Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 1.1)



Phần 1: Bối cảnh sản sinh ra chữ Hán

1. Khai thiên tịch địa, vũ trụ quan trong văn hóa thần truyền – Bối cảnh thiên đạo sản sinh ra chữ Hán

Vạn vật đều có nguồn gốc. Trước khi có vũ trụ thì vạn vật có hình dạng thế nào? Phật gia giảng Không, Đạo gia giảng Vô, Không Vô tới cực điểm là Vô Cực. Nếu như vẽ ra, thì chính là một vòng tròn trống rỗng, 〇 biểu thị rằng trong hỗn độn mọi thứ đều chưa thành hình. Mà trước đó ngay cả cái phạm vi hình tròn này cũng không có, là trạng thái Hư (rỗng, trống không), vô hình vô tượng, Đạo gia gọi là Thái Hư.

Sinh mệnh cao cấp khai sáng thế giới vũ trụ vào lúc sơ khai nhất chính là Sáng Thế Chủ.

Vũ trụ buổi sơ khai “như con gà” (xem “Tam ngũ lịch ký”), đây là miêu tả của cổ nhân đối với vũ trụ – vũ trụ giống một quả trứng gà, dùng ngôn ngữ ngày nay tức vũ trụ là một thể hình cầu. Từ trong Hư xác định ra một phạm vi không gian vũ trụ hình tròn, nó dung nạp tất cả những gì sinh ra trong vũ trụ. Sáng Thế Chủ đã an bài cho không gian vũ trụ một chủng vật chất có tính thuần dương, có thể dùng ⊙ để biểu thị, tồn tại đầu tiên bên trong vũ trụ chính là nó, cho nên cũng dùng ━ để biểu thị, Đạo gia gọi là thái cực, viết bằng chữ Hán thì là chữ “Nhật”“日”.

Sau khi vũ trụ được khai sáng thì sự vận chuyển của vũ trụ tất nhiên sẽ phù hợp với đặc tính tối cao mà Sáng Thế Chủ ban cho nó – Chân, Thiện, Nhẫn, “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”, “hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy” (Chuyển Pháp Luân). Cùng với sự vận động của vũ trụ, trạng thái vật chất bên trong nó sẽ theo đó mà phân hoá, từ đó phân chia ra hai thuộc tính khác nhau gọi là âm và dương, dùng ngôn ngữ vật lý học hiện đại thì chính là vật chất sinh ra có khuynh hướng phân cực, hoặc tính chất thiên lệch, không còn là trung tính thuần dương nữa.

Chúng ta biết quy luật cơ bản của vận động, trạng thái vật chất luôn luôn vận động về hướng đối lập với nó, tỷ như tĩnh hướng động, động hướng tĩnh; hư hướng thực, thực hướng hư; chỗ cao hướng chỗ thấp, chỗ thấp hướng chỗ cao; bên trái hướng bên phải, bên phải hướng bên trái; nhiều chuyển sang ít, ít chuyển sang nhiều; lớn biến thành nhỏ, nhỏ biến thành lớn v.v., nói cách khác thì trạng thái âm dương này sẽ luôn đồng thời xuất hiện theo cặp, âm dương đồng tại, “hảo sự thành song” [1], sẽ không xuất hiện tình huống chỉ có mu bàn tay mà không có lòng bàn tay.

Bởi vì vũ trụ hình cầu, nên hình thức vận động tối cơ bản trong đó chính là chuyển động tròn, giống như sự vận động của thiên thể và điện tử mà chúng ta biết hiện nay, chúng luôn luôn vận hành trên quỹ đạo giống như hình tròn. Trong chuyển động hình tròn này, sau khi đạt đến một cực điểm, trạng thái của vật chất sẽ luôn phải quay trở lại trạng thái ban đầu, gọi là “vật cực tất phản”. Như vậy, bất kể trạng thái của sự vật trong quá trình vận động có phát sinh biến hóa to lớn như thế nào đi nữa, xu thế vận động của nó cũng đều phải trở lại trạng thái ban đầu. Hơn nữa, trong quá trình vận động này lại đồng thời thể hiện ra đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ.

Nếu như “vạn vật đều có linh” là có thật, thế thì mong muốn “tìm về” nơi Sáng Thế Chủ có lẽ chính là nguyện vọng tất yếu từ thuở ban sơ nhất của sinh linh vạn vật.

