Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Văn hóa truyền thống

Giáo dục hạnh phúc (26): Đệ Tử Thánh Nhân

18-07-2025

Tác giả: Đồng Hân

[ChanhKien.org]

Chương 3: Thánh Hiền Tất Thành

Mục 2: Đệ Tử Thánh Nhân

Chúng tôi sẽ giảng giải kỹ hơn về phần tổng quan này để mọi người hiểu được nội dung chính của Đệ Tử Quy. Bài đầu tiên chủ yếu nói về các quy phạm đạo đức dạy làm người của các bậc cổ thánh tiên hiền xưa, trong đó quan trọng nhất là hiếu kính cha mẹ, yêu thương thân ái anh em, tiếp đến là làm việc cần nghiêm túc cẩn thận, làm người cần thành thật thủ tín, yêu thương tất cả mọi người trên thế gian, lại nữa là cần thân cận nhiều hơn với những bậc quân tử đạo đức cao thượng, nếu đã làm được những điều ấy rồi mà còn dư thời gian, sức lực thì có thể học tập tri thức, kỹ năng và các học vấn khác từ nhiều phương diện.

Dưới đây chúng ta cùng nhau dùng âm thanh hạnh phúc đọc bài này:

Đệ tử quy
Tổng quan
Đệ tử quy, Thánh nhân huấn: Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín;
Phiếm ái chúng, nhi thân nhân; hữu dư lực, tắc học văn.

Từ đầu tiên là “đệ tử”, ý nghĩa là người em, người con. “Quy” chính là quy phạm. “Thánh nhân”, là chỉ người có phẩm đức cao thượng, cao siêu, nhân cách hoàn hảo. “Huấn” có ý là giáo huấn, dạy dỗ, khuyên bảo.

“Thủ hiếu đễ” chính là đầu tiên phải hiếu thuận bố mẹ, tôn kính huynh trưởng, hàm ý sơ khởi nhất của nó là tôn kính phụ mẫu và huynh trưởng.

Câu thứ hai “Thứ cẩn tín”, chính là thận trọng cẩn thận, thành thực giữ chữ tín.

“Phiếm ái chúng” chỉ rằng phải yêu thương mọi người, “Phiếm” có ý là rộng lớn.

“Nhi thân nhân”, chính là người có đức lớn thương người. “Nhân”, chỉ trái tim nhân từ khoan hậu, có đạo đức cơ bản yêu người yêu vật.

“Dư” là chỉ có dư nhiều thời gian, sức lực, để nghiên cứu học vấn. Khổng Tử nói “Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”, ông chủ trương giáo dục đạo đức (đức giáo), học tốt phương diện này rồi còn thời gian sức lực thì mới “tắc dĩ học văn” (học tập các loại tri thức khác).

Đây là giải thích cơ bản nhất, những từ như thánh nhân, đệ tử đều là những giải thích cơ bản, đều là tổng quan, có thể nói cả cuốn Đệ Tử Quy đã được gói gọn trong phần tổng quan này. Đây là những điều cơ bản nhất, hoàn chỉnh nhất, cực kỳ rõ ràng.

Chúng ta chia nội dung phần tổng quan thành ba phần lớn: phần thứ nhất, chính là sáu chữ đầu tiên: “Đệ tử quy, thánh nhân huấn”. Phần thứ hai chính là những câu ở giữa: “Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín; Phiếm ái chúng, nhi thân nhân”. Phần thứ ba là “hữu dư lực, tắc học văn”.

Đầu tiên là “Đệ tử quy, thánh nhân huấn”.

Vừa rồi khi nhắc đến việc làm người em, làm người con, chúng ta có nói về ý nghĩa của chữ “hiếu” (孝), phần nửa trên là người già, phần nửa dưới là đứa con, là chữ có kết cấu trên dưới. Cổ nhân Trung Quốc tạo chữ quá tuyệt diệu, có một câu là “trên từ dưới hiếu”, chính là bậc cha mẹ, là người lớn cần vô cùng từ ái, như trời bảo hộ con cái; làm người con, chính là phải cung kính trưởng bối như trời vậy. Một chữ hiếu này có cả hàm nghĩa của hai phương diện, chứ không phải chỉ có hàm nghĩa của một phương diện.

