Giáo dục hạnh phúc (8): Trách nhiệm và hạnh phúc của giáo viên



Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 1: Hậu đức tải vật

Mục 2: Sự thần thánh của giáo viên

1. Trách nhiệm và hạnh phúc của giáo viên

Thượng Đế an bài cho chúng ta con đường trưởng thành, lòng dạ của chúng ta rốt cuộc nên rộng lớn đến mức nào? Chúng tôi nói về quá trình trưởng thành từ thiếu nữ con gái, trở thành người vợ cho đến làm mẹ, quá trình trưởng thành này đương nhiên cũng bao gồm cả các chàng trai, trở thành chồng, đến làm cha, nhưng chúng tôi vẫn chưa nói hết, bởi vì mỗi người lại còn có vai trò trong xã hội, trách nhiệm với xã hội. Tương tự như vậy mỗi giáo viên chúng ta, hiện nay vẫn còn rất trẻ, tuy rằng vẫn chưa làm vợ, chưa làm mẹ, nhưng chúng ta có vai trò so với người mẹ còn rộng lớn hơn, chúng ta là những người giáo viên được mọi người tôn kính, một giáo viên hạnh phúc. Một người mẹ cũng chỉ có thể yêu thương vài đứa con, nhưng giáo viên chúng ta phải yêu thương hai mươi mấy thậm chí ba mươi mấy đứa trẻ, hiệu trưởng của chúng ta có thể yêu thương mấy trăm đứa trẻ, chính là nói rằng để có thể chăm lo được cho những đứa trẻ, thì người hiệu trưởng phải khiến cho hai trăm đứa trẻ hạnh phúc, giáo viên chúng ta phải mang đến cho hai mươi đứa trẻ những điều tốt đẹp, đây là điều mà người mẹ không thể so sánh được.

Đương nhiên không phải nói rằng bạn không yêu những đứa trẻ ở lớp khác, nhưng trước hết là những đứa trẻ trong lớp các bạn, bạn cần phải bảo vệ chúng, giúp đỡ chúng. Bạn có một câu chuyện hay, bạn có một câu đố khó hay một bài thơ hay, sau khi bạn suy nghĩ xong, ngày hôm sau bạn có thể kể cho những bạn nhỏ trong lớp các bạn, bạn không thể nào nghĩ cho những bạn nhỏ ở lớp khác trước. Đương nhiên bạn cũng có thể cân nhắc đi kể cho lớp khác trước cũng được, nhưng phạm vi trách nhiệm của bạn là hai mươi, ba mươi đứa trẻ này. Mỗi người đều có phạm vi trách nhiệm của mình, đối với lớp học này mà nói thì bạn chính là “quân vương”.

Khổng Tử nói “Quân quân thần thần, phụ phụ tử tử” (Làm vua ra vua, quan ra quan, cha ra cha, con ra con (làm đúng danh vị của mình)), ngài nói rất đúng, vua phải giống vua, đại thần phải giống đại thần. Vậy thì lãnh đạo phải ra dáng lãnh đạo, nhân viên phải giống với nhân viên. Giáo viên phải giống với giáo viên, học sinh cũng phải giống học sinh. Mạnh Tử, một học sinh của Khổng Tử đã đề xuất rằng: “Quân vi khinh, dân vi trọng”. Thực ra Khổng Tử không nói những lời như vậy, vậy ông nói gì? Khổng Tử nói: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”. Nghĩa là hiệu trưởng của chúng ta tôn trọng mọi người, nói rằng những quả quýt, hạt dưa kia tuy rằng là những thứ không đáng giá bao nhiêu, nhưng chúng là một phần sự quan tâm của hiệu trưởng; chúng ta làm giáo viên đó là thần, thì phải trung thành với trường mầm non của chúng ta. Vậy thì từ góc độ của một đứa trẻ mà giảng, bạn lại là quân, đứa trẻ nên tôn kính bạn, vâng lời bạn, còn bạn cũng nên có thái độ tôn trọng, quan tâm và bảo vệ đối với những đứa trẻ.

Là một giáo viên, chúng ta mang đến cho đứa trẻ những thứ tốt đẹp nhất, đó là giảng đạo lý cho chúng, việc của chúng ta không phải đưa cho chúng bao nhiêu tiền để chúng sẽ thích bạn. Đương nhiên khi đứa trẻ mắc bệnh, bạn nguyện ý đến thăm, bạn đưa chút tiền, bạn coi chúng giống như con của mình, như vậy cũng rất tốt. Chính là nói “quân sử thần dĩ lễ”, giữa thầy và trò cũng là đạo lý này. Bạn dạy dỗ con cái của mình, đừng vì chúng còn nhỏ không hiểu chuyện mà xem thường chúng.