Quá trình biến hóa quay trở lại trạng thái ban đầu này của sự vật sẽ hình thành một chu kỳ vận hành hoàn chỉnh, tỷ như quá trình xuân hạ thu đông lặp đi lặp lại trên Trái Đất chính là chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, chúng ta gọi đó là “Năm”. Trong quá trình vận động theo chu kỳ này, trạng thái tuần tự trước sau của sự vật chính là thể hiện thời gian. Cho nên tương ứng, đồng bộ với đặc tính vận động của không gian, đặc tính thời gian cũng có tính chu kỳ. Nếu sự vật vận động càng nhanh thì chu kỳ sinh mệnh càng ngắn; nếu sự vật vận động càng chậm thì chu kỳ sinh mệnh sẽ càng dài.

Nếu sự vật vận động thuận theo quy luật vận hành chu kỳ hình tròn này và đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ, nó sẽ có thể trở lại trạng thái ban đầu; nếu trong quá trình vận hành nó không thể duy trì được trạng thái vốn có, thì nó sẽ lệch khỏi quỹ đạo vận hành, trạng thái ban đầu của vật chất sẽ vì thế mà tiêu vong, đây chính là đạo lý “Thuận thiên tắc sinh, nghịch thiên tắc vong” (thuận thiên thì sống, nghịch thiên thì chết), ở đây “Thiên” là chỉ “Thiên Đạo”, chỉ đặc tính tối cao của vũ trụ. Nếu như lệch khỏi đặc tính vũ trụ mà “ra khỏi quỹ đạo”, đối với một sinh mệnh mà nói thì cực kỳ nguy hiểm.

Mọi người có thể thấy: Không gian, thời gian và vận động có tương quan chặt chẽ với nhau, không có không gian thì vật chất không thể tồn tại; không có vận động thì thời gian không thể thể hiện, cũng sẽ không có sinh mệnh. Nói cách khác, không gian, thời gian và vận động là các đặc tính cùng lúc thể hiện ra trên sự vật không thể tách rời; là sự thể hiện khác nhau, nhiều mặt trên cùng một sự vật. Nếu như sự vật mang đặc tính vận động, vậy thì nó cũng mang đặc tính sinh mệnh, vận động là tồn tại phổ biến, cho nên Phật gia nói vạn vật đều có linh. Nếu không tuân theo quy luật vận hành và đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ, sự vật sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu và cuối cùng sẽ đi đến diệt vong.

Sáng Thế Chủ động một niệm sáng tạo vũ trụ, tiếp theo Ngài tạo dựng và an bài tất cả mọi thứ trong vũ trụ từ không đến có, bởi thế nên cũng có thể nói rằng một niệm của Sáng Thế Chủ đã tạo ra vũ trụ. Nói ví dụ, nếu muốn tạo ra một ngôi nhà và đã tạo xong ngôi nhà này, thì tất cả mọi thứ trong ngôi nhà này đương nhiên chính là do người kiến tạo thiết kế và sắp xếp.

Hai chủng vật chất âm và dương trong vũ trụ sau khi phân ly thì sinh ra trời và đất, cổ nhân nói: “Dương thanh vi thiên, âm trọc vi địa” (dương trong là trời, âm đục là đất), đây là nói từ các tầng thứ khác nhau theo hướng dọc của vũ trụ, thiên đại biểu cho dương, địa đại biểu cho âm. Như vậy, Sáng Thế Chủ đã vì con người mà khai sáng thế giới vũ trụ rộng lớn vô tỷ.

Bởi chủng vật chất âm sản sinh ở bước thứ hai sau khi có thái cực, cho nên dùng Nhị (二) để biểu thị, điều này biểu tượng cho sự phân hóa của tầng thứ trong vũ trụ. Thông thường Nhất (一) và Nhị (二) lần lượt dùng để biểu thị dương và âm.