Một chữ khác tương tự, ta bàn về chữ “đễ”, bên trái là chữ “tâm”, muốn biểu thị rằng, tôi là em, thì đễ chính là tấm lòng của người làm em, trong tâm là người anh, đây gọi là “đễ”; còn nếu tôi là người người anh, thì đễ chính là tấm lòng đó của người anh chỉ có người em, trong tâm tôi có người em, cũng là đễ. “Hiếu”, “đễ”, hai chữ này được tạo thật hay! Thật thần kỳ biết bao! “Huynh đạo hữu, đệ đạo cung”, chính là huynh hữu đệ cung. “Huynh hữu”, nghĩa là chúng ta lúc nhỏ có bạn bè, người anh thường dắt em đi chơi cùng bạn mình, có khi chê em mình phiền, xem như cái đuôi nhỏ, bỏ rơi người em. Vậy thì trên cương vị là người anh, nên đối đãi với em như với chính mình, không nên xem nhỏ, xem nhẹ, nhất định cần tôn kính em, đối đãi với em như người bạn tốt. Vậy còn ý nghĩa của “đệ cung” chính là nói rằng không thể xem người anh ngang bằng mình, mà nên xem anh cao hơn, vì anh lớn tuổi hơn, đóng góp cho gia đình nhiều hơn.

Thực ra, phần thứ hai “xuất tắc đệ” nhấn mạnh vào chữ kính, chính là “trưởng giả tiên, ấu giả hậu” (Diễn nghĩa: người lớn trước, người nhỏ sau), dù người anh được sinh ra trước em chỉ một giây thì vẫn là anh, làm em thì phải tôn kính anh. Trước đây thường nói “trưởng huynh như phụ” (anh cả như cha), “trưởng tẩu như mẫu” (chị dâu cả như mẹ). Cho nên “huynh đạo hữu, đệ đạo cung” nghĩa là trong lòng người em phải chứa được người anh, trong lòng người anh phải chứa được người em, mọi người có để ý thấy chữ “đễ” này là kết cấu trái phải, giống như anh em thì ngang hàng, còn chữ “hiếu” lại có kết cấu trên dưới, chính là giống như kính lớn yêu nhỏ, kỳ diệu biết bao! Có người cuồng vọng cho rằng bản thân mình ngày nay đã phát minh sáng tạo ra một vài thứ, vượt qua cả tổ tông, thế nhưng những thứ anh ta sáng tạo được đến từ đâu? Mặt trái khi sử dụng là gì? Thật ra chính anh ta cũng bối rối không biết, mà những điều tốt đẹp được tổ tiên sáng tạo vẫn luôn quán xuyến đến tận ngày nay, mang lại phúc lợi cho mọi người, khi thật sự có tấm lòng biết ơn, thì sẽ không cuồng vọng như thế, chỉ có chấn động, kính phục và tôn kính, lúc đó bạn sẽ nói: nhìn xem những chữ này tổ tiên tạo lập thật tốt biết bao!

Đương nhiên tạo dựng một chữ là phải có hàm nghĩa. Với cách nhìn hạn hẹp ngày nay của chúng ta thì chỉ có thể phân tích, phân tách, thế nào gọi là phân tích? Hơi thiên vị một chút, ví như nói một cô giáo, cô ấy ở nhà với mẹ thì là con gái, ở với con thì là người mẹ, với mẹ thì cô ấy nhỏ hơn, với con thì cô ấy lớn hơn. Vậy nên, bản thân cô ấy chính là trên từ dưới hiếu, không có phân tách, mỗi người chúng ta cần trên từ dưới hiếu, bản thân nó là thể đồng nhất, người ngày nay chỉ nói về một khía cạnh thì không đúng rồi.

