Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 2.7): Chính kiến và tà kiến – Vũ trụ quan biến dị là có tội lỗi



[ChanhKien.org]

目 (mục: Mắt): Mắt thịt của con người nằm theo chiều ngang, vậy vì sao mà chữ mục lại theo chiều dọc? Bởi vì chữ 目 (mục) này trên thực tế là để chỉ “thiên mục” chứ không phải để chỉ cặp mắt thịt, nó nằm ở phía trước trán đối ứng với vị trí của thể tùng quả ở bên trong não người, con người thông qua tu luyện thì có thể có được thiên mục với những loại công năng siêu thường.

Mục (mắt) không phải chỉ là phạm vi không gian hướng ngang rộng lớn trong cùng một tầng thứ, mà là rất nhiều tầng thứ vũ trụ nhìn theo chiều dọc, biểu tượng cho sự xem xét theo chiều dọc của hết thảy những thay đổi của Thiên, Địa, nhân và vạn sự vạn vật trong các tầng thứ vũ trụ. 二 (nhị: số 2) trong chữ 目 (mục) có nội hàm là chỉ âm dương, biểu hiện cho các tầng thứ trên dưới khác nhau, ba tầng Thiên địa nhân trong chữ 目 đều ở chỗ trống không, hết thảy cái không trong 目 ở đây không phải là hàm nghĩa xấu, mà hàm ý là cần nhìn vào trong không, cần nhìn thông thấu, là cái nhìn sáng suốt đối với thế giới vũ trụ trong cảnh giới thấu triệt không có chấp trước nào, những gì thiên mục nhìn thấy là chánh kiến của chân tướng đối với các tầng thứ khác nhau trong vũ trụ. 罒(bộ võng) chữ mục đổ ngang: hai nét dọc ở giữa giống như để phân chia nội bộ, biểu tượng cho việc từ góc nhìn thế giới bị đứt đoạn và bị cuộc hạn trong một tầng thứ, dùng vũ trụ quan tầng thứ đổ ngang để xem xét thế giới, biểu hiện là không thừa nhận Sáng Thế Chủ đã sáng tạo ra thế giới vũ trụ, không thừa nhận sự chi phối của Thần đối với thế giới vũ trụ, không quan điểm Thần sáng tạo thế giới, không thừa nhận quy luật Thiên đạo Thần sáng tạo ra vũ trụ. Đương nhiên kết quả nhìn thấy ấy sẽ là giả tướng của chân tướng phản đảo, là bị giới hạn trong một số sự vật cá biệt nào đó, nên nhìn nhận không đúng ấy có thể sẽ phù hợp với một hiện tượng cá biệt, thế nên có thể giải thích cái lý trong phạm vi rất nhỏ, nhưng nó không thể giải thích hoàn chỉnh vô lậu và toàn diện về nguồn gốc cũng như đích đến cuối cùng của nhân loại cho đến vũ trụ, cũng không thể nhận thức được đầy đủ mối quan hệ của ý thức và tinh thần với vật chất, cũng như quan hệ giữa người và Thần, dẫn đến cách nhìn sai lầm không thể vo tròn kín kẽ được, hoặc là tà kiến có dụng tâm xấu.

Những học thuyết và chủ nghĩa thư vậy có thể làm mê hoặc con người thế gian, phá hoại chính tín của chúng sinh đối với Thần, nói chính tín thành mê tín, nói oai lý (lý sai) thành chính lý, những thú tính và ma tính giả ác bạo (giả dối – ác độc – bạo hành) lại nói thành quy luật tự nhiên kẻ mạnh thì nổi trội kẻ yếu thì bị đào thải mà nhân loại cần học theo, nói những điều “bại hoại” thành “tiến bộ”, những thứ phản truyền thống phản chính thống nói thành “cách tân, đổi mới”, biến thế giới tốt đẹp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn do Thần tạo ra thành chiến trường của những ham muốn cá nhân, mọi người coi nhau như kẻ địch, cuối cùng biến con người vốn là kiệt tác tạo hóa hoàn hảo của Thần thành không phải là con người với những ma tính mà Thần cũng đã không thừa nhận nữa. Những tà kiến và ngu kiến này khiến cho nhân loại đi đến bại hoại, khiến cho thế giới đi đến hủy diệt, là phản nhân loại, phản Thần, đây chính là chủ nghĩa tà ác thật sự. Do đó những tà kiến và ngu kiến mà 罒 (con mắt đổ ngang này) nhìn thấy đều là có tội.

