Giáo dục hạnh phúc (10): Nhân pháp thiên địa: Hậu đức tải vật, tự cường bất tức



Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 1: Hậu đức tải vật

Mục 3: Sự rộng lớn của Thiên địa

1. Nhân pháp thiên địa: Hậu đức tải vật, tự cường bất tức

Còn có thứ rộng lớn hơn giáo viên và người mẹ, mọi người có biết là gì không? Đó là Thiên địa. Một người giáo viên có thể yêu nhiều lắm là mười mấy đứa trẻ, nhưng đại địa yêu có nhiều không? Khẳng định là rất nhiều. Người mẹ đại địa này yêu tất cả con người, tất cả mọi vật, tất cả mọi thứ. Bà yêu con người, không phân biệt người Trung Quốc hay người Mỹ, cũng không phân biệt ai xấu ai đẹp, vậy nên đại địa đối với ai cũng đều yêu. Chúng ta hãy xoay trở lại nhìn: ba cấp độ là con gái, người vợ, người mẹ, chính là quá trình trưởng thành của bạn.

Chúng ta lại xét một cấp độ khác: người mẹ, giáo viên, đại địa. Đại địa cũng là người mẹ, nhưng người mẹ đại địa này lại chứa đựng vạn vật trên trái đất, bất kể là con người, động vật hay hoa cỏ, cây cối, chữ tải 載 có thể nói là một chiếc xe, vậy chiếc xe nào có thể to lớn nhất, đó chính là chiếc xe đại địa, tấm lòng của người mẹ đại địa là to lớn nhất, bà chứa đựng tất cả mọi thứ, cho nên chúng tôi nói người mẹ đại địa là – hậu đức tải vật. Hậu đức tải vật này chính là hình dung như đại địa, trong “Kinh Dịch” có hai câu như sau: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”, là ý nghĩa gì?

Mọi người xem: “Bạch nhật y sơn tẫn, Hoàng Hà nhập hải lưu”, bạn thấy câu thơ cổ này rất hay phải không, nó không chỉ hay về mặt ngôn ngữ, mà nội hàm và hàm ý của nó lại càng sâu sắc. Những chữ này mọi người đều biết viết, nhìn những chữ này thật đơn giản, nhưng hàm ý biểu đạt của nó vô cùng sâu sắc, hai câu thơ chỉ có mười chữ, nhưng đã gợi lên cho ta thấy rằng: bạch nhật (mặt trời trắng) vốn nên phải là hồng nhật (mặt trời đỏ), nhưng vì ở khoảng cách khá xa nên nhìn thành màu trắng, vậy là có màu đỏ. Y sơn, núi có màu gì? Là màu thanh sơn, màu xanh. Mà màu xanh này tùy theo ánh sáng càng tối thì màu sắc càng sẫm, y sơn tẫn là quá trình, màu xanh này còn đang thay đổi, ở đây có trắng, đỏ, xanh, hơn nữa màu sắc vẫn còn thay đổi. Hoàng Hà là màu vàng; chữ “hải” trong “nhập hải lưu” là màu sắc gì? Biển xanh rộng lớn. Mọi người xem mười chữ này có rất nhiều màu sắc. Hơn nữa những màu sắc này không phải là cố định, còn không ngừng biến hóa.

Vậy thì “Bạch nhật y sơn tẫn” là ý nghĩa gì, chỉ là khuất núi thôi sao? Ngày mai thì sao? Phải chăng lại xuất hiện lại, lại lặn xuống núi, lại xuất ra…. lặp đi lặp lại, mặt trời này chính là tuần hoàn, mấy năm? 10 năm? 20 năm? 100 năm? 200 năm?….. Mấy nghìn năm? Mấy vạn năm? Trên ức năm vẫn không dừng. Vậy thì hàng ức vạn năm trước phải chăng cũng như vậy? Thời gian dài vẫn luôn như vậy, bạn nói xem nó có mạnh mẽ không? Nó có nghỉ không? Thời gian lâu như vậy nó có thể nghỉ sao? Nó hễ nghỉ thì hỏng rồi, trái đất sẽ xảy ra chuyện lớn.