Thật ra, chúng ta ngày nay cũng như thế, bạn có thể có anh, có em, bạn có thể là con giữa, nhưng chúng ta đều nên học Khổng Dung nhường lê, trước mặt có anh, sau lưng còn em. Vì sao phải nhường anh? Vì anh lớn hơn ta. Vậy vì sao lại phải nhường em? Vì em nhỏ hơn ta. Thế nên, trong lòng người ấy chỉ có anh và em, chỉ không có bản thân mình; nói ngược lại, khi anh và em của người ấy đều không có “tôi”, trong lòng mọi người nhất định sẽ có người ấy. Bạn thử nghĩ xem, nếu ta ích kỷ, trong tâm bạn chỉ có bản thân, thì trong các anh chị em, sẽ chẳng có lấy một ai quan tâm bạn, vì trong trái tim của họ cũng chỉ có bản thân mình. Nếu như chúng ta đều đề xướng quan tâm người khác, vậy thì trừ chính bản thân mình, tất cả mọi người đều sẽ quan tâm đến bạn. Chính là đạo lý như thế, vậy nên thời xưa làm việc gì cũng đều là viên dung.

Nhắc đến Đệ Tử Quy, thì tức là nhấn mạnh vào quan hệ giữa “tử”, “đệ” với cha, anh, cũng như thái độ với người trên. Đệ, tử là ai? Có thể nói là các bạn nhỏ, hoặc có thể nói là các bạn học nhỏ tuổi hoặc “trẻ em”, đều được gọi là “đệ tử”.

Kiểu giải thích thứ hai chính là cách làm con, làm em, điều này chúng ta đều biết, ví dụ như người lớn dắt con trẻ đi mua Đệ Tử Quy, nhưng có mấy ai sẽ mua về một quyển cho bản thân mình? Nào có cặp đôi nào mới kết hôn, nói rằng chúng ta hãy mua một cuốn Đệ Tử Quy để cùng nhau học tập. Đa số là người lớn dẫn con trẻ đi mua Đệ Tử Quy, thông thường mọi người đều cho rằng đây là để cho con trẻ đọc, nhưng trên thực tế thì điều được giảng lại là các đạo lý làm người, không phải đạo lý làm con trẻ. Ai không từng là một người con, ai không từng là một người em?

Các bạn nhỏ trong trường mẫu giáo liệu có thể hiểu được “Phàm thị nhân, giai tu ái” (Phàm là người, đều yêu thương) chăng? Hiểu “Thiên đồng phúc, địa đồng tải” (Che cùng trời, ở cùng đất) chăng? Các bạn nhỏ trong trường mẫu giáo làm sao có thể hiểu được những điều này đây? Thực ra đây chẳng phải là những điều mà một người quân tử nên làm sao? Vậy nên, Đệ Tử Quy của chúng ta, nhấn mạnh cực kỳ vào chữ “Đệ tử” này, chính là đệ tử của “thánh nhân”. Đệ tử này học tập theo thánh nhân, xem thánh nhân là thầy, được thánh nhân dạy bảo. Sau khi được thánh nhân dạy bảo, họ sẽ trở thành thánh hiền, vì họ đã xác định mục tiêu là trở thành thánh hiền, vì “thánh dữ hiền, khả tuần chí” (Thánh và hiền, dần làm được). Nếu không thì học theo thánh nhân để làm gì? Cứ học theo các thầy cô là được rồi. Học theo thầy cô thì sẽ giống thầy cô, học theo thánh nhân, thì sẽ thành giống như thánh nhân. “Thánh dữ hiền, khả tuần chí”, tin rằng bản thân nhất định có thể trở thành thánh hiền, có thể dạy dỗ ra thánh hiền, người dạy Đệ Tử Quy, học Đệ Tử Quy, phải thật sự tin tưởng thì mới thành công.

Vậy nên, “đệ tử” này không phải là những đứa trẻ thông thường, mà là đệ tử của thánh hiền. Đường Thái Tông từng truy phong Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, quân vương của các triều đại thời xưa cực kỳ tôn kính Khổng Tử, hoàng đế Khang Hy đã đích thân đến Miếu Khổng Tử tại Khúc Phụ, Sơn Đông lễ bái Khổng Tử, hơn nữa còn tự tay viết “Vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời), cũng có lời tán tụng Khổng Tử là “Thiên Cổ Đế Vương Sư”. Vậy mới nói, Khổng Tử là thầy của thầy, thầy của đế vương, là hình mẫu người thầy của vạn thế, không phải chỉ là người thầy thông thường chỉ truyền dạy kiến thức.