罪 (tội): Ở thiên cách của chữ tội là 罒, nếu một cá nhân đồng tình với quan niệm tư tưởng biến dị ấy, vậy kết quả sẽ như thế nào? Có thể nhìn thấy tam tài Thiên địa nhân (三) ở dưới chữ 罪 (tội) bị hai nét dọc thẳng chia cách thành chữ 非 (phi), bản thân chữ phi ấy chính là phủ định đối với tam tài Thiên địa nhân, có ý không thừa nhận, nó thể hiện trạng thái trái phải mâu thuẫn không thể hợp nhất, trong đối lập ấy phân ly mà giải thể, dẫn đến tam tài Thiên địa nhân không thể tồn tại tiếp tục nữa.

Nếu như dùng vũ trụ quan biến dị của cái tầng thứ phản đảo 罒 này để nhìn thế giới nhìn nhận thế giới này, để đối đãi với thế giới, thì thế giới sẽ vì vậy mà thành phản đảo, biến dị thành không phân đúng sai, không phân Thiện ác, không phân chính tà, một thế giới có nhiều tội nghiệp như thế thì sẽ dẫn đến sự phân liên và giải thể của Thiên địa nhân mà chữ phi (非) đại biểu. Nếu như hậu quả sinh ra từ những hành vi của con người mà làm nguy hại đến vũ trụ và chúng sinh, thì đó chính là đại tội căn bản trong vũ trụ.

Trong chữ 罪 (tội) này đồng thời biểu tượng cho quan niệm và nhận thức của con người bị phản đảo, hành vi bại hoại bất chính, hậu quả làm nguy hại thế giới vũ trụ. Trong thực tế, có biết bao nhiêu người đang phạm những tội tày trời mà không tự biết?

Những năm tháng hỗn loạn trong mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp, phê phán ý thức hệ đã cải cách thay đổi vận mệnh của văn hóa chính thống, tư tưởng chủ nghĩa tà kiến đã lợi dụng chính lúc này để xâm nhập vào, làm cho người đấu với người, xã hội biến thành địa ngục nơi nhân gian. Trong 10 năm thảm họa cách mạng văn hóa ấy, chủ nghĩa tà kiến đã tiến hành điên cuồng, ngày nay những người của thế hệ cũ đã đều là nhân chứng của những năm tháng ấy, họ đã kinh qua lúc trời đất đảo lộn ấy, đó là những tội và tà đầy những mưa máu gió tanh được tạo ra bởi phong trào vận động cách mạng đả đảo tất cả, đã làm biết bao nhiêu gia đình tan nát và người chết, biết bao nhiêu mẹ phải mất con, bao nhiêu linh hồn oan khuất. Nó được gọi với những từ mỹ miều như “làm rõ đúng sai, làm chính trị”, kỳ thực là làm loạn đúng sai, đảo lộn Thiện ác.

Có tội thì sẽ bị trời trừng phạt, sinh mệnh phạm tội sẽ không thoát khỏi thiên la địa võng, chữ 罒 (võng) bản thân nó có nội hàm cái lưới (la võng), có nội hàm là trừng phạt, chính là lưới trời lồng lộng thưa mà không bỏ sót. Ví dụ các chữ: 罪 (tội), 羅 (la, nghĩa là cái lưới bẫy chim), 罰 (phạt, nghĩa là hình phạt), 罷 (bãi, nghĩa là bãi miễn), 罩 (tráo, nghĩa là cái lờ bắt cá), 罹 (li, nghĩa là gặp phải, mắc phải), 罞, 罟 (cổ, nghĩa là lưới bắt cá), 罝 (thư, nghĩa là lưới bắt thỏ rừng), giản thể của các chữ này lần lượt là 罪罗罚罢罩罹罟罛罝, có thể thấy, tà kiến của 罒 là có tội, là điều mà trời không dung, là không thể thoát khỏi thiên la địa võng.

