Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 2.10): Cấu tạo chữ Hán và hình thức thể hiện nội hàm trong đó



[ChanhKien.org]

Thành phần biểu ý cơ bản của chữ Hán là các nét đơn, chứ không phải là chữ đơn như vẫn nhận thức, bao gồm: nét chấm, nét hoành, nét sổ đứng, nét phẩy, nét mác, nét gập, nét hất, nét móc nằm, nét móc trong, nét móc ngoài… tổng cộng có khoảng 10 loại. Mỗi một nét đều có đặc điểm ngoại hình đặc biệt, trình tự vận bút, phương hướng cho đến nội hàm đặc biệt của nó, đều đối ứng với thiên địa vũ trụ cũng như thiên đạo của tự nó. Chủ yếu đối ứng với các phương diện sau đây:

– Phương vị và thiên tượng khác nhau trong không gian;

– Quá khứ, hiện tại và tương lai của thời gian, cho đến đoạn thời gian và điểm thời gian;

– Vũ trụ, thiên địa nhân Thần của các tầng thứ;

– Biểu tượng của vạn sự vạn vật cho đến quan hệ tương hỗ trong đó và quy luật vận hành diễn hóa.

Đây đều là hình thức thể hiện của chữ Hán đối với pháp lý Thiên đạo. Vũ trụ là hoàn chỉnh, nên loại đối ứng này của Hán tự cũng là vô sở bất bao, vô sở di lậu, nó trở thành mối quan hệ ràng buộc giữa thiên địa, con người và Thần cho đến vạn sự vạn vật trong vũ trụ, là một trong những cầu nối tương thông giữa ý thức của con người với vật chất, tư tưởng và tinh thần cho đến sự tương thông của con người với Thần.

Theo nhận thức truyền thống, những đối tượng và sự đối ứng này bị hạn cuộc trong tầng thứ không gian bề mặt nội trong tam giới này của con người, mà trọng điểm của quyển sách này nhằm đem góc nhìn mở rộng ra khi đặt trong lịch sử của toàn thể vũ trụ, đặt trong sự vận hành thay đổi của sự vật, hoàn toàn là từ góc nhìn của thần tính để xem xét nội hàm của chữ Hán, đây là khác biệt căn bản của cuốn sách.

Các nét cơ bản có thể kết hợp thành bộ thủ hoặc chữ Hán đơn, có thể truyền tải hết thảy nội hàm vô cùng vô tận của Đại Pháp vũ trụ. Phương thức kết cấu của chữ Hán dựa vào đặc điểm bố cục của chín cung của Lạc thư, tổng cộng gồm có chín loại hình thức sau: loại hình dung nạp, loại hình tầng thứ, loại hình âm dương, loại hình lệch hướng, loại hình tạp hợp…

Hình thức kết cấuĐồ thị kết cấu tự hìnhHình ảnh liên quanVí dụ
Loại hình dung nạp⿴ ⿶ ⿵⿷Đa số liên quan đến phạm vi thời gian, không gian với tổng thể và cục bộ圓/圆 viên, 同 đồng, 兇/凶 hung, 匡 khuông, 局 cục
Loại hình tầng thứ⿱ ⿳Đa số liên quan đến tầng thứ基 cơ, 高 cao, 暮 mộ, 事 sự, 豎/竖 thụ
Loại hình âm dương⿰ ⿲Đa số liên quan đến biến hóa của âm dương數/数 số, 樹/树 thụ, 提 đề, 轉/转 chuyển, 偉/伟 vĩ
Loại hình lệch hướng⿸ ⿹ ⿺Đa số liên quan đến sự thiên về trắc diện của các vấn đề khác nhau居 cư, 可 khả, 斷/断 đoạn, 戶hộ, 廠/厂 xưởng
Loại hình tạp hợp⼞ ⿻Các chữ khác không thuộc loại hình trên乃 nãi, 又 hựu, 夕 tịch, 女 nữ, 力 lực

Các nét của Hán tự thông qua các phương thức khác nhau để có thể triển hiện được nội hàm của Hán tự, trong đó có các phương thức chủ yếu dưới đây:

– Chữ biểu tượng hình tượng, như chữ môn “門”;

– Chữ biểu tượng sự thay đổi, như chữ vây “圍”;

– Có các thành phần biểu thị nguyên nhân và kết quả, như chữ tội “罪”;

– Có các thành phần biểu thị sự đối chiếu của các mặt khác nhau, như chữ ly “離”;

– Hai hướng thuận và nghịch của nét bút cũng có thể có các nội hàm khác nhau, như chữ đạo “道”.

Hán tự là sống, là có sinh mệnh, là tạo hóa của Thần trong vũ trụ, Thần thông qua phương thức mượn tay của con người để sáng tạo ra nó, trong quá trình diễn hóa của lịch sử không ngừng hoàn thiện nó, bổ sung nội hàm cho nó, để cuối cùng trở thành một hệ thống chữ Hán hoàn chỉnh.

Nếu chuyển cách nhìn đến không gian của thiên địa nhân Thần ở các tầng thứ khác nhau theo chiều dọc, thì nội hàm và biểu hiện của Hán tự sẽ phát sinh thay đổi hoàn toàn khác, đạo lý thể hiện ra sẽ vượt ra khỏi không gian vật chất bề mặt của thế gian này, mà mở rộng đến tầng diện tư tưởng nhận thức, tầng diện tinh thần, tầng diện Đạo và đức cũng như tầng diện Thần của con người, điều này là đã liên quan với việc tu luyện của con người rồi.

Nếu chúng ta tiếp tục mở rộng tầm nhìn của mình, có thể sẽ phát hiện thực chất bản thân chữ Hán chính là thể hiện của một thế giới. Trong các thời không khác nhau và các tầng thứ khác nhau, các quan hệ đối ứng của nó đều có thể sẽ có điểm khác nhau, các nội hàm trong đó cũng có thể khác nhau. Nhưng là trong tầng thứ đồng nhất và thời không đồng nhất thì nội hàm của nó lại là tương đối cố định, vì vậy độc giả không nên hạn cuộc tự mình vào những quan niệm và nhận thức đã có, để tránh bị thu hẹp mức độ lý giải về nội hàm đối với Hán tự.

Nội dung quyển sách này chỉ là đứng trên cơ điểm của trái địa cầu nơi nhân loại tồn tại này, trên cơ điểm thế gian con người, trong phạm vi hệ Mặt Trời trong cái tiểu vũ trụ này mà đàm luận một cách nông cạn mà thôi, chứ sẽ không đào sâu vào những nội hàm ở những phương diện khác của chữ Hán, cũng sẽ không phủ định nội hàm và biểu hiện đã có của chữ Hán ở thế gian, mà là khai mở cánh cửa của không gian các tầng thứ khác nhau đối ứng với Hán tự, cung cấp cho người đọc một tham khảo hoàn toàn mới.

Do tu luyện của cá nhân tác giả có hạn, nên liên quan đến nội hàm thâm sâu hơn nữa của chữ Hán thì bạn đọc cần phải trong quá trình tu luyện Đại Pháp mới có thể nhìn thấy ngộ thấy được. Mà cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của tiên sinh Lý Hồng Chí quả thật có thể chỉ đạo con người tu luyện.

Tổng quan về các nét cơ bản của chữ Hán

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf



Ngày đăng: 02-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.