Giáo dục hạnh phúc (14): Học tập chân chính (Kỳ 1)
Tác giả: Đồng Hân
[ChanhKien.org]
Chương 2: Tự cường bất tức
Mục 1: Cương kiện pháp Thiên – Ngọc trắc thành khí
2. Học tập chân chính
2.1. Học tập thời cổ đại
Trước hết chúng ta nói một chút về học tập. Tự cường bất tức, chúng ta có thể nói đó là bài giảng về tu dưỡng, cũng có thể gọi là bài giảng về học tập, chính là học tập như thế nào? Mọi người biết rằng trong Tam Tự Kinh có câu: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri nghĩa”. (có học sinh nói: nhân bất học, bất tri đạo), bạn học nói “bất tri đạo” quả là đúng đắn, trong Tam Tự Kinh nói “bất tri nghĩa”, chữ “nghĩa” so với chữ “Đạo” thì ý nghĩa thấp hơn, có thời gian mọi người hãy xem cuốn “Học Ký”, cuốn sách chỉ hơn một nghìn chữ nhưng đã giải thích rất rõ về vấn đề giáo dục, phương pháp giảng dạy, mục đích giáo dục và những vấn đề cần phải chú ý trong giáo dục. Đó là một cuốn sách từ thời Chiến Quốc, được viết từ hơn 2000 năm trước, nhưng nếu bạn lấy nó để đối chiếu với nền giáo dục hiện nay, bạn sẽ phát hiện rằng nền giáo dục hiện nay có rất nhiều vấn đề và cũng là những vấn đề rất lớn. Bạn học ban nãy nói rất hay, “Học Ký” nói là “nhân bất học, bất tri đạo”! Vậy thì chúng ta từ câu “ngọc bất trác, bất thành khí” mà nói, chúng ta biết được rằng mỗi người cần phải trải qua rất nhiều khổ cực mới có thể mài giũa thành viên ngọc quý.
Mọi người đều biết một miếng ngọc nó chỉ là một viên đá thô, muốn chạm khắc thành tượng Phật, hoặc chạm khắc thành một vật dụng vô cùng hữu ích, nó cần một người thợ thủ công để chạm khắc. Có một câu chuyện như thế này, người ta lấy một tảng đá lớn từ trên một ngọn núi, phân làm hai nửa, một nửa để tạc thành một bức tượng Phật lớn, nửa còn lại dùng để làm bậc thềm dưới chân tượng Phật. Tức là vật liệu làm tượng Phật và bậc thềm là cùng từ một tảng đá. Trải qua một thời gian, bậc thềm này cảm thấy rất bất bình, nó nói với bức tượng Phật rằng: “Bạn xem người ta luôn quỳ dưới chân bạn để bái lạy, nhưng lại luôn giẫm lên đầu tôi để bái lạy bạn, chúng ta vốn là cùng một tảng đá, dựa vào cái gì mà bạn thì tôn quý như thế, còn tôi lại thấp hèn thế này?” Bức tượng Phật nói: “chúng ta là cùng một tảng đá, nhưng bạn chỉ qua vài đường chạm đơn giản, còn tôi phải trải qua hàng nghìn vạn đường chạm!” Vậy nên chúng ta thấy rằng muốn trở thành tượng Phật, phải qua quá trình cắt, gọt, đẽo, mài liên tục, đã chịu rất rất nhiều gian khổ phi thường mới trở thành tượng Phật to và đẹp, đây gọi là: “ngọc bất trác, bất thành khí”.