Vậy nên thời xưa tại bất cứ một khu vực rộng lớn nào, từ tỉnh, huyện trở lên, đều có Khổng miếu, trường trung học số một trong khu chúng ta hiện nay, nằm ngoài cửa đông của huyện thành, trước kia vốn là một tòa miếu Quan Công, cũng gọi là Võ miếu, miếu thánh nhân họ Võ thời Thanh; còn trường trung học số hai trước là Văn miếu, còn gọi là “Khổng miếu”. Thế nên, hiện nay rất nhiều thành phố đều có con phố “Phủ học lộ”, các tỉnh huyện thời xưa đều có học phủ, gọi là “Tả Miếu Hữu Học”, chính là bên trái là Khổng miếu, bên phải là học phủ. Học phủ tương đương với phòng giáo dục ngày nay hoặc trường đại học cao nhất, tại kinh thành Bắc Kinh, nơi quản lý giáo dục gọi là Quốc Tử Giám, nằm ở bên phải. Trong quá khứ khi nhắc đến Quốc Tử Giám thì sẽ thấy vô cùng thần thánh, nếu ai tốt nghiệp từ nơi ấy ra sẽ rất được coi trọng, vì thời xưa hoàng đế học tập tại đấy. Bên trái là vị trí tôn kính, “tả miếu hữu học”, Khổng miếu bên trái có địa vị cao hơn Quốc Tử Giám, vậy thử nghĩ Khổng Tử trong mắt người xưa có quan trọng hay không?

Mọi người biết đến sự sùng kính của người xưa với Khổng Tử, ngay cả hoàng đế cũng phải bái lạy ông. Tại các tỉnh huyện, đều có Khổng miếu bên trái, phủ học bên phải. Quốc Tử Giám tương đương với ủy ban giáo dục, bộ giáo dục của Đại lục ngày nay, cũng tương đương với phủ học cao nhất của ngày nay, nó đảm nhiệm hai chức năng. Vậy nên, ngày xưa khi các giáo viên mới nhậm chức, học sinh lần đầu nhập học, việc đầu tiên họ làm chính là lễ bái Khổng Tử, vì ông là thánh nhân, ai ai cũng muốn làm đệ tử của thánh nhân.

Khi hiệu trưởng trường mẫu giáo hỏi bạn về Đệ Tử Quy, bạn thuận tiện nói một chút. Vì ông ấy rất công nhận Đệ Tử Quy, ông cũng đã học nó được tốt, nên ông hiểu “phiếm ái chúng, nhi thân nhân”, ông ấy sẽ tôn kính bạn, là một giáo viên mới đến, bạn sẽ hạnh phúc. Nhưng rất nhiều hiệu trưởng lại không biết, nếu bạn nói cho họ biết Đệ Tử Quy không chỉ dành cho con trẻ học, cả giáo viên cũng nên học, hơn nữa điều dạy bên trong đều là hạnh phúc và tốt đẹp. Như thế ông sẽ muốn bạn giảng cho ông ấy, trong chốc lát bạn đã không còn là một giáo viên phổ thông rồi.

Cuốn sách này không phải muốn bạn trở nên kiêu căng, kiêu ngạo, mà là mong bạn có lòng tin, có cảm giác trách nhiệm, bạn là một giáo viên hiểu đạo, truyền đạo, là sứ giả của văn hóa truyền thống mỹ lệ, thật hạnh phúc biết bao! Thế nên, hy vọng chúng ta có thể truyền đạt lại cho các giáo viên khác. Khi ta giảng cho học sinh những điều này, trẻ sẽ tôn trọng ta. Vì trẻ vốn không biết, trẻ mới muốn bạn giảng, là người thầy, bạn chẳng phải tôn quý lắm sao? Là một giáo viên, bạn là một giáo viên có thể bồi dưỡng cho thầy hiệu trưởng, thế nên chúng tôi mới nói những ai đang học cuốn sách này đều tôn quý, đều là đệ tử của thánh nhân, đều là thánh hiền tương lai.

