Giáo dục hạnh phúc (9): Sự vĩ đại và thần thánh của giáo viên



Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 1: Hậu đức tải vật

Mục 2: Sự thần thánh của giáo viên

2. Sự vĩ đại và thần thánh của giáo viên

Chữ sư (師) này không hề đơn giản, mọi người có biết bàn thờ cúng thiên địa trong quá khứ không? Quá khứ vào dịp năm mới khi làm xong món ăn ngon thì người già sẽ nói: “Hãy cúng ông trời trước”. Đĩa sủi cảo đầu tiên phải để cúng ông trời hoặc tổ tiên trước, đĩa sau mới để ông nội hoặc người lớn tuổi ăn, đây chính là tôn kính. Quá khứ bài vị là để thờ cúng những gì? Thiên, Địa, Vua, Thân (người thân), Sư (người thầy). Đương nhiên có người nói rằng thờ Ngọc Hoàng Thiên Đế, Ngọc Hoàng cũng thuộc về phạm vi của trời. Các vị Thần trong trời đất đương nhiên có rất nhiều. (Với người Trung Quốc kính Trời là kính Thần, chứ không phải là kính bầu trời, tế thiên là tế Thiên Đế, người dân gọi là Ông trời, tế Thiên Đế là tôn kính tất cả Thần Phật Tiên Quân ở trên trời, còn dưới đất bao gồm Thần núi, Long vương, Thành hoàng, Thổ địa v.v.)

“Quân” là Vua một nước, còn “Thân” chính là song thân phụ mẫu. Thiên địa rộng lớn, không có thiên địa là điều không thể được. Trời che đất phủ, con người phải biết ơn trời che đất phủ. Sau đó là Vua, cha mẹ song thân bao gồm cả tổ tiên, cuối cùng thứ năm là người thầy. Cho nên người thầy cũng vô cùng vĩ đại và thần thánh. Người thầy có phải là người thân ruột thịt trong nhà không? Không phải, vậy tại sao người ta phải cung phụng người thầy? Chính là làm thầy không hề dễ dàng, nhiệm vụ thực sự của người thầy là phải truyền đạo, thông hiểu đạo của trời đất, truyền đạo thánh hiền, thánh 聖 chính là có thiên nhĩ thiên khẩu, là người truyền đạt đạo của trời đất, sao có thể không thần thánh đây?

“Học Ký” là một cuốn sách thời Xuân Thu Chiến Quốc, tương lai nếu có cơ hội sẽ giảng cho mọi người về cuốn sách này. Cuốn sách khoảng hơn 1000 từ, trong đó nói rất rõ ràng về vấn đề giáo dục, nêu lên rằng người thầy là nước pha trộn màu sắc, không màu không mùi, nhưng không có nước thì các màu sắc không thể hòa quyện với nhau. Bạn nói xem nước này có quan trọng không? Không có nước thì bức tranh này vẽ không thành được, bạn có sơn màu vàng, đỏ, xanh lá, nhưng không có nước thì không vẽ ra được, màu sắc sẽ không thể trộn lại với nhau. Người thầy không ở trong Ngũ Phục (1), vậy người thầy có phải là người trong nhà bạn không? Không phải. Nhưng có người thầy thì giữa những người trong nhà sẽ càng thân thiết. Người thầy thời cổ đại giảng đạo đức nhân luân, giảng đạo lý làm người. Giáo viên chúng ta ngày nay giảng biết ơn, biết ơn ai? Đứa trẻ này sẽ biết biết ơn, như thế có phải sẽ càng thân thiết với cha mẹ hơn không? Là công lao của ai đây? Là công lao của giáo viên. Bạn không phải người nhà của trẻ, nhưng bạn có thể khiến gia đình trẻ càng thân thiết, càng hòa thuận. Bạn giảng đạo lý cho trẻ, bạn giảng rằng các con phải hiếu kính ông nội, bạn làm cho trẻ và ông nội của mình càng thân mật, đây chính là tác dụng của giáo viên.

Ngược lại, người giáo viên khác với người mẹ, người mẹ có thể yêu được mấy đứa con, và tất nhiên làm mẹ sẽ yêu con cái của mình. Nhưng là giáo viên, bạn lại có thể yêu rất nhiều đứa trẻ. Mọi người xem, một người mẹ và một người giáo viên, tấm lòng của giáo viên có thể rất rộng lớn, tấm lòng của giáo viên cần phải vô cùng rộng lớn.

Ghi chú:

(1) Ngũ Phục: là một khái niệm trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, đề cập đến việc người con trai phải tuân thủ và hiếu kính cha mẹ, cùng với việc tôn trọng anh chị em, tôn trọng bạn bè, và cuối cùng là phục tùng vua chúa. Nó thể hiện tinh thần hiếu thảo và tôn trọng trong xã hội cổ đại Trung Quốc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017



Ngày đăng: 03-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.