Trước tiên tôi nói với mọi người về “học tập”, lúc bình thường mọi người thường nói học tập: trẻ em nhỏ học tập, giáo viên học tập, học tập nghiệp vụ, học tập chính trị, chữ “học tập” mà chúng ta nói hiện nay đã trở thành một từ rồi, có rất nhiều từ của chúng ta hiện nay đều đã trở thành một ý nghĩa cố định. Chúng ta vẫn thường nói câu “tri đạo bất tri đạo” (知道不知道, nghĩa là có biết hay không), “ngày mai chúng ta đi chơi ở Di Hòa Viên, bạn có biết không (tri đạo bất tri đạo)?” Bạn trả lời “tri đạo” (知道: biết) hoặc “bất tri đạo” (不知道: không biết), thực ra chúng ta chỉ cần trả lời “biết” (知: biết) hoặc “không biết” (不知: không biết) là được rồi. Thực ra nên hỏi “tri bất tri” (知不知) và chỉ cần trả lời “tri” (知: biết) là được rồi, không cần trả lời “tri Đạo” (知道: biết). Ở thời cổ đại, chữ này gồm “tri” và “Đạo”, ngày nay chúng ta nói thành một chữ, thì đã mất đi ý nghĩa của chữ “Đạo” rồi, khi chúng ta trả lời “tri đạo” đã không còn ý nghĩa của “Đạo” ở bên trong nữa rồi, câu trả lời của chúng ta chỉ có một ý nghĩa là “tri” thôi. Vậy thì trong câu “nhân bất học, bất tri đạo” thời cổ đại, chữ “Đạo” này chính là chữ “Đạo” mà Lão Tử đã nhắc đến, là Đại Đạo, hay còn là đạo làm người mà Khổng Tử giảng. Cho nên từ “tri Đạo” với nghĩa là biết mà chúng ta vẫn thường nói, kỳ thực nên dùng một chữ “tri” là đã hoàn toàn có thể biểu đạt rõ ràng rồi, chúng ta không nhất định thật sự phải tri “Đạo”.
Người đầu bếp mổ bò cũng là “Đạo”, đạt đến cảnh giới tay nghề điêu luyện mới gọi là “Đạo”. Hôm nay khi mà buột miệng nói ra thì bạn có thật sự tri “Đạo” không? Chúng ta nói Tam Hoàng mới gọi là tri “Đạo”, giống như Hoàng Đế, ông đã đúc một cái đỉnh lớn ở Kinh Sơn, ngày đúc thành đỉnh, trời mở thiên môn, từ trên trời rồng vàng giáng xuống để đón ông, ông cưỡi rồng bay lên trời, đồng thời còn có hơn bảy mươi người cùng ông thăng thiên, có người còn chạy đuổi theo, có người kéo râu rồng, sau đó rơi xuống.
Ở Thiểm Tây có huyện Hoàng Lăng, nơi đây là nơi đặt lăng mộ của Hoàng Đế, mộ phần của ông không có di thể, chỉ có quần áo, nơi đây cũng là nơi ông ngự long bay lên trời. Hiện nay có bia đá “Kiều Sơn Long Giá Ngự” và lầu Long Giá Ngự. Là ý nói rằng Hoàng Đế là một người tu Đạo, ông tri “Đạo”, cuối cùng đã đắc đạo. Ngày nay, khi mọi người tùy tiện nói “tri Đạo”, nhưng chúng ta có thực sự biết “Đạo” không? Hoàng Đế nói tri “Đạo”, bởi vì ông tu luyện, tất nhiên ông cũng đã trải qua rất nhiều khổ cực và ma nạn. Ông từng làm việc rất siêng năng, vất vả vì thiên hạ bách tính, nhưng lại khiến bản thân tiều tụy, thân thể rất không tốt; sau đó ông đã thay đổi cuộc sống của mình, ăn những món ăn ngon nhất, chơi những báu vật đẹp nhất, ở trong cung điện đẹp nhất, nghe những bản nhạc hay nhất, phóng túng dục vọng của bản thân, nhưng ông vẫn cảm thấy rất không thoải mái, tinh thần và thân thể đều không tốt.