Ở đây cần phải chỉ ra rằng, chữ Âm (阴 ) trong âm dương (阴 阳 ) không có chút quan hệ nào với chữ Nguyệt (月 ), chữ Âm (阴 ) là chữ giản thể đã biến dị, cách viết chữ chính thể của nó là (陰). Chữ Âm (阴 ) cũng không có chút quan hệ nào với Mặt Trăng (月 ) trên bầu trời, bởi vì Mặt Trăng không phải do Thần sáng tạo ra, mà là một vật thể nhân tạo (xem chi tiết ở phần sau). Điểm này vô cùng trọng yếu, nó động chạm đến vấn đề khứ ngụy tồn chân (bỏ cái giả giữ cái thật), lý giải đúng đắn mối quan hệ đối ứng trong biểu tượng thái cực âm dương trong hệ Mặt Trời, cũng động chạm đến vấn đề căn bản có thể giải thích chính xác quy luật vũ trụ hay không.

Cho dù từ cổ chí kim không thiếu những truyền thuyết và thần thoại đẹp đẽ có liên quan đến Mặt Trăng, trong các tác phẩm văn học cũng không khó tìm thấy những lời tán dương của con người về Mặt Trăng, cho dù đứng từ giác độ tình cảm mà nói con người dường như không muốn tình nguyện dứt bỏ ước mơ hướng tới Mặt Trăng, thế nhưng đối diện với sự thật lịch sử vũ trụ cần phải dùng lý tính để nhận thức và đối đãi. Trong phần giảng giải về sau, độc giả có thể thấy cái vật nhân tạo Mặt Trăng này thực sự không ăn nhập gì với quy luật vũ trụ và cái lý của thiên đạo trên rất nhiều phương diện, con người trong quá trình chế tạo sự vật mang theo nhân tố tư và tính cục hạn về nhận thức đối với vũ trụ, khiến cho Mặt Trăng không có cách nào dung nhập một cách hoàn mỹ trong thế giới vũ trụ mà Thần tạo ra, ngược lại nó còn mang ảnh hưởng phụ diện đối với thế giới vũ trụ và chúng sinh trong đó.

Khảo cổ về chữ Hán ⊙

Từ trái sang phải: Giáp cốt văn / Kim văn / Sở hệ giản bạch / Thuyết văn / Tần hệ giản độc / Khải thư / Giản thể 

阝Phụ: Biểu tượng tầng thứ trên dưới của vũ trụ, nguyên bản là viết như sau:

Dương (陽): Chữ giản thể là (阳 ). Nhất (一 ) là biểu tượng thái cực thuần dương vào lúc ban sơ của vũ trụ, là trung tính, không thể hiện tính phân cực âm dương. Nhất (一 ) thăng lên thành Nhật (日 ) thể hiện đặc tính hội tụ của dương, giáng xuống thành Vật (勿 ) thể hiện đặc tính phân tách của âm. Trong chữ Vật (勿 ) thì hai nét phẩy là biểu tượng một phân thành hai nghiêng đổ xuống dưới, cho nên chữ Vật cũng có nội hàm cảnh báo con người không nên tha hoá rơi xuống tầng thấp, hợp nhất mới là biểu hiện hướng lên, thăng hoa, đề cao tầng thứ. Dương (昜 ) tượng trương cho sự biến hóa về tầng thứ trong quá trình diễn hóa của thái cực thuần dương.

Âm (陰): Chữ giản thể là (阴 ). Nhị (二 ) là biểu tượng thuần dương phân hóa thành âm và dương, biểu tượng cho trên dương dưới âm tuần tự vận chuyển theo chiều kim đồng hồ nhưng phương hướng ngược nhau, đây là mô thức vận hành của thái cực. Dấu chấm biểu tượng cho Thần, dương hướng lên trên sinh thành Thần và Người bên trong vũ trụ, âm hướng xuống dưới đi về góc dưới bên phải, đi về hướng diệt, góc dưới bên phải là vị trí diệt của vũ trụ (sẽ đề cập đến ở phần sau). Đồng thời chữ 厶 phía dưới còn có nội hàm tư (私), biểu tượng cho sự vật sở dĩ bị giáng xuống tầng thứ thấp mà đi đến diệt là do tư tâm.

Trong Hệ Mặt Trời, Dương biểu tượng cho Mặt Trời, còn Âm biểu tượng cho mặt đất. Chữ Âm (阴) là một chữ giản thể biến dị, cách viết chính thể của nó là (陰). Buổi ban sơ khi Thần khai sáng vũ trụ có biểu tượng thái dương và địa cầu, âm dương thiên địa, chứ không hề có Mặt Trăng. Chữ Âm theo cách viết Giáp cốt văn là nội hàm “bối âm” “背阴 (chim ở chỗ râm mát, xem ảnh bên trên) ”, tương phản với nội hàm “hướng dương” “向阳”, hoàn toàn không liên quan tới Mặt Trăng.