Chúng ta lại bàn về chữ “Quy” (规), có rất nhiều cách giải thích, ta có thể tự ngẫm nghĩ về ý nghĩa của nó.Trong bài này thì “Quy” (规) là quy củ, còn có nghĩa quy phạm, quy tắc, quy định, chuẩn tắc, tiêu chuẩn. Có thể gọi là “tắc” (则), hoặc là “tiêu” (标), vì đó là tiêu chuẩn làm người. Chữ “Quy” này có thể triển khai được thành rất nhiều chữ, và nó xác thực có rất nhiều hàm nghĩa.

“Quy” cũng là “phu kiến” (夫+见 là 规), là kiến thức của bậc đại trượng phu, chính là nói rõ rằng đây không chỉ là điều mà một đứa trẻ cần học, “quy” không phải hạn chế người khác, mà là một tấm lòng. Ba chữ “Đệ Tử Quy” này, có thể giảng được rất nhiều, hơn nữa còn có rất nhiều ví dụ thực tế, nếu cộng thêm những trải nghiệm thực tế của bản thân, ắt hẳn sẽ giảng được rất tốt. Đương nhiên, sau này khi thầy cô dạy các bạn nhỏ về Đệ Tử Quy, các bạn nhỏ có thể sẽ hỏi chữ “Quy” này có nghĩa gì, có bạn nhỏ sẽ nói: “Cô ơi, là chữ quy trong ô quy (con rùa) phải không ạ?”

Khi này bạn có thể giảng giải cho trẻ rằng: “Không phải quy trong ô quy, mà là quy trong quy củ. Thế nào gọi là quy củ? Các con xem, khi người và xe gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, gặp đèn xanh thì đi tiếp. Nếu như gặp đèn đỏ, có vài bạn nhỏ nói rằng ‘không được, mình muốn đi qua’, như thế có thể sẽ bị xe tông, rất nguy hiểm”. Chúng ta nói “đèn đỏ dừng, đèn xanh đi” là một quy tắc, gọi tắt là “quy”, mọi người đều tuân thủ quy tắc này, xe cộ lưu thông được thông suốt. Nếu mọi người đi loạn, là không có quy củ, loạn hết cả lên, thì rất nguy hiểm! Thế nên, các bạn nhỏ nhất định phải giữ vững quy tắc. Vậy là, chúng ta đã dùng một ví dụ thực tế đơn giản để giải thích rõ nó, chứ không cần dùng đến những từ ngữ phức tạp, dùng ví dụ thực tế bên cạnh mình, dùng cách kể chuyện để giải thích là tốt nhất.

Khi giảng cho người lớn cũng thế, cần có quy củ. Có người nghĩ “Vì sao đèn đỏ thì không cho tôi qua”, nếu từ một góc độ khác mà giảng, thì sẽ rõ ngay. Quy tắc “đèn đỏ dừng, đèn xanh đi”, bạn đến ngay lúc đèn đỏ, thì phải dừng lại, nhường người khác đi trước, bạn mới được đi, dường như có vẻ thiệt thòi; thế nhưng khi bạn đến ngay lúc đèn xanh, thì bên kia cũng là cái quy tắc giống thế, họ cũng phải dừng lại chờ, nhường bạn qua trước. Có những người có thái độ thế này, nếu hôm nay quy tắc có lợi cho họ, họ sẽ đồng ý, nhưng khi không có lợi nữa thì họ lại không chấp nhận. Nhưng khi quy tắc đã được cố định lại, thì sự việc kia đã thay đổi, họ buộc phải chịu thiệt. Chúng ta nói quy tắc cần mọi người tuân thủ, đương nhiên, sự biến dị hiện đại đã tạo thành việc con người tạo ra quá nhiều quy tắc, sự ích kỷ của con người vì lợi ích trước mắt mà tự gò bó, trói buộc, phong bế chính mình, lại còn thấy tốt đẹp, ngày nay chuyện như thế có rất nhiều. Thời xưa không như thế.