Sau này, Hoàng Đế đã ba lần đến núi Không Động để bái sư cầu Đạo, sau khi trở về đã tĩnh tâm tu đạo, cuối cùng đắc đạo, Là Đế Vương, sự tri “Đạo” của Hoàng Đế và việc đắc “Đạo” của ông đã mang lại lợi ích rất lớn cho thiên hạ. Mọi người đều biết rằng thời đó không có trộm cướp, mưa thuận gió hòa. Bây giờ chúng ta xem “mưa thuận gió hòa” như một thành ngữ, gió thổi theo ý người, mưa rơi theo ý người, khi mùa màng cần mưa thì mưa, khi không cần thì không mưa, ban đêm mưa, ban ngày thì khô ráo, đi lại cũng không bị ảnh hưởng, mùa màng còn tươi tốt. Điều này được gọi là gì? Gọi là mưa thuận gió hòa. Người dân sống ở thời đó hạnh phúc biết bao! Tại sao mưa ngày nay lại không nghe lời như vậy? Mọi người đều biết miền Nam thường xuyên xảy ra lũ lụt, còn miền Bắc thì bị hạn hán nghiêm trọng. Có người nói rằng nước đều chảy về miền Nam, cũng không phải như vậy, có địa phương có khi thời tiết rất khô hạn, mọi người đều mong trời mưa, kết quả là mưa quá nhiều, lại thành ngập lụt. Tại sao không thuận theo lòng người, nghe lời con người? Chúng ta đổi góc độ khác, từ góc độ thiên nhân hợp nhất, bản thân chúng ta có vấn đề gì không? Có vấn đề, chúng ta đã kính trời thuận theo trời chưa? Đây chẳng phải đã thể hiện “Đạo” rồi sao?
Chúng ta nói tri “Đạo”, tri “Đạo” này là một việc vô cùng tốt đẹp, là một điều rất hạnh phúc, đối với bản thân đối với mọi người xung quanh đều rất có lợi. “Đạo” mà chúng ta thường nói là Đại Đạo, ngày nay nhiều người chủ yếu nói về Khổng Tử, cũng tức là đạo làm người của Nho giáo. Nếu bạn thực sự là người tri “Đạo”, bạn nhất định sẽ là người rất hạnh phúc. Bạn cũng sẽ không bao giờ thất tình, cho dù bạn có thất tình thì bạn cũng không đau khổ. Bạn cũng sẽ không bao giờ thất nghiệp, tìm việc cũng rất dễ dàng, bởi vì bạn nắm vững được nhân sinh, giữ vững được bản thân mình. Nếu bạn là người đắc “Đạo”, bạn sẽ là người rất xuất sắc. Bạn thấy đấy, người Trung Quốc chúng ta hay thuận miệng nói “tri đạo”, thực ra trong câu nói “tri Đạo” này ẩn chứa rất nhiều điều tốt đẹp bên trong. Cho dù ngày nay chúng ta đã ly khai đạo rất xa, nhưng chúng ta nói chuyện vẫn nhắc đến đạo, khi chúng ta nhắc đến, trong lòng mọi người đều có thể hiểu được. Chính là “tri đạo” này, chúng ta học tập, tu dưỡng bản thân, bước đầu tiên chính là phải tri đạo.
Nhưng “nhân bất học, bất tri đạo”, còn con người ngày nay học rất nhiều thứ đều là kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng, cái học của cổ nhân và cái học của chúng ta ngày nay có sự khác biệt rất lớn. Học của ngày nay, mọi người đều học như vậy, ai cũng học rất nhiều, mọi người học rất nhiều kiến thức, nhưng có học nhiều như vậy cũng không tìm thấy cảm giác hạnh phúc, sinh viên đại học có nhiều người nhảy lầu tự tử, có người nhắc đến học tập là trong lòng rất phản cảm. Vấn đề ở đâu? Điều này có liên quan đến bản thân họ, cũng liên quan đến nền giáo dục ngày nay của chúng ta.
Thánh nhân Khổng Tử có một câu nói: “học giả xưa học cho mình, học giả ngày nay học cho người”. Câu nói này có ý nghĩa thế nào? Chính là nói rằng người cổ đại học tập là để tu dưỡng bản thân, nâng cao bản thân, tịnh hóa bản thân, làm cho bản thân ngày càng tốt hơn. “Ngày nay” mà ông nói thực ra là vào hai nghìn năm trăm năm trước của thời đại của ông, chính là thời cổ đại mà con người hiện đại chúng ta vẫn nhìn nhận, đối chiếu với ngày nay thì nhìn thấy rất rõ ràng rồi, người ta học là để cho người khác xem, là vì để thi đại học, vì để tìm một công việc tốt, vì để làm quan, những điều này đều là để cho người khác nhìn. Cho nên “học giả xưa học cho mình, học giả ngày nay học cho người”, khi bạn học cho người khác, học cho mẹ, học vì công việc, sẽ rất dễ có cảm giác mệt mỏi, đó không phải ý muốn của bản thân. Đặc biệt là các sinh viên chúng ta đang trong thời thanh xuân, thì nên càng phải hiểu đạo lý này, chúng ta học tập chân lý là để tịnh hóa tâm hồn của mình, nâng cao cảnh giới sinh mệnh của bản thân, như vậy bạn sẽ cảm thấy vô cùng tốt đẹp. Thêm vào những kỹ năng mà bạn học được, bạn nhất định sẽ trở thành một người tỏa sáng trong cuộc sống.