假 (giả): Chữ ⺅ (bộ nhân đứng) trong chữ 假 nói với bạn rằng chư vị cần thuận thiên nhi hành để thăng hoa bản thân. Tuy nhiên ở giữa chữ 假 có một nét sổ dọc thông từ trời xuống đất, nó xuyên qua khiến cho hết thảy mọi thứ đều bị phân chia thành hai nửa, ở vào trạng thái giằng co của những mâu thuẫn đối lập, 囗 (khuông, ô vuông) ở phía trên bên trái của thiên cách biểu tượng cho vũ trụ đã thông hướng xuống tầng thấp nhất, 二 (nhị, số 2) ở phía dưới bên trái biểu tượng cho âm, biểu tượng cho sự phân liệt; 囗 (khuông, ô vuông) ở phía trên bên phải chỉ còn một nửa chưa thể viên mãn hợp thành 囗; ở phía dưới bên phải là chữ 又 (hựu), nét ngang và nét mác nét phẩy liền nhau biểu tượng cho sự bất biến, một chữ 又 biểu tượng cho một cái giống như nguyên lai, từ chối thay đổi cải biến, chữ 又 ứng với vị trí 8 có ý nghĩa bị thanh trừ đào thải trên Lạc thư, biểu thị rằng những biểu hiện của giả và kết cục cuối cùng của giả là sẽ bị thanh lý đào thải.

Vì vậy từ chữ 假 này biểu tượng rằng những nâng cao và tiến bộ mà nó nói kỳ thực đều là giả, là lừa người, bản thân nó thuộc về âm, chơi đùa với âm, nó gây ra mâu thuẫn, gây ra đối lập, gây ra tranh đấu, khiến hai phái tranh đấu, âm dương bất hợp, là đang đi xuống, không ngừng bại hoại, những thứ nó sùng bái là không thể vo tròn kín kẽ, biến đi đổi lại cũng sẽ hoàn nguyên về ban đầu, nó kỳ thực là cự tuyệt cải biến để thuận Thiên mà hành, ngược lại nó là nghịch Thiên mà hành thì sẽ phải bị đào thải.

Chữ giả này chính là nói với con người rằng cái gì mới là giả thật sự, chỉ có phân biệt rõ được giả, thì mới có thể tìm được chân.

壞 (hoại): Chữ giản thể là “坏”. Bộ thổ (土) ở bên cạnh biểu tượng cho bản chất của nó nguyên lai ở thổ tầng thứ thấp nhất mà không phải là thần. Thiên cách và địa cách ở bên phải chữ 壞 hợp lại thành chữ 衣 (y: nghĩa là y phục), biểu tượng cho những thứ ở bên ngoài, vỏ ngoài, biểu tượng bề mặt là mặc y phục mũ mạo đàng hoàng. Nhưng mà phần bên trong cái vỏ quần áo này, là 罒 ở bên trên biểu tượng cho vũ trụ quan biến dị phản đảo và có tội; bên dưới 罒 có bốn trong sáu hướng của 氺 đều đang biến vị dịch chuyển, nhưng nó thiếu nét ngang của Thiên địa nhân ở chính vị, biểu tượng cho hành động của nó là không chính, biến hóa vô thường, không tuân theo tâm tính, đi theo đường tà đường tắt mà không đi theo đường chính ở giữa. Quả là con cầm thú ăn mặc bảnh bao với cái bụng chứa đầy nước bẩn xấu xa! Bản chất của nó là bất lương, vũ trụ quan đảo loạn, tà hành thiên hạ, còn cần ra dáng con người, đây chính là khắc họa chân dung một người xấu xa từ trong đến ngoài.

