Giáo dục hạnh phúc (13): Vẻ đẹp của văn hóa truyền thống



Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 2: Tự cường bất tức

Xin chào tất cả các bạn sinh viên!

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cùng với mọi người một chút về sự tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

Tôi đã từng hỏi sinh viên rằng văn hóa truyền thống là gì? Có bạn nói là “chi hồ giả dã” (tức là những thứ phù phiếm, không thiết thực), còn lấy tay vuốt vuốt cằm. Cũng chính là nói, rất nhiều người cho rằng “chi hồ giả dã” chính là văn hóa truyền thống là điều không thực tế. Khi đi đào tạo giáo viên ở các nơi, tôi cũng thường hỏi: có ai biết sự tích về Hoàng Đế? Rất ít người có thể nói được. Vấn đề này vô cùng quan trọng, vì sao?

Mục 1: Cương kiện pháp Thiên – Ngọc trác thành khí

1. Vẻ đẹp của văn hóa truyền thống

Ví dụ nói tôi ở đây hôm nay, tôi nói rằng tôi là thầy dạy văn hóa truyền thống, hỏi bạn rằng có biết sự tích về Hoàng Đế không? Bạn nói không biết, chúng ta có thể mỉm cười bỏ qua. Giả như khi một người Nhật hoặc một người Mỹ hỏi bạn sự tích về Hoàng Đế, bạn không trả lời được, nhưng anh ta lại biết, lại còn nói được cho bạn, điều này đối với một người Trung Quốc mà nói phải chăng là một sự sỉ nhục, bởi vì người Trung Quốc chẳng phải xưng là con cháu Viêm Hoàng sao, lúc này vấn đề này chẳng phải rất quan trọng sao?

Nếu đã là con cháu Viêm Hoàng, đối với tổ tiên của mình một chút cũng không hiểu, sao có thể là con cháu của họ đây? Một người không phải là cô lập, anh ta là có nguồn gốc; một dân tộc cũng phải có gốc rễ văn hóa mới có thể là một dân tộc, không có cái gốc đó thì dân tộc này sẽ không tồn tại, dẫu có cũng chỉ là hữu danh vô thực. Tam Hoàng Ngũ Đế, chính là tổ tiên của người Trung Quốc, là khởi nguồn của văn hóa truyền thống Trung Quốc, chúng ta không chỉ cần phải hiểu câu chuyện của họ, mà còn phải có thể lý giải, còn phải nói ra được.

Mọi người đã từng được nhìn thấy chân dung của Hoàng Đế chưa, nhìn ông thật thần thánh uy vũ, cao thượng và ngay thẳng. Mỗi một việc mà Hoàng Đế lưu lại cho con cháu đều là tốt đẹp, chúng ta lấy một ví dụ đơn giản, mọi người biết rằng chúng ta là con cháu Viêm Hoàng, cũng chính là nói chúng ta có con cháu của Viêm Đế và con cháu của Hoàng Đế, nhưng bây giờ chúng ta ngồi ở đây, liệu có ai sẽ nói: “tôi là hậu duệ của Hoàng Đế, anh là hậu duệ của Viêm Đế? Chúng ta không cùng một dòng máu, chúng ta không nên ở cùng nhau”. Mọi người nghĩ xem, trong tâm chúng ta có loại phân biệt này không? Không có! Từ thời Hoàng Đế khai sáng ra lịch sử nền văn minh 5000 năm của dân tộc Trung Hoa chúng ta cho đến nay. Hai chữ “Viêm Hoàng” này trong đó đã có vẻ đẹp không gì sánh bằng, tuy rằng hiện nay bạn không cảm nhận được. Hai chữ này có ý nghĩa gì? Ở thời Trung Quốc cổ đại, dù là Thanh triều, Minh triều, hay là bất cứ triều đại nào, thì chúng ta không có nói nhóm này là con cháu của Hoàng Đế, nhóm kia là con cháu của Viêm Đế, điều này chẳng phải nói lên rằng khi Viêm Đế và Hoàng Đế liên minh với nhau đã hòa hợp rất tốt, nhờ đó mà con cháu thế hệ sau của họ mới không có sự phân biệt.

