Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (22)
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
聞過怒(1), 聞譽(2)樂; 損友(3)來, 益友(4)卻(5)。
聞譽恐(6), 聞過欣(7); 直諒士(8), 漸(9)相親(10)。
Bính âm:
聞(wén) 過(guò) 怒(nù), 聞(wén) 譽(yù) 樂(lè);
損(sǔn) 友(yǒu) 來(lái), 益(yì) 友(yǒu) 卻(què)。
聞(wén) 譽(yù) 恐(kǒng), 聞(wén) 過(guò) 欣(xīn);
直(zhí) 諒(liàng) 士(shì),漸(jiàn) 相(xiāng) 親(qīn)。
Chú âm:
聞(ㄨㄣˊ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 怒(ㄋㄨˋ),聞(ㄨㄣˊ) 譽(ㄩˋ) 樂(ㄌㄜˋ);
損(ㄙㄨㄣˇ) 友(ㄧㄡˇ) 來(ㄌㄞˊ),益(ㄧˋ) 友(ㄧㄡˇ) 卻(ㄑㄩㄝˋ)。
聞(ㄨㄣˊ) 譽(ㄩˋ) 恐(ㄎㄨㄥˇ) , 聞(ㄨㄣˊ) 過(ㄍㄨㄛˋ) 欣(ㄒㄧㄣ);
直(ㄓˊ) 諒(ㄌㄧㄤˋ) 士(ㄕˋ),漸(ㄐㄧㄢˋ) 相(ㄒㄧㄤ) 親(ㄑㄧㄣ)。
Âm Hán Việt:
Văn quá nộ, văn dự nhạc; tổn hữu lai, ích hữu khước.
Văn dự khủng, văn quá hân; trực lượng sĩ, tiệm tương thân.
Lời dịch:
Nghe lỗi giận, nghe khen vui; bạn xấu đến, bạn tốt đi.
Nghe khen sợ, nghe lỗi vui; người trực lượng, dần gần gũi.
Từ vựng:
(1) văn quá nộ (聞過怒): nghe được người khác phê bình lỗi lầm của mình liền rất tức giận. Văn: nghe được. Quá: sai lầm, lỗi lầm. Nộ: giận.
(2) dự (譽): tán thưởng, hoan nghênh, khen ngợi.
(3) tổn hữu (損友): bạn xấu, bạn bè làm hại mình.
(4) ích hữu (益友): bạn tốt, bạn bè trợ giúp cho mình.
(5) khước (卻): lùi, lui bước, mất, đi.
(6) khủng (恐): kinh khủng, lo sợ, bất an.
(7) hân (欣): mừng, cao hứng.
(8) trực lượng sĩ (直諒士): người chính trực bao dung. Trực: chính trực. Lượng: lượng thứ, tha thứ, bao dung. Sĩ: chỉ người như học sĩ, tiến sĩ, văn sĩ.
(9) tiệm (漸): từ từ, dần dần.
(10) tương thân (相親): thân thiết, gần gũi lẫn nhau.
Lời giải thích:
Nếu cứ nghe người khác phê bình lỗi lầm của mình liền rất tức giận, nghe người khác tán thưởng mình liền vô cùng cao hứng, hoan hỷ, vậy thì bạn bè xấu biết cách nói chuyện lấy lòng bạn sẽ hay tiếp cận bạn, mà những người bạn tốt sẵn lòng chỉ ra khuyết điểm sai sót của bạn sẽ lùi bước, rời xa bạn.
Nếu như nghe người khác ca ngợi mình mà trong lòng lại cảm thấy bất an, nghe người khác nói đến khuyết điểm của mình lại có thể vui vẻ tiếp thu; như thế những người chính trực, bao dung sẽ từ từ thân thiết với bạn, cùng trở thành bạn tốt của nhau.