Không thể không cảm thán, chữ viết Thần truyền biểu thị bản chất, ma quỷ nào có thể thoát khỏi pháp nhãn của Thần.

邪 (tà): Cách viết thời kỳ đầu của chữ tà cổ như chữ ở trong khung đỏ ngoài cùng bên trái:

Phần bên trái của chữ tà Kim văn, biểu tượng cho sự câu kết âm dương trên dưới, đấu tranh với nhau; phần bên phải của chữ tà Kim văn là chữ ấp (xem chữ ấp Giáp cốt văn), biểu tượng cho 囗 (khẩu) ở trên đè áp 囗 (khẩu) dưới, dẫn đến cái vũ trụ được biểu tượng bởi chữ 囗 bên dưới bị biến hình, sụp đổ mà hủy diệt. Những hành vi tàn hại người khác, hủy diệt người khác, hủy hoại sinh mệnh cho đến thế giới vũ trụ chính là tà.

惡 (ác): Nét ngang và nét dọc ở giữa biểu tượng cho chữ 王 (vương) ở vị trí nhân cách (nhân cách được hiểu là vị trí ở giữa) phát sinh phân tách mà tự phình lên, biến thành 亞 (á), chữ 亞 này đè lên lương tâm, trên thì dối trời, dưới thì lừa đất, coi thường người khác. Tự mình bành trướng như thế giữa trời đất, tức là có tâm biến dị tự đại, đó là một cái tâm coi thường người khác, là tâm ác ý. Một cá nhân có cái tâm như thế thì đã là người ác rồi, tâm tính của họ đã giáng hạ xuống tầng thấp nhất rồi. Bởi vì hành vi là chịu sự chi phối của tâm tính, người có tâm niệm xấu xa độc ác thì họ có thể làm được việc gì không? Có tâm niệm ác, thì ắt sẽ hành ác, sẽ kết ác quả.

毀 (hủy): Tại cả bốn góc của chữ này đều phát sinh vấn đề. Chữ 日 (nhật) tại góc trên bên trái ứng với vị trí số 2 trên Lạc thư biểu tượng cho Thái cực có phần thiên cách bị nứt rạn, phần nhân cách bị đứt gãy, biến thành 臼 (cối); chữ 土 (thổ) tại góc dưới bên trái ứng với vị trí số 6 trên Lạc thư đã ở vào vị trí cực thấp của địa cách rồi, không đi lên mà tiếp tục đi xuống, nét ngang kết thúc chữ 土 được viết chéo chếch về bên phải hướng đến vị trí số 8 có nội hàm nghịch thiên nhi hành trên Lạc thư; phía bên trái biểu tượng cho 日 bị bại hoại mà rơi xuống hóa thành đất cõi trần. Góc trên bên phải ứng với vị trí số 4 trên Lạc thư vốn là cơ hội để hướng nội quay đầu, nét ngang gập móc lại đi xuống, hướng ra ngoài, biểu hiện của việc không nghĩ đến hối hận; gốc dưới bên phải ứng với vị trí số 8 trên Lạc thư đã đến đầu chót sắp bị đào thải, mà chữ 又 (hựu) lại là tượng không cải biến, không thay đổi (乂 có tượng của sự thay đổi), vậy thì làm sao có thể thoát khỏi vận mệnh bị đào thải được? Tất cả các góc đều không có cơ hội sống, cũng tức là đã triệt để kết thúc rồi.