Có người giáo viên khi hiệu trưởng đến nghe giảng thì có biểu hiện như thế này, hiệu trưởng đi rồi thì lập tức biến thành thế khác. Bạn nói xem đứa trẻ nhìn thấy biểu hiện đó hay không đây? Chúng nhìn thấy, chúng còn ghi nhớ, sau đó bạn nói chuyện với chúng thì chúng không nghe nữa. Lúc này bạn nói rằng tôi giảng đạo lý này vì sao đứa trẻ lại không nghe? “Cha mẹ gọi, trả lời ngay”, chúng nhìn bạn thì trong tâm nghĩ rằng đó là “giả tạo”, thế thì chúng còn có thể nghe lời bạn không? Có phải đạo lý này không? Đứa trẻ này rất thông minh, khi bạn làm bất cứ việc gì, chúng đều nhìn thấy. Cho nên bạn cần phải tôn trọng đứa trẻ, bạn coi chúng giống như người lớn, chúng sẽ nghe lời bạn. Chúng ta vẫn thường nói một câu: “Vui vẻ đến học đệ tử quy, từ nhỏ lập chí làm thánh nhân”. Tiết học của chúng tôi không giống những bài giảng khác, có giáo viên nói: “Các bạn nhỏ, ngồi yên!” Còn chúng tôi nói: “Tiểu thánh nhân, ngồi ngay ngắn”.

Khi chúng tôi giảng bài cho sinh viên, hễ nói đến đạo lý thánh hiền này, thì sinh viên đều nói: “Ồ, nên làm thánh hiền!” Khi chúng tôi giảng cho một trường mầm non, các giáo viên cảm thấy vô cùng tốt, đều trở nên thần thánh, hiệu trưởng đó không tiếp nhận, ông cho rằng làm thánh nhân quá khó. Nhưng những giáo viên nghe giảng, bao gồm cả người bảo vệ ở phòng trực, đầu bếp ở nhà ăn đều cảm thấy, làm một vị thánh hiền là một việc hạnh phúc.

Từ một góc độ khác, chúng ta không coi trẻ nhỏ như đứa trẻ, mà phải coi chúng như một thánh nhân có tiêu chuẩn đạo đức rất cao để dạy dỗ, vậy thì các giáo viên của chúng ta cũng nên cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân, đúng không? Lúc này bạn tôn trọng chúng, không coi chúng là đứa trẻ, bạn sẽ lừa gạt chúng chăng? Cho nên bạn phải coi chúng như một tiểu thánh nhân, đương nhiên tôi thường nói “tiểu thánh nhân tương lai” trong dấu ngoặc kép, bạn tôn trọng chúng – những tiểu thánh nhân tương lai, lòng tốt của bạn phát ra từ nội tâm, tiểu thánh nhân có thể nhìn ra được, chúng sẽ nghĩ cho bạn, chúng sẽ nghe lời bạn, như vậy bạn tôn trọng chúng, chúng tự nhiên sẽ “thần sự quân dĩ trung”.

Các trường đại học ở Đại Lục ngày nay, có rất nhiều sinh viên lên lớp ngủ, tại sao? Có nguyên nhân ở nhiều phương diện, chúng ta nói về việc hiện nay ở ngoài chợ có thịt bơm nước, những người đó thật xấu, họ bơm nước tăng trọng lượng khi con lợn còn sống! Họ dùng ống cao su rất dày, bơm đầy nước vào, bạn nói xem con lợn đó khó chịu biết bao, hơn nữa thịt bơm nước có ngon không? Ai cũng đều biết là không ngon. Vậy thì hỏi giáo viên hiện nay có môn bơm nước không? Cho nên tôi nói rằng làm giáo viên thì không nên giảng bài kiểu bơm nước, thế nào là giảng bài bơm nước? Đó là những giáo viên mà thứ bảy, chủ nhật về nhà chơi rất vui, không chuẩn bị bài, đến thứ hai lên lớp thì làm lấy lệ. Thực ra bạn có thể lên lớp dạy bằng những giáo án nhẹ nhàng, làm qua loa cũng có thể lên lớp, nhưng điều này cũng tương tự với việc bơm nước vào thịt.

Chúng tôi không xoi mói ai, cũng không nói cô giáo nào đó không tốt, nhưng mọi người chúng ta nhất định phải hiểu rõ đạo lý này. Bạn cứ mãi lừa dối chúng, bạn cứ mãi dạy những bài giảng kiểu bơm nước, dần dần chúng sẽ không nghe lời bạn nữa. Bạn quát lớn: “Ngồi yên!” Đứa trẻ cũng không nghe. Nhưng vị giáo viên đó rất bình tĩnh nói một tiếng ngồi yên, lũ trẻ đều ngồi yên hết cả. Vì sao bạn quát lớn tiếng “ngồi yên”, chúng cũng không nghe? Đó là vì bình thường bạn không làm được điều đó, bình thường bạn tích luỹ không đủ. Chúng ta phải dạy những tiết học có chất lượng tốt, thì mới có thể yên tâm nhận tiền lương.

Giáo viên nhất định phải tu dưỡng bản thân thật tốt, lấy mình làm gương, như vậy đạo đức của đứa trẻ sẽ không ngừng đề cao, như vậy bạn thực sự đã mang phúc khí đến cho những đứa trẻ. Mỗi ngày giáo viên có thể đem rất nhiều những điều tốt đẹp tặng cho đứa trẻ, bản thân cũng rất tốt đẹp. Nhất định phải tìm được niềm hạnh phúc của nghề giáo viên, nhất định phải làm một giáo viên hạnh phúc, nhất định phải tiến hành giáo dục hạnh phúc, để giáo dục một thế hệ sau hạnh phúc, đây là giáo dục chân chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017



Ngày đăng: 14-06-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.