Có một người sống sót từ trại tập trung của Đức Quốc Xã đã trở thành hiệu trưởng của một trường trung học ở Mỹ. Mỗi khi có giáo viên mới đến trường, ông sẽ gửi cho người giáo viên đó một bức thư, trong thư viết: “Kính thưa thầy cô giáo, tôi là một người sống sót từ trại tập trung, nơi tôi đã tận mắt chứng kiến những cảnh tượng mà con người không nên nhìn thấy: buồng ngạt khí độc được xây dựng bởi các kỹ sư tài năng, trẻ em bị đầu độc chết bởi các bác sĩ có chuyên môn, trẻ sơ sinh bị sát hại bởi những y tá được đào tạo bài bản, sau tất cả những gì tôi đã chứng kiến, tôi tự hỏi rằng giáo dục rốt cuộc là vì điều gì. Lời thỉnh cầu của tôi là: xin hãy giúp học sinh trở thành những con người có nhân tính. Chỉ khi con em chúng ta có nhân tính, thì khả năng đọc, viết và tính toán mới có giá trị”.
Mọi người biết rằng số lượng vũ khí hạt nhân hiện nay có thể hủy diệt Trái Đất rất nhiều lần, mỗi quốc gia đều vì lợi ích riêng mà không muốn bị tiêu hủy hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng nó lại uy hiếp đến nhân loại. Trong quá khứ nếu có một người cầm cây gậy lớn và nói “tôi muốn hủy diệt Trái Đất”, đó chẳng phải lời nói ngông cuồng và điên rồ sao. Sau này đã phát minh ra bom và thuốc nổ, thuốc nổ này có thể giết rất nhiều người đúng không? Bom nguyên tử của hiện đại có thể lập tức giết chết hàng trăm ngàn người thậm chí nhiều hơn, nếu rơi vào tay một kẻ độc tài tà ác ở một quốc gia độc tài, hắn dám hủy diệt thế giới này vì lợi ích của mình, kỹ thuật khoa học hiện đại sẽ mang lại cho hắn khả năng này. Vậy nên, trí huệ của cổ nhân coi giáo dục đạo đức được ưu tiên hàng đầu, “thủ hiếu đễ”, trước tiên chú trọng đến bản chất con người, sau đó mới nói đến “dư lực học văn”, chính là nắm vững được phương hướng đạo đức này, nắm vững được hướng đi chân chính thì kỹ thuật của bạn mới có thể có ích cho xã hội.
Mọi người có thể đã biết sự việc Lư Cương ở đại học Bắc Kinh, Lư Cương đi du học ở Mỹ, anh này vì cho rằng việc lựa chọn luận văn là không công bằng nên đã xả súng bắn chết 6 người, là những giáo viên chuyên môn và bạn học hàng ngày tiếp xúc anh ta. Mọi người nghĩ xem, điều anh ta học được là gì? Còn có một nữ du học sinh, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, trúng tuyển học bổng chính phủ Mỹ, còn được mang theo chồng, nhưng cuối cùng lại giết chồng và bị bắt khi về nước. Mọi người nghĩ xem, khi họ thi đậu vào trường đại học danh tiếng, người nhà họ vui mừng biết bao. Chi phí du học được đài thọ lại càng thêm vui mừng, nhưng kết quả cuối cùng lại tàn khốc như vậy. Chúng ta không nói đến vấn đề của cá nhân, mà là nói về nền giáo dục mà họ nhận được, phải chăng nền giáo dục này có vấn đề? Lại nhìn vào cách giáo dục con người của cổ nhân, khởi điểm, mục tiêu và trọng tâm đều khác với hiện đại, “có dư sức, thì học văn”, trình tự và mức độ nặng nhẹ này là một môn học, là một dạng trí huệ.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017
Ngày đăng: 30-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.