Du du tự tại (22): Thuyết thủ (kỳ 2)



Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Song thủ vạn năng kháo song thủ
Bằng hữu kiến diện ác ác thủ
Điềm mật thời quang thủ khiên thủ
Thành gia lập nghiệp cần động thủ
Nhân nịch kỷ nịch thân viện thủ
Cựu tình miên miên nan phân thủ

Diễn nghĩa:

Hai tay vạn năng nhờ có đôi
Bạn bè gặp gỡ nắm chặt tay
Chia ngọt sẻ bùi tay trong tay
Thành gia lập nghiệp tay chăm chỉ
Gặp người nguy nan dang tay giúp
Tình nghĩa xưa cũ khó chia tay

(Trong giờ học)

Thầy Vương: Này các em, lần trước các em hỏi rằng giữa chữ Tranh (争) và chữ Thủ (手) có quan hệ gì? Trước tiên chúng ta hãy ôn lại bài trước ông Bút Lông đã giải thích nhé. Lần trước chúng ta đã về năm ngón tay hướng lên trên đại biểu cho chữ Thủ (手) và bộ Thủ (扌). Vậy năm ngón tay chỉ xuống sẽ biến thành chữ gì nào?

Các em nhỏ trả lời: Chữ Trảo (爪) ạ!

Thầy giáo: Rất tốt, vậy hai tay lại tạo thành chữ gì nào?

Các em nhỏ đáp: Chữ Tranh (爭) ạ!

Thầy Vương: Đúng rồi. Chữ Tranh chính là hai tay đang lôi kéo một thứ gì đó. Hai tay đó như thế nào chúng ta hãy mời ông Bút Lông giải thích nhé.

Ông Bút Lông: Chữ Tranh giáp cốt được phân thành ba bộ phận, trên và dưới đều là tay, có chữ thì phần trên là chữ Trảo爪 với năm ngón tay hướng xuống, có ý nghĩa là nắm giữ chặt không buông. Phần dưới là tay phải, dùng tay phải gắng sức lôi kéo.

Ở giữa là nét sổ biểu thị mọi người đang giành giật đồ, cũng có lẽ tượng trưng cho đồ chơi của trẻ em, hoặc là danh và lợi của những người lớn.

Duyên Duyên: Chữ Tranh phía trên là bộ Trảo, điều này rất rõ ràng, nhưng em nhìn không ra bên nào là tay phải ạ?

Ông Bút Lông: Trong chữ giáp cốt phía dưới là chữ 又 (hựu) do tay phải đơn giản hóa mà thành. Nét bút lược bớt nhiều, có lẽ là do lúc đó người khắc chữ lười nhác, vì vậy không dễ nhìn ra tay phải lực lưỡng. Không sao, chúng ta lại xem tiếp chữ 又 kim văn, sẽ nhìn rõ sự mạnh mẽ của tay phải. Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa đang xòe ra như chuẩn bị bắt quả bóng chày.

Đến thời chữ tiểu Triện, ba ngón tay hướng sang bên trái, cánh tay trở nên nhỏ và dài, đến thời chữ khải thư thì ngón tay cái và bàn tay được viết liền thành chữ Hựu hiện nay, nó mang ý nghĩa là tay phải.

Nhưng đến thời chữ kim văn, chữ Hựu lại bị giải thích thành ý nghĩa là lặp lại, lại lần nữa. Vì vậy, đành phải thêm chữ khẩu (口) bên dưới để phân biệt, thế là hình thành chữ Hữu (右) hiện nay.

Kỳ thực, chữ Hựu (又) nghĩa là lặp lại, lại lần nữa và chữ Hữu nghĩa là bên phải đều mang ý nghĩa tay phải.

Nhân Nhân: Hựu và Hữu giống hình dáng tay phải, vậy thì chữ Tả (左) có phải cũng giống hình dáng tay trái không ạ?

Ông Bút Lông: Hahaha… Các cháu ngày càng thông minh rồi đó, Tả chính là ngón cái của tay trái giơ ra, giống như muốn lấy thứ gì đó, nó lại được đơn giản hóa thành nét bút. Đến thời chữ giáp cốt giản lược bớt đi ngón tay cái, khó mà nhận biết được.

Thời đầu chữ kim văn, đặc trưng của tay trái rất rõ ràng, bàn tay rất rắn chắc, sau đó diễn biến thành nét bút nhỏ, đồng thời bên dưới còn có thêm một thứ gì đó như đang chống đỡ.

Chữ tiểu triện giữ lại tạo hình thứ hai của chữ kim văn. Đến thời chữ khải thư, ngón tay hai bên viết liền thành một nét, trở thành chữ Tả hiện nay.

Thầy Vương: Ồ, cổ nhân tạo chữ thật sáng tạo, cảm ơn ông Bút Lông đã giúp chúng ta hiểu rõ nhiều điều thú vị như vậy, hôm nay học tới đây, hẹn gặp lại các em ở bài sau nhé.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35041

 



Ngày đăng: 07-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.