Mọi người xem xét một chút, Đệ Tử Quy là lý tính, khi người khác dừng thì chúng ta mới đi qua. Làm giáo viên, con trẻ đều tôn kính bạn, thì có phải khi đó bài mà bạn giảng mới giảng được tốt nhất? Không phải là để hạn chế ai, nếu hôm nay cúi người chào thầy cô, thì sau này học sinh của bạn cũng sẽ cúi đầu chào bạn, chúng sẽ tôn kính bạn từ sâu trong nội tâm, vì bạn đã tôn kính thầy cô của mình, đã đem đến khởi đầu tốt, đã làm một hình mẫu tốt. Thế nên đó là quy củ quy tắc toàn diện, đó mới là Đệ Tử Quy chân chính.

Trong câu “Thánh nhân huấn” (Lời dạy của thánh nhân), thì “thánh nhân” này có thể nói thẳng là Khổng Tử, cũng có thể nói là thánh hiền Lý Dục Tú, đương nhiên không thể gọi Lý Dục Tú là thánh nhân, vì quá khứ thánh và hiền đều được phân biệt rất nghiêm. Như Mẫn Tử Khiên, Hoàng Hương, Đinh Lan, Lã Mông v.v. là hiền nhân, chỉ có thánh nhân mới có thể dạy lý của đại đạo cho chúng ta. Thánh nhân bên trong Đệ Tử Quy, là trực tiếp nhắc đến Khổng Tử, ngoài ra là chỉ tất cả cổ thánh tiên hiền. Thánh nhân này, nghĩa rộng bao hàm tất cả cổ thánh tiên hiền suốt 5000 năm. Chữ thánh nhân này hiện nay còn có hàm nghĩa trên bề mặt là người có đạo đức cao thượng, siêu phàm thoát tục; ngoài ra là người có tai trời, miệng trời, thay trời phát ngôn, truyền đạt đạo trời cho con người, chúng ta nhấn mạnh vào giải thích này, thật ra ấy mới là thánh nhân.

Có một câu nói thế này, “người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”, đây là lời của Lão Tử. Thật ra lời thánh nhân nói chính là đại diện cho lời của trời, là “thiên địa hữu đại mỹ nhi bất ngôn” (trời đất có đại mỹ mà không bao giờ nói ra) và “thiên địa hành bất ngôn chi giáo” (trời đất thực hiện giáo hóa không bằng lời nói). Trời đất không nói, thế nên mới cần thánh nhân chuyển đổi lời của trời thành ngôn ngữ mà con người hiểu được, vậy mới được gọi là “thánh nhân”. Thật ra nếu chúng ta cũng có thể trực tiếp học từ trời đất, vậy thì càng dễ trở thành thánh nhân hơn nữa.

Hiện nay có rất nhiều người tin vào các loại tôn giáo, vì thời nay khá loạn, rất nhiều thứ khiến người ta mơ hồ. Bạn muốn làm một việc gì đó nhưng lại không biết có nên làm không hoặc phải làm thế nào. Có một cách, nếu bạn tin Kitô giáo, bạn thử tự hỏi bản thân, việc này nếu là Giê-su thì có làm hay không? Giê-su sẽ làm thế nào, đặt tại vị trí nào? Giê-su bị đóng trên thập tự giá, thần tích ấy vẫn luôn tồn tại. Sự tích về Thích Ca Mâu Ni cũng luôn ở đấy, ông là vương tử, lại ngày ngày đi xin ăn. Cách làm của thánh hiền chẳng phải là đang dạy con người phải chịu khổ sao? Ông chịu khổ là vì người khác, kể cả việc chỉ dẫn cuộc đời cho người khác. Ông ấy đem đến lợi ích cho người khác, chịu khổ nhiều như thế, chúng ta hiện tại làm các việc thì đã dễ dàng hơn rất nhiều rồi, không cần chịu cái khổ ấy nữa, không cần đi xin ăn, cũng không cần bị đóng trên thập tự giá. Mọi người hiện nay đã tốt hơn nhiều, còn có tiền lương thưởng, còn có đội nhóm, chúng ta có thể lập chí tự bồi dưỡng thành thánh hiền chăng?