Chữ 毀 là có tượng vô thần, không tin Thần mà tự bị hủy. Tức là không tin có Thần, dẫn đến thiên cách và nhân cách đều bị phân cách đứt đoạn, cứ khăng khăng hướng xuống dưới mà đi đến vị trí cuối cùng, không nghĩ hồi đầu hối cải, cái chết đến cận kề mà vẫn dửng dưng, cự tuyệt sửa chữa khuyết điểm của mình, đi theo con đường hắc ám đến cùng, đó cũng chính là tự hủy diệt. Những người đó đến nay vẫn đang tin theo và tuyên truyền thuyết vô thần, nghe theo tà ác, vô tri không biết sợ mà làm những việc trái với thiên lý? Đây chính là những sinh mệnh đáng thương.

滅 (diệt): Giản thể là “灭”. Ba chấm thủy ở bên trái thể hiện sự hòa thuận thông suốt của Thiên địa nhân Thần, chính là nói, cái diệt này là sự việc đã được đồng ý nhất trí của toàn bộ Thiên địa nhân Thần trong vũ trụ này, do đó nét phẩy 丿 dài từ thiên cách xuống đến tận địa cách, biểu tượng cho sự diệt vong này là Thiên diệt, phụng mệnh Thiên ý thuận Thiên ứng nhân mà hành, đó không phải là việc làm tùy tiện theo ý cá nhân của ai đó. Bởi vì việc diệt một sinh mệnh trong vũ trụ là một sự việc phi thường trọng đại, cần được sự đồng ý của các tầng Thiên địa nhân Thần mới được, cần làm rõ ràng tội trạng, quyết không thể làm việc diệt này một cách giản đơn tùy tiện được. Nét móc xiên hướng ra phía ngoài là biểu hiện của sự tiêu hủy, vậy cần hủy diệt rớt cái gì? Nét chấm ở góc phía trên bên phải đại biểu cho Thần hay chủ nguyên thần của sinh mệnh đã biến dị, đã nghiêng lệch bất chính, nét ngang đại biểu cho thiên, nét phẩy qua nét móc xiên biểu hiện là thuận thiên, tức là hủy diệt Thiên đó và Thần đó, ngay cả cơ hội thuận thiên cũng không cấp cho thêm nữa, tất cả đều một nét bút bị tiêu hủy hết, bởi vì nét móc xiên này là hướng ra ngoài, làm cho nó không còn được cứu độ nữa.

Vẫn chưa hết, ở bên trong còn một nét ngang ngắn hướng xuống dưới, còn có hai nét chấm âm dương của con người cần đánh hạ xuống, hai nét chấm bên trên của chữ 火 (hỏa) biểu hiện cho hai mặt âm dương trong linh tính của sinh mệnh này; còn cần phải đánh hạ con người ấy, là hình thể bên ngoài của sinh mệnh này, đều phải diệt hết. Nói cách khác, cả phần thần và phần thân của sinh mệnh này ở trong tất cả các tầng thứ đều cần bị hủy diệt, biểu hiện là hình thần toàn diệt, đây là việc xử lý nghiêm khắc nhất trong vũ trụ, nên cần phải có sự nhất trí của Thiên địa nhân Thần trong vũ trụ mới có thể được làm. Những sinh mệnh bị xử lý như thế này là không còn được Thiên địa nhân Thần dung nhẫn nữa, chúng là đại tội cực ác tày trời, không thể trốn chạy, nhất định bị hạ vào cửa vô sinh.

Hủy (毀) là tự mình hủy; còn diệt (滅) lại là Thiên diệt. Không phải là Thiên địa nhân Thần không từ bi, thực tế chính là do tạo nghiệp mà tự hủy chính mình, tạo nguy hiểm cho chúng sinh mà dẫn đến bị Thiên diệt.

Đây chính là số phận cuối cùng của hết thảy những giả – hoại – tà – ác trong vũ trụ.

Thiên đạo hữu thường, thế nhân bể dâu, âm dương hữu biến, thế sự như một ván cờ. Vậy thì trăm nghìn năm trôi qua, đối với thiên đạo, lịch sử sẽ cho thấy chứng nghiệm như thế nào?

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf

 

 

 

 

 

 



Ngày đăng: 31-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.