Chúng ta lại lấy một ví dụ phản diện khác, mọi người có biết Ấn Độ và Pakistan, khi ở dưới sự quản lý của thực dân Anh thì hai nước này là một quốc gia, sau khi người Anh rút đi, đất nước này đã bị chia thành hai quốc gia. Theo cách nói của chúng ta hiện nay thì hai quốc gia này có phải là những nước anh em không, vốn dĩ hai nước là anh em, nhưng chúng ta ai cũng biết thực tế là hiện nay hai quốc gia này giao tranh rất ác liệt, gây ảnh hưởng lớn đến thế giới. Nhưng trong lịch sử con cháu Viêm Hoàng đều không có phân ra hai phe mà đánh nhau! Điều này chứng tỏ khi đó họ hòa hợp tốt đến nhường nào. Cho nên chúng ta nói rằng, danh nghĩa Viêm Hoàng này đều có thể mang lại cho chúng ta những điều tốt đẹp. Đương nhiên Hoàng Đế còn có rất nhiều sự tích, trọng tâm hôm nay không phải nói về điều này. Nhưng chúng ta biết rằng Hoàng Đế có lẽ vô cùng quan trọng, nếu như nói có một đứa trẻ Nhật Bản kể cho sinh viên của chúng ta câu chuyện về Hoàng Đế, thì chúng ta sẽ như thế nào? Sẽ phải hổ thẹn. Tôi nói với những giáo viên rằng, tôi không phải trách hỏi mọi người, tôi hỏi bạn, bạn có thể không biết, vì sao? Bởi vì cha mẹ của chúng ta không kể cho chúng ta câu chuyện của Hoàng Đế, giáo viên cúng không kể chuyện của Hoàng Đế, nhưng nếu sau nhiều năm, khi có một người Nhật Bản hỏi con cái chúng ta vấn đề như vậy, con cái chúng ta cũng không trả lời được, lúc đó bạn làm cha mẹ, bạn phải làm sao đây?

Đây chính là văn hóa truyền thống, những thứ tốt đẹp này chúng ta nên truyền thừa lại, đây thực sự là nét đẹp tinh thần, không phải một số câu chuyện và tri thức đơn giản. Hôm nay vì sao phải nhấn mạnh những điều này? Chính là hôm nay chúng ta có thể kết nối trái tim với trái tim hay không, đây mới là quan trọng nhất. Tổ tiên chúng ta đã sáng tạo ra nền văn hóa huy hoàng rực rỡ nhất trong lịch sử nhân loại, mỗi phần, mỗi điểm trong đó đều dung nhập những lời chúc phúc tốt đẹp của bậc cổ thánh tiên hiền, mà những phần tốt đẹp này cho đến nay đã dần bị mai một đi quá nhiều rồi. Hôm nay có duyên được ở đây học tập văn hóa truyền thống, chúng tôi chính là muốn khích lệ lòng tin của mọi người, củng cố quyết tâm của mọi người, chúng ta cùng nhau nỗ lực, tìm lại vẻ đẹp vốn có này, hưởng thụ sự tốt đẹp này, tương lai sẽ truyền thừa và phát huy sự tốt đẹp này.

Hôm nay chúng tôi chủ yếu nói về “tự cường bất tức”. Mọi người biết rằng câu này chỉ quẻ Càn của Kinh Dịch: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”, chính là nói một người quân tử muốn học tập sự “cương kiện” của Trời, học tập sự “hậu tải” của Đất. Mỗi một nơi tôi đến giảng đều không giống nhau, bởi vì mọi người là sinh viên, đang là lúc cần lập chí, người trẻ tuổi phải có chí hướng. Tôi đi giảng cho các giáo viên thì không giống như vậy, xã hội là vô cùng phức tạp, người có công việc sẽ dễ dàng trở nên sống thực tế, ai lương cao, ai lương thấp, sẽ bị ảnh hưởng của những vấn đề này. Còn tôi, tôi ôm giữ một thái độ tôn kính mọi người để giảng về văn hóa truyền thống, tôi tôn kính mỗi từng người đang ngồi ở đây, tôi coi mọi người như bậc quân tử để giảng bài.

Mọi người đều biết rằng: quân tử trọng nghĩa khí, tiểu nhân trọng lợi ích. Giảng cho kẻ tiểu nhân thì cần giảng làm sao có thể đắc được càng nhiều chỗ tốt; mà giảng cho bậc quân tử, tôi phải giảng làm thế nào cho đúng và điều gì nên làm. Vì thế tôi coi mỗi người trong chúng ta là người quân tử, thậm chí như một sinh mệnh còn vĩ đại hơn, mọi người có biết trong Tam Tự Kinh có một câu gọi là “tam tài giả, Thiên Địa Nhân”, trời cao và rộng lớn biết bao! Đất bao la, vững chãi biết bao! Khi chúng ta đặt con người vào vị trí quan trọng ngang hàng với trời đất, điều này chính là nhấn mạnh sự vĩ đại của con người. Tại sao không nói “Thiên Địa Thỏ”? (1) Tức là nói động vật không thể đạt đến trạng thái của con người, nhưng con người lại có thể sánh ngang với trời đất, vì vậy con người rất vĩ đại.

Chú thích:

(1) Thiên Địa Thỏ: trong văn hóa xưa, người ta coi thỏ đại diện cho mặt trăng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017



Ngày đăng: 23-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.