Mật mã phương Đông (quyển 1 – Phần 2.5): Thiên thời, địa lợi, nhân hòa (Kỳ 2)



[ChanhKien.org]


Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là biểu tượng cho nghĩa chân thực là gì?

Mặt Trời là biểu tượng cho sự thuần chính vô tư vô ngã trong hệ Mặt Trời. Trong chữ “địa cầu”, thì chữ địa là âm là đất, còn chữ cầu (球)có ý tứ trên bề mặt là “vương (王) giả hữu cầu (求)”. Một vị vua có điều gì mà không có, còn muốn cầu điều gì đây? Vua có điều mong cầu, cái tâm này chính là vị tư vị ngã, là bất hảo. Phần đại biểu của Thần trong chữ cầu là nét chấm nằm ở góc trên bên phải của thiên cách, là vị trí lệch hướng khỏi chính của trung tâm, là bất chính. Vì có mong cầu, nên không đạt được tiêu chuẩn vô tư vô ngã của cảnh giới càng cao hơn, do đó vị vua này cũng sẽ rơi xuống đất làm người thường. Trên Trái Đất có rất nhiều người như vậy, họ đều đã từng là vua trên Thiên thượng, trước khi Đại Pháp khai truyền thì đây là một Thiên cơ không cho phép con người biết, là bí mật rất lớn. Người Trung Quốc dùng chữ công chuyển (公转) để biểu thị Trái Đất quay quanh Mặt Trời, sau đây chúng ta cùng xem xét chữ “công chuyển” này. Trong chữ công (公), số 8 (八) ở trên là biểu tượng giải thể phân ly của âm và dương, trong đó nét phiệt (丿) bên trái là thuộc về dương; nét mác (㇏) bên phải thuộc về âm, còn phía dưới số 8 là bộ khư (厶) có nội hàm là cần loại bỏ; bộ khư (厶) thể hiện nội hàm vị tư. Vì vậy chữ “công”, chính là ý loại bỏ tư, vô tư. Chữ chuyển (轉, giản thể là “转”), phần bên phải là dương từ vị trí ở trên cao của vũ trụ đi xuống, ở thế gian tu luyện, trừ bỏ những vật chất bại hoại , là biểu hiện của đề cao quy chính (bộ thốn 寸); phần bên trái là thể hiện dương là từ chỗ thấp nhất của vũ trụ thông qua tu luyện ở thế gian hồi quy về chỗ cao trong vũ trụ, đây là xem xét phần bên phải và phần bên trái của chữ chuyển nhìn từ góc độ thuận chiều. Chúng ta sẽ từ góc độ tầng thứ vũ trụ hơn cao để xem xét nội hàm chữ công chuyển (公转) này, nó là biểu hiện cho vị vua (王) hạ xuống mặt đất để tống khứ tư tâm, tu thành bậc chính giác vô tư vô ngã thuần chính, là nội hàm của tu luyện phản bổn quy chân, 2 chữ này trong văn hóa thần truyền là biểu hiện cho nguyên do và mục đích căn bản vì sao con người đến thế gian.

Có lẽ bạn đọc chưa từng nghĩ đến vấn đề như thế này!

Kỳ thực, người tu luyện đã biết, hết thảy mọi sự vật trong tam giới đều được sáng tạo ra vì tu luyện, mọi sự an bài lớn trong Tam Giới về Thiên tượng, Địa tượng và lịch sử cũng đều là vì mục đích tu luyện mà an bài mà tồn tại; theo lẽ đó, chữ Hán trong văn hóa Thần truyền sao lại có thể ly khai khỏi chủ đề căn bản này được? Thần trong quá trình sáng tạo ra chữ Hán cho con người, thì nội hàm của tu luyện được khắc sâu vào trong chữ Hán, điều đó không có gì là lạ. Trong nội dung tiếp theo của quyển sách, độc giả sẽ nhìn thấy, nội hàm của tu luyện hầu như có mặt ở hầu hết các chữ Hán, chữ Hán sẽ tiết lộ cho quý vị biết rất nhiều Thiên cơ, quý độc giả sẽ nhìn thấy một thế giới mới hoàn toàn, hoàn toàn không giống như đã lý giải trước đó, những cánh cửa lớn sẽ dần dần mở ra trước mặt quý vị…

Bởi vì ngày nay cơ duyên hiển lộ những Thiên cơ của lịch sử đã chín muồi rồi.

Khi Trái Đất tự chuyển động xoay quanh trục của nó, thì phía mặt đối diện với Mặt Trời sẽ hấp thu năng lượng, nên mặt này sẽ là dương là chính. Chúng ta hãy xem xét chữ ngọ (午), trong chữ chính ngọ (正午), tức giữa trưa: nét “一” là biểu tượng của dương, nét cổn (丨) là biểu tượng cho sự chuyển động lên xuống, chữ thập (十) biểu tượng cho dương di chuyển vào chính trung tâm, nét phiệt (丿) biểu tượng cho sự thay đổi, chữ ngọ (午) biểu tượng cho dương từ Nhân cách mà vận chuyển hướng lên đến Thiên cách, đến được chính ở trung tâm, gọi là chính ngọ hoặc trung ngọ, ngọ biểu tượng cho thiên tượng của Mặt Trời ở giai đoạn này. Cũng trong chữ ngọ số 2 (二) là biểu tượng của âm (trong âm có dương, thượng dương hạ âm), chữ nhân nằm ngang (𠂉) ở bên cạnh biểu tượng sự thay đổi phần thượng dương trong âm nhị (二).