Cục hàng không Mỹ (NASA) trong báo cáo có nhan đề: “Apollo 16 và bề mặt Mặt Trăng” đã đề cập rằng khi phi thuyền bay lên mặt trăng, nghiên cứu rung động phát ra từ mặt trăng cho thấy vỏ Mặt Trăng tồn tại một “lớp kim loại rắn” dày 64 km, bên trong nó là rỗng. Mặt Trăng không phải do Thần tạo ra, mà là một vật thể nhân tạo. Từ xa xưa tới nay, đa số người ta đều cho rằng Mặt Trăng là biểu tượng thái âm (thái cực thuần âm), đó là nhận thức sai lầm, xét từ lý âm dương, qua cấu tạo đường nét của văn tự nguyên thủy và phát hiện thăm dò của khoa học hiện đại đều cho thấy không phải như vậy, ngộ nhận trong lịch sử này là một “trò đùa lớn” đối với con người.

Từ trái sang phải: Giáp cốt văn / Kim văn / Sở hệ giản bạch / Thuyết văn / Tần hệ giản độc / Khải thư / Giản thể

Nguyệt (月): chữ Nguyệt, biểu tượng cho Mặt Trăng, đặc điểm của chữ Nguyệt trong văn tự cổ là một nét sổ bên trong đường cong lớn (hoặc nét cong), hoặc thêm một chấm. Phần nhiều cách viết chữ Nguyệt (月) trong Giáp cốt văn như sau:

Dương (昜): chữ cổ là (陽) (chữ giản thể là 阳, xem trang trước: 陽), biểu tượng cho Thái Dương.

Dịch/Dị (易): thiếu một nét ngang ở giữa so với chữ Dương (陽). Dấu chấm biểu tượng cho Thần, trong cách viết của Giáp cốt văn hoặc Kim văn (xem khung màu đỏ hình bên trên), liên tục mấy nét phẩy chấm tượng trưng cho Thần ở các tầng thứ khác nhau; hai nửa khung lớn và nhỏ (⼕ và コ) ở bên phải biểu tượng cho hai nửa âm dương, âm dương đối lập. Vạn vật trong vũ trụ đều đang biến hóa vận động, nhìn từ giác độ biến hóa vận động, chữ Dịch (易) biểu tượng cho âm dương hoán vị, bao gồm âm dương hoán vị trên dưới ở các tầng thứ khác nhau, cũng bao gồm âm dương hoán vị trái phải trong cùng một tầng thứ.

Chữ Dịch/Dị biểu tượng cho biến đổi âm dương, biến đổi tầng thứ, mang nội hàm “biến dị”.

Trong chữ Dịch, chữ Nhật (日) thể hiện đặc tính tụ hợp thăng lên của Dương, chữ Vật 勿 thể hiện đặc tính phân tách giáng xuống. Lý giải một cách đơn giản thì chữ Dịch/Dị thể hiện cho quy luật luân hồi có tính chu kỳ trong vũ trụ ấy là sự vật tụ hợp rồi sinh ra, phân tách rồi giải thể, cũng có thể nói là một cơ chế vận hành âm dương trong vũ trụ. Chu kỳ thời gian trong một lần luân hồi này càng dài, thì cuộc đời của sự vật cũng càng dài, cho nên luân hồi âm dương kỳ thực cũng chính là thể hiện sự luân hồi của sinh mệnh.

Một sinh mệnh trong tam giới muốn thoát khỏi vòng luân hồi, thì biện pháp duy nhất chính là tu luyện thăng hoa bản thân, phù hợp với pháp lý vũ trụ Chân Thiện Nhẫn ở tầng thứ cao hơn, mới có thể không bị cái lý của luân hồi chế ước, từ đó mới thoát được khỏi luân hồi.

Chú thích của người dịch: [1] “Hảo sự thành song”: Hai việc tốt cùng đến một lúc, trong quan niệm truyền thống Trung Quốc, “song” (số hai) mang ý nghĩa hoàn hảo, viên mãn, ôn hoà, đồng thời cũng mang ý nghĩa cân đối, đối xứng, âm dương đối lập tương sinh.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267516



Ngày đăng: 24-04-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.