Đời người vốn dĩ nên tự tại



Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Con người ai cũng có những truy cầu khác nhau, ai cũng có những điều bản thân mong muốn theo đuổi. Vì để đạt được mục đích, họ sẽ nghĩ ra một số biện pháp, có thể là chính đáng, cũng có thể là không chính đáng. Nhưng dù thế nào đi nữa, những người có thể đạt được mục đích lại rất ít. Lục Du là một nhà thơ thời nhà Tống, ông một lòng muốn phục quốc, kết quả là lực bất tòng tâm, đến phút cuối ông mới minh bạch rằng cần thuận theo tự nhiên. Những gì cưỡng cầu không thể thành công. Bài thơ “Tạp cảm” ông viết có tổng cộng 28 chữ: “Thiên tế tình vân thư phục quyển, đình trung phong nhứ khứ hoàn lai. Nhân sinh tự tại thường như thử, hà sự năng phương tiếu khẩu khai?”

Câu thơ “Thiên tế tình vân thư phục quyển, đình trung phong nhứ khứ hoàn lai” có nghĩa là: tiết trời quang đãng nắng trong hay âm u lạnh lẽo, mây trắng tụ hay tan, tất cả tuần hoàn qua lại đều là Thiên ý. Cành liễu trong sân nhà đung đưa theo gió, dường như trông thật tiêu dao tự tại, có vẻ như không bị trói buộc câu thúc bởi điều gì, nhưng thực ra chúng vẫn chịu sự ước thúc, dẫn dắt của gió.

Hai câu này nói về tạo hóa của thiên nhiên, kỳ thực ẩn dụ trong đó là tất cả mọi việc đều cần thuận theo tự nhiên, không thể cưỡng ép. Liễu đung đưa qua lại trong gió, mây tụ rồi lại tan, hết thảy đều chịu sự ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Nhà thơ nhìn thấu điều ấy và minh bạch ra rằng, hành động cưỡng ép của con người không thể thật sự giải quyết vấn đề. Không chỉ giới tự nhiên, mà sự hưng vong của một quốc gia cũng như vậy. Năm ấy triều Tống bị diệt vong là do Thiên ý, bất kỳ ai cũng đều không thể thay đổi. Nhà thơ cho rằng bản thân mình một đời vì công cuộc phục quốc, nhưng đến cuối cùng phát hiện chỉ là công dã tràng. Lúc này nhà thơ đã ung dung tự tại rồi.

Câu thơ “Nhân sinh tự tại thường như thử, hà sự năng phương tiếu khẩu khai?” Ở đây ý nói rằng, con người nếu có thể nhìn rõ những điều này, vậy thì còn điều gì có thể khiến bạn không vui đây?

Có người cho rằng việc mây tụ rồi lại tan, liễu đung đưa trong gió là tự do tự tại, kỳ thực không phải vậy. Chúng đều chịu sự tác động của môi trường bên ngoài. Mây tụ hay tan là chịu tác động của ngoại lực, liễu càng phải chịu sự tác động của gió, theo hướng gió mà chuyển mình, tất cả mọi việc đều không phải do bản thân quyết định mà được. Nội hàm thật sự của bài thơ này là: chúng ta sống trong thế gian con người, thì sẽ chịu sự tác động của thế giới bên ngoài, chức quan lên hay xuống, quốc gia hưng hay vong, đều là Thiên ý, chúng ta không cách nào nắm bắt được, chỉ có coi nhẹ và buông bỏ nó thì mới có thể thật sự hạnh phúc và vui vẻ.

Người tu luyện càng nên như thế, cần thuận theo tự nhiên, hành động miễn cưỡng thì không thể được. Khi chúng ta buông bỏ sẽ phát hiện ra rằng, tất cả đều là sự an bài tốt nhất của ông trời. Trong cõi u minh có Thiên ý, cớ gì chấp trước vào được mất nơi thế gian.

Tô Thức một đời nhiều lần bị giáng chức, rồi lại được phục chức, nhưng từ đầu đến cuối ông đều vui vẻ đối đãi, đây cũng có thể coi là siêu phàm thoát tục vậy. Lục Du cuối cùng đã minh bạch, tất cả mọi việc nên tùy duyên, thuận theo Thiên ý.

Chính Pháp hôm nay cũng là Thiên ý, những người can nhiễu Chính Pháp, trở thành những người xấu xa nhất. Điều chờ đợi họ cũng là kết cục bi thảm nhất.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291543



Ngày đăng: 22-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.