Mọi người biết chuyện Hậu Nghệ bắn mặt trời, xuất hiện rất nhiều mặt trời khiến mặt đất bị thiêu rụi, vậy mặt trời muốn nghỉ ba ngày thì sao? Con người sẽ không cần nghỉ nữa, con người đều xong hết cả. Mặt trời đến một ngày cũng không nghỉ, đây chính là “Bạch nhật y sơn tẫn” mà thơ Đường nói, đây chính là “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Làm người quân tử khi nhìn thấy loại trạng thái này của mặt trời, chúng ta nên làm gì? Không ngừng nỗ lực, chúng ta có thể xin nghỉ một ngày không? Đương nhiên việc xin nghỉ này không phải là bạn mắc bệnh rồi không thể xin nghỉ, mà là những phương diện mỹ đức mà chúng ta tu dưỡng bản thân thì tốt nhất là một ngày cũng không được dừng, không ngừng đề cao. “Bạch nhật y sơn tẫn”, những mỹ đức tu dưỡng bản thân một ngày cũng không được dừng, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, một ngày cũng không buông lỏng. Không phải nói là nhà bạn có việc không để bạn nghỉ, nhà bạn có việc, bạn còn phải hiếu thuận, còn là mỹ đức, nhưng cần phải sắp xếp công việc cho tốt.

“Bạch nhật y sơn tẫn, Hoàng Hà nhập hải lưu” và “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”, sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy về biển lớn có dừng không? Không dừng. Quân tử có nên như vậy phải không? Vậy thì khi bạn cho người khác phải chăng cũng nên như vậy? Không chịu bất kỳ cản trở nào. Không phải vì hôm nay người khác tốt với tôi, thì tôi tu dưỡng bản thân; ngày mai không tốt với tôi, thì tôi không tu dưỡng bản thân nữa, đó là chí hướng giống như Hoàng Hà nhập hải lưu sao?

Trong “Đệ tử quy” có một đoạn như sau: “Thân ái ngã, hiếu hà nan. Thân tăng ngã, hiếu phương hiền” (Cha mẹ thương, hiếu đâu khó. Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt). Chữ hiền ở đây là chữ hiền trong hiền đức. Mẹ tốt với bạn, bạn đương nhiên phải báo đáp mẹ; vậy mẹ không tốt với bạn, bạn vẫn có thể làm tốt, có phải sẽ rất phi thường không? Vậy thì trong quá trình sông Hoàng Hà chảy ra biển sẽ có trở lực phải không? Có, nhưng có thể cản nổi nó không? Nó vẫn kiên định hướng về phía trước. Chúng ta hàng ngày đi làm cũng rất mệt, có thể cũng muốn nghỉ một ngày, cho nên làm được “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức” thật không dễ dàng.

Tại sao biển lại rộng lớn như vậy, bởi vì nó đặt vị trí của bản thân ở rất thấp, đặt càng thấp thì chảy vào càng nhiều, hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại (nghĩa là biển dung nạp trăm sông, vì có thể dung nạp nên mới lớn như thế). Đặt bản thân thấp một chút, bạn tôn kính cha mẹ, tôn kính lãnh đạo, tôn kính giáo viên, tôn trọng con cái, ai bạn cũng tôn kính, người khác sẽ quay trở lại tôn kính bạn, trân trọng bạn, yêu quý bạn. Bạn xem mười chữ “Bạch nhật y sơn tẫn, Hoàng Hà nhập hải lưu”, chứa đựng bao nhiêu nội hàm, bạn xem chữ Trung Quốc có phải rất có nội hàm không?

“Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Vừa rồi chúng ta nói biển lớn thấp, đại địa lại càng thấp, ai cũng dẫm lên bà, ngay cả một con kiến đều có thể dẫm lên bà, bà tuy thấp, nhưng bà chứa đựng, bao dung tất cả. Quân tử nghĩ đến đại địa thì nghĩ tới hậu đức tải vật, vậy thì chúng ta yêu một đứa trẻ, yêu mười, hai mươi đứa trẻ, chúng ta có thể học tập theo đại địa, đại địa yêu nhiều đứa trẻ như thế, tất cả động vật, thực vật, chúng sinh, đây là một loại đại ái, đây là một loại đại thiện, đây chính là “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Cho nên cổ nhân đối đãi như vậy với thiên địa, sùng kính thiên địa, chí ở học tập, noi theo thiên địa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017



Ngày đăng: 13-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.