Vậy còn chữ chính “正” trong chữ chính ngọ? Trên là chữ nhất (一), dưới là bộ chỉ (止) nghĩa là dừng lại, khi dương thăng lên cực đỉnh thì nó dừng lại không lên nữa, thêm một bước nữa thì nó sẽ bắt đầu đảo ngược lại, sẽ hướng xuống mà chuyển sang phía ngược lại. Khi này, chính là thời cơ đã chín muồi (dưa chín cuống rụng), là lúc việc lớn đã thành. Hết thảy đều có định số, đây là vị trí của số 9 trong Lạc Thư, là chính vị và chủ vị của dương. Vậy thì, thiên tượng của chính ngọ là đại biểu cho dương đi lên thăng đến vị trí cực điểm, là biểu tượng của chính.

Chúng ta lại xem chữ dương (陽), bộ phụ “阝” là biểu tượng của phân chia tầng thứ, thượng dương hạ âm; ở chính trung tâm nét dương nhất đã đạt đến đỉnh, trở thành nhật (日: ngày), tại vị trí của số 9 nó thành Thái cực mới. Chữ vật “勿” là biểu tượng của dương nhất tại góc trên bên phải của Thái Cực mà phân thành 2 nét xiên lệch đi xuống; trong Thiên đạo cũng bao hàm đạo của con người, cũng có nội hàm cảnh báo con người không được đi xuống như thế, bởi vì đó là biểu hiện của bại hoại.

Thiên tượng tự chuyển là thể hiện nội hàm tu luyện đề thăng tự. Bởi vì Thiên can địa chi liên quan đến sự an bài vận số lịch sử trong quá khứ và Lý của tu luyện, cho nên sau khi Đại Pháp khai truyền, các Pháp Lý và những an bài trong quá khứ đều đã có cải biến, tại đây sẽ không nói chi tiết.

 

 

 

 

 

Thái Cực, Lạc Thư xưa nay đều được vẽ là mặt phẳng, trên thực tế chúng tồn tại trong vũ trụ, trong không gian thì chúng là lập thể; chúng liên quan đến sự biến đổi không ngừng của thời gian, vì vậy nó là vận động, chúng ta phải xem xét toàn bộ quá trình biến đổi của chúng trong không gian vận động này, thì mới có thể liễu giải được ngọn nguồn của Thiên cơ và Thiên tượng trong đó. Thiên Địa Nhân Thần là đồng tại trong vũ trụ nhất thể, tuy rằng có các tầng thứ khác nhau, nhưng là xuyên suốt trong Thiên lý từ trên xuống dưới cũng như trong Lý của con người, là một mạch kế thừa, cho nên từ trong Thiên tượng cũng có thể nhìn thấy Thiên cơ của những hiện tượng thế gian cho đến các hiện tượng trong con người. Đây là đặc điểm nổi trội nhất trong văn hóa Thần truyền Trung Hoa, Thiên Địa Nhân Thần là tương thông, lý giải được chủ tuyến của tầng thứ vũ trụ này, thì sẽ nhìn rõ Thiên tượng, thấy được Thiên cơ, minh bạch được nội hàm Thiên lý trong đó.

Sự vận hành của âm dương lấy tâm của Địa cầu làm trung tâm, âm dương cân bằng, nhưng phương hướng ngược chiều nhau, mặt trước và mặt sau cho đến trường không gian hình cầu của tinh thể đều biểu hiện đồng bộ, thế giới vũ trụ mà Lạc Thư triển hiện là một thế giới động do âm dương cân bằng diễn hóa ra. Nhưng khi một mặt nào đó đi đến cực đoan, thì cơ chế vận hành của vũ trụ sẽ tự động đi theo hướng ngược lại, để từ đó hướng về trạng thái ban đầu, đây chính là đạo lý của phản bổn quy chân nhìn từ góc độ của Thiên tượng. Mọi sự việc ở thế gian đều như thế, vậy thì, đạo lý phản bổn quy chân này sẽ thể hiện xuyên suốt từ trên xuống dưới cho đến cõi người chính là tu luyện. Thiên Địa Nhân Thần là một biểu hiện chỉnh thể trong vũ trụ, mỗi khi một chủng Thiên tượng nào đó xuất hiện, tất cũng dẫn đến sự biến hóa tương ứng ở thế gian. Thiên nhân hợp nhất, Thiên nhân tương ứng, vậy nên con người cần chủ động cải biến tự mình để thuận ứng theo Thiên tượng này, thay đổi đồng bộ theo vũ trụ, đây chính là đạo lý con người cần thuận Thiên mà hành, dựa theo cách nói của con người chính là thuận ứng theo trào lưu lịch sử, Thiên đạo và Thiên ý biểu hiện trong Thiên tượng mới là trào lưu lịch sử chân chính, an bài của Thần mới là tất nhiên của lịch sử, là thể hiện của Thiên đạo.

Cũng giống như việc bạn không vô duyên vô cớ xuất hiện trên Trái Đất này. Trong an bài của thể hệ vũ trụ này, con người cũng có thể có nguyên nhân ở tầng thứ cao hơn cho sự tồn tại của tự mình, đó là sứ mệnh lịch sử mà Thần giao phó cho con người, con người không tồn tại một cách cô lập, mà là có các mối liên hệ chỉnh thể với các tầng thứ khác nhau của vũ trụ, từ quan điểm này, con người có thể thờ ơ, không chút máy động đối với Thiên tượng được sao? Con người có thể dùng hỷ nộ ai lạc cá nhân làm phương hướng mà tùy ý hành động được sao? Con người ơi, hãy nhận thức rõ sứ mệnh và căn nguyên thực sự của sự tồn tại của mình trong vũ trụ này, từ đó phản bổn quy chân, làm một Giác Giả trong vũ trụ, chớ nên làm người lạc trong cái mê của thế gian nữa.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267516

 



Ngày đăng: 30-04-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.