Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 2.1)



[ChanhKien.org]

Phần 2: Đối ứng với Hán tự trong vũ trụ

I. “Vũ trụ như quả trứng gà”, Càn khôn chuyển động theo hướng chính [Trang 26]

II. Bàn về Lạc Thư [Trang 27]

III. Cái nhìn chính diện về hệ mặt trời trong hệ ngân hà [Trang 31]

IV. Đối ứng của hệ mặt trời và Lạc thư [Trang 33]

V. Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa [Trang 37]

VI. Sự nguy hiểm của “Âm dương phản bối” và lối thoát trong tu luyện đề cao [Trang 45]

VII. Chính kiến và Tà kiến [Trang 48]

VIII. Lịch sử nhân loại chính là biểu hiện của Thiên đạo đang được diễn hóa [Trang 53]

IX. Sự đối ứng của Hán tự với Lạc thư trong vũ trụ [Trang 72]

X. Hình thức biểu hiện của Hán tự từ kết cấu cho đến nội hàm [Trang 74]

XI. Mười loại nét cơ bản của Hán tự [Trang 76]

XII. Chính tự truyền Thần, Dị thể nhập ma [Trang 78]

I. “Vũ trụ như quả trứng gà”, càn khôn chuyển động theo hướng chính

Trong vũ trụ mênh mông này, phạm vi lớn nhất mà giới thiên văn có thể quan sát được cũng chỉ là 93 tỷ năm ánh sáng. Ngày 5 tháng 7 năm 2010, Cục hàng không châu Âu công bố bức ảnh toàn cảnh vũ trụ (hình bên trái) được chụp bởi kính viễn vọng Planck. Tháng 2 năm 2019, giới thiên văn học công bố bức ảnh 3D của hệ Ngân hà (hình ở giữa).

Do khoảng cách xa xôi nên vũ trụ to lớn và hệ Ngân hà không hoàn toàn ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhỏ bé chúng ta, đa phần là thông qua ảnh hưởng đến hệ Mặt trời mà gián tiếp gây ảnh hưởng đến con người, bởi vậy để đơn giản hóa, chúng ta có thể coi ảnh hưởng của vũ trụ và hệ Ngân hà chỉ đơn thuần là ảnh hưởng của hệ Mặt trời lên con người. Theo cách này, chúng ta có thể đơn giản hóa không gian sinh tồn của con người thành nhận thức đối với hệ Mặt trời, còn hệ Ngân hà có thể được coi như một hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ.

Hình ảnh thứ 3 (bên phải) là hình mặt cắt của hệ Ngân hà với những đường sóng, biểu hiện trực quan về kết cấu vật lý của hệ Ngân hà không ngừng theo hình sóng xoáy ốc từ trung tâm truyền năng lượng ra bên ngoài, hệ Mặt trời của chúng ta chính là nằm trên một đỉnh sóng của hệ Ngân hà, giới thiên văn gọi đó là nhánh Orion. Nếu như quay nhanh thời gian, chúng ta có thể quan sát thấy rằng hệ Mặt trời đang chuyển động lên xuống trên con sóng đó để hướng về phía trước, quỹ đạo chuyển động của nó là một đường tròn nhấp nhô dạng sóng.

Đặc tính của vũ trụ là Chính, khi chúng ta xem bất cứ một thiên thể nào trong vũ trụ thì cần phải nhìn nhận thiên thể đó như một điểm trung tâm, đứng từ góc độ chính mà quan sát nó, nghiên cứu nó, như vậy chúng ta mới có được lý giải đúng đắn về quy luật của Thiên đạo.

Xét từ chuyển động thuận chiều của hệ Ngân hà (hình bên phải) thì hệ Mặt trời cũng đang chuyển động thuận chiều quanh trung tâm của hệ Ngân hà, xem xét từ góc độ này chính là nhìn hệ Ngân hà từ chính diện.

 



Ngày đăng: 06-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.