Du du tự tại (23): Thuyết thiên
Tổ công tác văn hóa Đại Khung
[ChanhKien.org]
Huyền hoàng vũ trụ gian, bàn cổ thủy khai thiên.
Minh nguyệt chiếu nhân gian, phong hòa nhật lệ diễm.
Thiện ác bất đa ngôn, lão thiên tự hữu nhãn.
Thiện ác báo nhãn tiền, thiên lý vĩnh bất biến.
Ông Bút Lông: Các bạn nhỏ! Mọi người hãy mau mau ổn định chỗ ngồi, xe của chúng ta sắp khởi hành rồi.
Lời dẫn: (Hưu – mọi người lập tức biến mất đi ra ngoài chín tầng mây, đến một nơi không có trời cũng không có đất, chỉ thấy một thế giới tràn ngập mây mù)
Các bạn nhỏ: Oa! Chúng ta tựa như tiến nhập vào không gian rồi?
Ông Bút Lông: Không sai! Rất lâu trước đây, đã sinh một vị Thần khổng lồ gọi là Bàn Cổ. Bàn Cổ kẹp ở giữa thiên khung và đại địa, theo thời gian đã dần dần lớn lên. Qua một vạn tám nghìn năm, Bàn Cổ đã cao chín nghìn vạn thước, cho nên trời và đất cũng bị Bàn Cổ tách ra chín nghìn vạn thước.
Duyên Duyên: Bàn Cổ phải chống đỡ một mảnh trời to lớn như vậy, thật là cực khổ.
Ông Bút Lông: Đúng vậy! Bàn Cổ gắng sức chống đỡ chống đỡ, ngày qua ngày, năm qua năm. Cho đến một ngày, Ông nghĩ, mình đã đứng lâu quá rồi, thật là mệt mỏi, trước tiên hãy nằm xuống nghỉ một chút! Ông nhẹ nhàng thở ra một cái. Hơi thở nhẹ nhàng này lập tức biến thành gió và mây trong tự nhiên. Dần dần, mắt trái của ông biến thành vầng thái dương sáng chói, mắt phải biến thành trăng sáng, tóc dài trên đầu biến thành dải ngân hà, chòm râu biến thành vô số vì sao trên bầu trời, sau cùng tiếng thở của ông biến thành tiếng sấm rung động cả thiên địa.
Nhân Nhân: Duyên Duyên, mình nói với bạn chuyện này, mình vừa có một giấc mơ, mơ thấy một người khổng lồ…
Thầy giáo Vương: Vào lớp thôi! Các em, tiết học “thuyết văn giải tự” hôm nay xin mời ông Bút Lông đến nói về chữ “Thiên” này được sáng tạo ra thế nào.
Ông Bút Lông: Người Trung Quốc giảng “Thiên Nhân hợp nhất,” theo giáp cốt văn thì chữ Nhân này biến thành chữ Thiên. Chúng ta hãy xem chữ này (hình bên phải), là trên đầu chữ Nhân có thêm một nét ngang, biểu thị là trên đỉnh đầu của người còn có trời?
Tiếp tục đến chữ thứ 2 và chữ thứ 3 này viết bộ đầu của chữ Nhân rất to, đặc biệt là chữ thứ ba này có đầu nhọn nhọn hướng đi lên, biến thành chữ thiên?
Chữ thứ tư, phần đầu bị ép xuống thành khối dẹp dẹp, gống như một mảng trời rồi. Nhưng mà chữ kim văn về cơ bản là chiểu theo giáp cốt văn, chỉ khác là nét bút đã dày hơn. Chữ thiên kim văn thứ 2 tựa như một người đứng thẳng cao cao (hình bên phải), như đỉnh thiên lập địa, viết ra tuy là hình người nhưng lại có một lão thiên.
Về phần chữ tiểu triện, nét bút tương đối nhu hòa mềm mại, không có biến đổi gì, chữ khải thư vẫn noi theo tiểu triện, chẳng qua là đã mất đi tạo hình con người.
Thầy giáo Vương: Quan hệ thiên nhân hợp nhất xác thực là rất mật thiết, Khổng Tử đã nói rằng “đắc tội với trời, cầu khấn cũng vô ích”, ý tứ là nếu như các bạn làm chuyện thương thiên hại lý, thì cầu đảo gì cũng đều vô dụng! Hôm nay chúng ta đàm đạo đến đây thôi, hẹn gặp lại lần sau.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35042
Ngày đăng: 11-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.