Giáo dục hạnh phúc (1): Lời mở đầu: Hậu đức tải vật – Sự vĩ đại của đức tính người mẹ



Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Xin kính chào quý thầy cô!

Hôm nay hiếm khi mọi người được nghỉ nửa ngày, để giúp mọi người thư giãn một chút, chúng tôi sẽ giảng một số đạo lý về phương diện làm một người phụ nữ như thế nào, đạo nữ giới trong văn hóa truyền thống, đó chính là hậu đức tải vật. Chúng tôi sẽ giảng làm thế nào để trở thành một người con hiếu thảo, một người vợ dịu dàng, một người mẹ hiền từ, thực ra là mong muốn mọi người làm một người phụ nữ hạnh phúc. Bởi vì mọi người đều là giáo viên cho nên tôi sẽ nói với mọi người trách nhiệm thần thánh, hạnh phúc tốt đẹp của các giáo viên, thực ra cũng là đang giảng thế nào là nền giáo dục thật sự.

Quan niệm về giáo dục và học tập ngày nay có sự khác biệt rất lớn với thời cổ đại. Mọi người học “Đệ Tử Quy”, trong đó giảng: “Đệ tử quy, thánh nhân huấn; thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín; phiếm ái chúng, nhi thân nhân; hữu dư lực, tắc học văn.” (Lời dịch: Phép người con, Thánh nhân dạy: Hiếu đễ trước, kế cẩn tín; yêu mọi người, gần người nhân; có dư sức, thì học văn). Trong bảy phương diện của “Đệ Tử Quy”, thì sáu phương diện là hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái chúng, thân nhân; sáu phương diện này có nhắc đến việc học tập tri thức không? Bạn xem hiếu và đễ là chỉ điều gì? Có phải phương diện đạo đức không? Vậy thì cẩn, tín là tri thức sao? Cho nên quá khứ Thánh nhân dạy dỗ người, không chú trọng vào kiến thức như ngày nay, họ giảng “truyền đạo, giảng dạy tri thức, giải đáp thắc mắc”, họ thông qua giảng dạy để thực hiện mục đích căn bản là truyền đạo.

Đạo này trong văn hóa Nho gia là Đạo làm người, vậy làm người như thế nào? Đó chính là sáu phương diện hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái chúng, thân nhân, yêu tất cả mọi người, gần gũi với người nhân đức. Cho nên mọi người xem bảy phương diện của “Đệ Tử Quy” thì có đến sáu phương diện không hề nhắc đến học tập tri thức, hiện nay khi chúng ta đào tạo các thầy cô giáo, đều là dạy tiếng Anh, các loại kỹ thuật giảng dạy, v.v. Nhưng trong “Đệ Tử Quy” nói rằng có dư sức những điều ấy rồi thì mới học văn. Cổ nhân cho rằng chỉ khi làm được tất cả sáu phương diện hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái chúng và thân nhân này, mới có thể học những tri thức mà chúng ta ngày nay gọi là kiến thức thi đại học. Ví dụ môn ngữ văn, toán học, Anh văn, địa lý, mỹ thuật,v.v. Những môn học này đều thuộc về “văn”. Nhưng trong giáo dục của chúng ta ngày nay vì sao không hề có sáu phương diện hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái chúng, thân nhân này?

Vậy thì trong “Đệ Tử Quy” giảng, chỉ khi làm được sáu phương diện này mà “hữu dư lực, tắc học văn”. Nếu như chưa làm được những điều này thì bạn đừng nên học. Tại sao không nên học? Mọi người có biết ý nghĩa của nó là gì không? Ví dụ về một người luyện võ thuật, người này luyện được rất giỏi, võ thuật này là một loại kỹ năng, kỹ năng này ai có thể nắm vững, ở tình huống thông thường, cảnh sát mà nắm vững nó thì có thể bắt được kẻ trộm, nhưng nếu kẻ trộm cũng nắm vững thì sao? Cảnh sát thông thường cũng phải chịu thua, anh ta có thể làm nhiều việc xấu hơn. Đương nhiên nếu cảnh sát trở nên tà ác, vậy thì việc xấu người này làm sẽ càng nhiều. Thứ kỹ thuật này nếu không có đức sẽ xuất hiện tình huống gì? Có thể làm càng nhiều chuyện xấu, sẽ nguy hại rất lớn cho xã hội. Cho nên cổ nhân giảng “đức giáo vi tiên” (giáo dục đạo đức là ưu tiên hàng đầu), đầu tiên cần giảng đức, như vậy thầy cô là những người giáo dục con người, thì càng nên coi trọng đạo đức.

Chúng tôi nói về ý nghĩa của việc giáo dục và học tập thời cổ đại và ngày nay là không giống nhau, thời cổ đại chủ yếu bắt đầu từ phương diện đạo đức, mà không phải bắt đầu từ việc học tập. Hiện nay khi chúng ta dạy học sinh, nói rằng tại sao học sinh không nghe lời, chúng không nghe lời cha mẹ và thầy cô, trên thực tế là chúng ta chỉ dạy kỹ năng cho trẻ mà không hề dạy trẻ nhiều hơn về lòng biết ơn và cách làm người, không dạy trẻ biết trọng đức. Chúng ta không chỉ muốn dạy trẻ có đức, mà còn phải là hậu đức. Hôm nay chúng tôi giảng hậu đức tải vật là giảng cho các thầy cô giáo, bởi vì đó (hậu đức tải vật) tượng trưng cho đại địa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017



Ngày đăng: 23-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.