim văn về cơ bản giữ nguyên hình dáng chữ giáp cốt văn.

Chữ tiểu triện có nguồn gốc từ chữ kim văn, tuy nhiên bốn chấm của dòng nước được kéo dài hơn một chút.

Đến chữ khải thư, nét bút trở nên cứng rắn hơn, đã mất đi cảm giác lưu động của dòng nước.

Được rồi! Các cháu, diễn biến của chữ thủy, ông giới thiệu đến đây thôi nhé, lần sau có câu hỏi nào về chữ Hán, nhất định nói với ông nha, haha… Hẹn gặp lại các cháu lần sau.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35609



Ngày đăng: 10-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.