Đương nhiên, chữ “thánh” (聖) còn nhắc chúng ta cần có cái tai (耳) lớn để lắng nghe nhiều hơn, một cái miệng nhỏ (口) để nói năng thận trọng, nhất định cần ghi nhớ điều này; hơn nữa tai (耳) cần nghe thật rõ, khẩu (口) cần nói thật minh. Nếu trong tâm bạn không minh bạch, vậy dù bạn có thuộc lòng cũng sẽ không nói được rõ. Khi giới thiệu nhà mình cho người khác, bạn nhất định sẽ nói được rất rõ ràng. Có một câu gọi là “nắm rõ trong lòng bàn tay”, chổi, hót rác để ở đâu, chăn để đâu, bạn liền nói được ngay. Vì sao bạn có thể nói được rõ thế? Bạn nói được rất rõ từng gian từng gian từ phòng nhỏ đến phòng to, chẳng phải làm được cả một bài viết rồi sao? Ngày nay trẻ nhỏ vì sao không viết văn tốt? Vì trong lòng chúng không có gì cả, không có bất kỳ cảm nhận nào, nên chỉ đành viết bừa. Con người làm việc gì, khi có cảm giác chân thực, sẽ rất dễ viết ra. Hôm nay bạn bảo đứa trẻ viết văn, nó vừa nghe viết văn liền thấy sầu não, đứa trẻ phải cố bịa ra, vì đó không phải lời trong lòng đứa trẻ. Thế nên lời trong lòng rất quan trọng. Nghe được rõ, nói được minh, giảng ra đều là đạo lý, ấy mới là thánh nhân.

Văn hóa truyền thống thường nói về những từ như “hoàng”, “đế”, “vương”, “bá”, Ngũ Bá không phải thánh nhân, nhưng Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Vương đều là thánh nhân mà Khổng Tử nói, chỉ là Khổng Tử rất hiếm khi nhắc đến hai vị đế là Nghiêu, Thuấn, vì càng lên trên, cảnh giới càng cao, thế nên ông biết nhưng không tùy tiện nhắc đến. Rộng lớn hơn là, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử cũng được gọi là thánh nhân. Chúng ta ngày nay khi nói với giáo viên, có phải sẽ nói về hiền sư và thánh sư? Các giáo viên của chúng ta có thể giống như người thầy của Ngũ Bá thời Xuân Thu, không cần giảng đạo lý, đi trễ phạt 50 đồng, dùng hình phạt nạng, có công ắt thưởng, thi phân loại đạt điểm cao coi như lập công, được đề bạt làm quan, đây gọi là bá sư (霸师、伯师), 霸 (bá quyền) cũng là 伯 (người bác), chữ 霸 và 伯 đọc cùng âm bá. Bạn cũng có thể làm “Vương” sư, giống như thầy của Đại Vũ, Thành Thang và Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương, dùng nhân đức để trị, đối đãi với con trẻ thì đều là “nhất thị đồng ‘nhân’” (mọi người ai cũng như nhau), đó chẳng phải là Vương sư rồi sao? Rất nhiều trẻ trong trường sẽ nói, giáo viên lớp chúng con tốt thế này thế kia. Nhưng nếu ngôi trường của chúng ta, tất cả con trẻ đều nói giáo viên nào trong trường cũng tốt, ngôi trường chúng ta đã trở thành một nơi cực kỳ tốt, nói rõ rằng bạn đối đãi với các bạn học trong lớp khác cũng giống như các bạn học trong lớp mình, như thế trẻ sẽ không nói giáo viên lớp 1 của chúng con tốt, giáo viên lớp 2 của cậu ta không tốt, nếu mà quả thật làm được thế thì rất tốt, chính là “phiếm ái chúng”, ít nhất cũng là Vương sư.