Câu chuyện tham khảo:
Đông như trẩy hội
Thời Chiến Quốc, ở nước Tề có một vị đại phu tên là Trâu Kị, anh ta cho rằng dung mạo của mình rất tuấn tú. Một ngày nọ, anh ta rửa mặt xong, sau khi ăn mặc chỉnh tề liền hỏi vợ rằng: “Nếu so sánh ta với Từ Công ở thành Bắc thì nàng thấy người nào đẹp trai hơn?”. Vợ anh ta cười nói: “Đương nhiên là chàng đẹp trai hơn rồi, Từ Công làm sao có thể so sánh được với chàng?” Trâu Kị nghe vậy trong lòng cảm thấy lâng lâng, nhưng vẫn có chút không tin, thế là anh ta lại chạy tới hỏi thê thiếp của mình: “Ta với Từ Công ở thành Bắc, người nào đẹp hơn?”, thê thiếp của anh ta không chút do dự liền đáp: “Từ Công so với chàng thì chênh lệch quá nhiều”. Sau đó, có người bạn đến nhà Trâu Kị thăm hỏi, Trâu Kị lại hỏi bạn: “Ta với Từ Công ở thành Bắc mà đem ra so sánh thì ai đẹp hơn?”. Người bạn này nghe xong, trả lời ngay: “Từ Công so thế nào cũng kém anh”.
Hôm sau, Từ Công ở thành Bắc đến gặp Trâu Kị. Trâu Kị nhân cơ hội này nhìn Từ Công từ đầu đến chân thật tỉ mỉ, xem xong anh ta cảm thấy dáng dấp của mình không thể nào khôi ngô tuấn tú bằng Từ Công, nhưng điều mà anh ta thắc mắc là tại sao vợ, thê thiếp và bạn mình đều nói dung mạo anh ta nhìn đẹp hơn Từ Công? Đêm hôm ấy, Trâu Kị nằm trên giường lăn qua lộn lại suy nghĩ về vấn đề này, cuối cùng đã nghĩ minh bạch được mọi việc.
Sáng sớm hôm sau, Trâu Kị vào cung bái kiến Tề Uy Vương. Anh đem chuyện này kể cho Tề Uy Vương nghe rồi nói tiếp: “Thật ra dung mạo của thần không bằng Từ Công ở thành Bắc, mà vợ của thần lại nói thần so với Từ Công nhìn đẹp hơn, đây là vì nàng yêu thần; ái thiếp của thần cũng nói thần nhìn đẹp hơn, đây là vì nàng sợ thần; mà bạn thần cũng nói thần nhìn đẹp hơn là vì người bạn có chuyện cần nhờ thần. Bọn họ đều không nói thật lòng, kết quả làm cho thần bị che mờ mắt không nhận ra. Từ điểm này làm thần nghĩ đến Đại vương; mỹ nhân và người hầu hạ trong cung không có ai không yêu ngài; ở triều đình trên dưới văn võ đại thần, không có ai không sợ ngài; lê dân bách tính của nước Tề thậm chí là nước láng giềng không ai không có chuyện nhờ ngài. Nếu như bọn họ không nói thật lòng với ngài, như vậy thì Đại vương ngài sẽ bị che mờ mắt rất nghiêm trọng”. Tề Uy Vương nghe vậy lập tức hạ chiếu chỉ cho cả nước: “Bất kể ai có thể chỉ ra khuyết điểm của ta, hoặc dâng tấu chương tới khuyên nhủ ta, ta đều có thưởng lớn cho người đó”.
Khi lệnh này vừa được ban bố, các đại thần, quan lại tranh nhau vào cung để yết kiến Tề Uy Vương, trước cửa cung đình rộn rộn ràng ràng, không ngớt dòng người đến. Kể từ đó, nước Tề trở nên cường thịnh hơn trước.
Bản ghi âm tiếng Trung:
http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-22.mp3
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/node/47682
https://www.epochtimes.com/b5/10/10/3/n3043417.htm
Ngày đăng: 05-01-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.