Còn có cả đế sư, cũng có thể gọi là đức sư, chính là giống như ngũ đế, Nghiêu Thuấn có đại đức, chính là loại cho đi này, ấy gọi là đế sư. Cao minh nhất là hoàng sư, như tam hoàng, tam hoàng đạo hóa, thế nào gọi là đạo hóa? “Nhập chi lan chi thất, cửu nhi bất văn kỳ hương; nhập bào ngư chi tứ, cửu nhi bất văn kỳ xú” (Diễn nghĩa: bước vào ngôi nhà trồng đầy hoa cỏ thơm, ở lâu trong đó không ngửi thấy mùi thơm nữa, đó là do đã bị hương thơm đồng hóa, phẩm đức được cảm nhiễm mà trở nên cao thượng. Bước vào tiệm bán cá muối, ở lâu trong đó dần sẽ không còn ngửi thấy mùi tanh hôi, vì đã bị mùi hôi tanh đồng hóa). Tam hoàng trị nước bình thiên hạ có trạng thái gì? Ngài giống như một vườn hoa, không nghĩ đến việc tỏa hương, người dân trăm họ cũng không nghĩ sẽ ngửi được hương thơm, nhưng trên thân mọi người đều ngát thơm. Ngài cũng không cố ý làm gì đó, mà mọi người cùng tỏa hương với ông. Đây chính là hoàng, người dân thậm chí không cảm nhận được mùi hương, nhưng tự nhiên đều có hương thơm.

Chúng ta nói hương thơm này thể hiện trong con người chúng ta, ví như nói bạn trừng mắt nhìn người nhà, ấy có gọi là thơm không? “Xú mỹ thậm ma a, hoàn bất như ngã ni” (trang điểm làm chi nữa, còn không bằng tôi đây), gọi là thơm được không? Đây là thối. Từng ngôn từ hành vi giáo viên này đều là hương thơm, là thiện ý, tỏa ra từ trong tâm, con trẻ tự nhiên sẽ học theo, cũng sẽ trở thành giống thế. Giáo viên ấy đứng đó, các học sinh đều cảm thấy rất tốt, mọi người sẽ không khỏi tự hỏi, vì sao lại thế? Con trẻ vô cùng yên tĩnh, hệt như người này từng giây từng phút đều tỏa ra những điều tốt đẹp, đây chính là đạo hóa. Họ không mang theo mùi xú, họ không tranh đua, họ không có nhân tố tranh cường, người khác cũng có thể cảm nhận được loại thiện ý này. Người này không đố kỵ với người khác, anh ta không có nhân tố đố kỵ, những người có nhân tố đố kỵ khi đứng trong trường không gian của anh này liền biết rõ bản thân không tốt. Thế nên đây chính là đạo hóa thiên hạ.

Trong chúng ta có thể có những giáo viên đạt được trạng thái này, cần phải đặt mục tiêu tương đối cao cho bản thân, bạn cần đạt đến trạng thái này. Ví như nói một lớp học. Bạn xem giáo viên này không cần nhọc sức, nhưng học sinh lại rất nghe lời, không hề thấy người này lớn giọng la lối, không thấy người này giảng về đạo lý gì đặc biệt. Những đứa trẻ này rất nghe lời, ấy là vì giáo viên ấy nghe lời, chịu nghe theo lời của thánh nhân, tu dưỡng được cực kỳ tốt, cũng không nhọc sức. Lại nói có những giáo viên cực kỳ vất vả, mà vẫn luôn có chuyện, vì họ mang theo nhân tố xấu.

Chúng ta tổng kết phần một. Sáu chữ “Đệ tử quy, thánh nhân huấn”, đã nói cho chúng ta người thầy trong Đệ Tử Quy này là ai, học sinh là ai, và quan hệ giữa họ là gì. Người thầy trong Đệ Tử Quy là thánh nhân, đệ tử là học trò của thánh nhân, Đệ Tử Quy là lời dạy của thánh nhân, là đạo làm người do thánh nhân truyền thụ, đệ tử cần tiếp nhận những lời dạy của thánh nhân, nỗ lực làm đến được tiêu chuẩn mà thánh nhân yêu cầu. Có duyên được học theo lời thánh nhân là một việc rất hạnh phúc, cuối cùng đạt đến cảnh giới của thánh nhân. Đây là một tiêu chuẩn cực kỳ cao, nhưng chúng ta cần lập chí đạt được, vì thế các giáo viên dẫn dắt học sinh nói “Vui vẻ học Đệ Tử Quy, từ nhỏ lập chí làm thánh nhân”, chính là bắt đầu từ đây, mục đích, phương hướng, mục tiêu mà chúng ta học tập Đệ Tử Quy cần phải rõ ràng, chính là học theo thánh nhân, làm theo tiêu chuẩn của thánh nhân, cuối cùng trở thành thánh nhân.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/149017

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài