Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (32)



Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

房室(1)清(2),牆壁淨(3);幾(4)案(5)潔(6),筆(7)硯(8)正(9)。

墨(10)磨(11)偏(12),心(13)不端;字不敬(14),心先病(15)。

列(16)典(17)籍(18),有定處;讀看畢(19),還(20)原處。

雖有急(21),卷(22)束(23)齊;有缺(24)壞(25),就補(26)之。

非聖書(27),屏(28)勿視(29);敝(30)聰明(31),壞心志(32)。

勿自暴(33),勿自棄(34);聖與賢(35),可循(36)至。

Bính âm:

房 (fáng) 室 (shì) 清 (qīng),牆 (qiáng) 壁 (bì) 淨 (jìng);

幾 (jī) 案 (àn) 潔 (jié),筆 (bǐ) 硯 (yàn) 正 (zhèng)。

墨 (mò) 磨 (mó) 偏 (piān),心 (xīn) 不 (bù) 端 (duān);

字 (zì) 不 (bú) 敬 (jìng),心 (xīn) 先 (xiān) 病 (bìng)。

列 (liè) 典 (diǎn) 籍 (jí), 有 (yǒu) 定 (dìng) 處 (chù);

讀 (dú) 看 (kàn) 畢 (bì),還 (huán) 原 (yuán) 處 (chù)。

雖 (suī) 有 (yǒu) 急 (jí),卷 (juàn) 束 (shù) 齊 (qí);

有 (yǒu) 缺 (quē) 壞 (huài), 就 (jiù) 補 (bǔ) 之 (zhī)。

非 (fēi) 聖 (shèng) 書 (shū), 屏 (bǐng) 勿 (wù) 視 (shì);

敝 (bì) 聰 (cōng) 明 (míng),壞 (huài) 心 (xīn) 志 (zhì)。

勿 (wù) 自 (zì) 暴 (bào),勿 (wù) 自 (zì) 棄 (qì);

聖 (shèng) 與 (shèng) 賢 (xián), 可 (kě) 循 (xún) 至 (zhì)。

Chú âm:

房 (ㄈㄤˊ) 室 (ㄕˋ) 清 (ㄑㄧㄥ), 牆 (ㄑㄧㄤˊ) 壁 (ㄅㄧˋ) 淨 (ㄐㄧㄥˋ);

幾 (ㄐㄧ) 案 (ㄢˋ) 潔 (ㄐㄧㄝˊ), 筆 (ㄅㄧˇ) 硯 (ㄧㄢˋ) 正 (ㄓㄥˋ)。

墨 (ㄇㄛˋ) 磨 (ㄇㄛˊ) 偏 (ㄆㄧㄢ), 心 (ㄒㄧㄣ) 不 (ㄅㄨˋ) 端 (ㄉㄨㄢ);

字 (ㄗˋ) 不 (ㄅㄨˊ) 敬 (ㄐㄧㄥˋ), 心 (ㄒㄧㄣ) 先 (ㄒㄧㄢ) 病 (ㄅㄧㄥˋ)。

列 (ㄌㄧㄝˋ) 典 (ㄉㄧㄢˇ) 籍 (ㄐㄧˊ), 有 (ㄧㄡˇ) 定 (ㄉㄧㄥˋ) 處 (ㄔㄨˋ);

讀 (ㄉㄨˊ) 看 (ㄎㄢˋ) 畢 (ㄅㄧˋ), 還 (ㄏㄞˊ) 原 (ㄩㄢˊ) 處 (ㄔㄨˋ)。

雖 (ㄙㄨㄟ) 有 (ㄧㄡˇ) 急 (ㄐㄧˊ), 卷 (ㄐㄩㄢˋ) 束 (ㄕㄨˋ) 齊 (ㄑㄧˊ);

有 (ㄧㄡˇ) 缺 (ㄑㄩㄝ) 壞 (ㄏㄨㄞˋ), 就 (ㄐㄧㄡˋ) 補 (ㄅㄨˇ) 之 (ㄓ)。

非 (ㄈㄟ) 聖 (ㄕㄥˋ) 書 (ㄕㄨ), 屏 (ㄅㄧㄥˇ) 勿 (ㄨˋ) 視 (ㄕˋ);

敝 (ㄅㄧˋ) 聰 (ㄘㄨㄥ) 明 (ㄇㄧㄥˊ), 壞 (ㄏㄨㄞˋ) 心 (ㄒㄧㄣ) 志 (ㄓˋ)。

勿 (ㄨˋ) 自 (ㄗˋ) 暴 (ㄅㄠˋ), 勿 (ㄨˋ) 自 (ㄗˋ) 棄 (ㄑㄧˋ);

聖 (ㄕㄥˋ) 與 (ㄩˇ) 賢 (ㄒㄧㄢˊ), 可 (ㄎㄜˇ) 循 (ㄒㄩㄣˊ) 至 (ㄓˋ)。

Âm Hán Việt:

Phòng thất thanh, tường bích tịnh; kỷ án khiết, bút nghiễn chính.

Mặc ma thiên, tâm bất đoan; tự bất kính, tâm tiên bệnh.

Liệt điển tịch, hữu định xứ; độc khán tất, hoàn nguyên xứ.

Tuy hữu cấp, quyển thúc tề; hữu khuyết hoại, tựu bổ chi.

Phi thánh thư, bính vật thị; tệ thông minh, hoại tâm chí.

Vật tự bạo, vật tự khí; Thánh dữ hiền, khả tuần chí.

Lời dịch:

Phòng ốc sạch, vách tường sạch; bàn học sạch, bút nghiên ngay.

Mực mài nghiêng, tâm không chính; chữ không kính, tâm có bệnh.

Xếp sách vở, chỗ cố định; đọc xem xong, trả chỗ cũ.

Tuy có vội, cất chỉnh tề; có hư rách, liền tu chỉnh.

Không sách Thánh, bỏ không xem; cản thông minh, hoại tâm chí.

Chớ tự hại, chớ tự bỏ; Thánh và hiền, tiến đến cùng.

Từ vựng:

(1) phòng thất (房室): ở đây chỉ phòng dùng để đọc sách.

(2) thanh (清): sắp xếp, lau quét nhà.

(3) tịnh (淨): sạch sẽ.

(4) kỷ (幾): bàn thấp hình chữ nhật.

(5) án (案): cái bàn.

(6) khiết (潔): sạch sẽ không một hạt bụi.

(7) bút (筆): công cụ dùng để viết chữ vẽ tranh. Cổ nhân kết hợp bút, mực, nghiên, giấy lại gọi là ‘văn phòng tứ bảo’.

(8) nghiên (硯): công cụ mài mực.

(9) chính (正): không lệch, ngay ngắn.

(10) mặc (墨): mực – nguyên liệu màu đen dùng viết chữ vẽ tranh.

(11) ma (磨): mài, chuyển động mài nghiên.

(12) thiên (偏): nghiêng, lệch.

(13) tâm (心): tim, một trong ngũ tạng, cổ nhân cho rằng tâm là chủ tể của ý niệm tư tưởng, cho nên có cách nói ‘tâm tưởng’, ‘tâm tư’ (tâm suy nghĩ), Ở đây có ý giải thích.

(14) kính (敬): kính trọng, thận trọng.

(15) bệnh (病): khuyết điểm, thiếu sót.

(16) liệt (列): xếp, sắp xếp, trưng bày.

(17) điển (典): thư tịch trọng yếu, sách vở quan trọng.

(18) tịch (籍): sách.

(19) tất (畢): kết thúc, cuối cùng.

(20) hoàn (還): hoàn lại, trả lại.

(21) cấp (急): chuyện cấp bách, chuyện gấp.

(22) quyển (卷): chỉ thư tịch, sách vở. Nếu đọc thành “quyển” tức có ý sách vở được cất giữ.

(23) thúc (束): bó buộc. Sách xưa kết bằng thẻ gỗ, đọc xong phải cuộn lại, buộc chặt.

(24) khuyết (缺): thiếu khuyết, sứt mẻ, rách.

(25) phôi (壞): làm hư, làm hỏng, làm tổn hại.

(26) bổ (補): tu bổ, sửa chữa, tu chỉnh.

(27) thánh thư (聖書): thánh là “uyên bác lý lẽ thông suốt”. Người uyên bác lý lẽ thông suốt viết sách chính là thánh thư, hơn phân nửa là dạy mọi người về Lục đức: trí, nhân, thánh, nghĩa, trung, hòa.

(28) bính (屏): loại trừ, bài trừ.

(29) thị (視): nhìn.

(30) tệ (敝): chướng ngại, ngăn cản sự thông suốt.

(31) thông minh (聰明): chỉ tai và mắt. Tai có thể lắng nghe âm thanh và hiểu ý nghĩa của nó, và mắt có thể quan sát rõ ràng mọi vật, nên nó cũng có ý nghĩa của trí tuệ.

(32) tâm chí (心志): bản tính thiện lương và chí khí.

(33) bạo (暴): ý là tổn hại.

(34) khí (棄): từ bỏ, vứt bỏ.

(35) hiền (賢): người đa tài đức hạnh tốt gọi là hiền, dưới bậc thánh giả.

(36) tuần (循): tuần tự tiến dần.

Lời giải thích:

Phòng học của chúng ta phải thường xuyên lau chùi, quét dọn, vách tường phải giữ gìn sạch sẽ; bàn học, bàn đọc sách phải sạch sẽ, không bụi bẩn, ‘văn phòng tứ bảo’ (bốn bảo vật của phòng học) phải được đặt ngay ngắn, chỉnh tề.

Lúc mài mực phải hết sức tập trung, không được mài mực lệch đi, mài lệch đi chính là tâm bạn không yên tĩnh; thái độ lúc viết chữ không đủ thận trọng, đặt bút viết tùy ý nguệch ngoạc, liền biểu thị ra tâm tính của bạn có khuyết điểm.

Thu dọn sắp xếp sách vở phải có nguyên tắc, đặt ở chỗ cố định, không được tùy ý thay đổi; sách xem xong phải trả về chỗ cũ, để sau này dễ lấy ra xem lần nữa. Dù có việc gấp, cũng phải thu dọn sách vở đâu đó đàng hoàng rồi mới rời đi; sách nếu có thiếu trang hay hư tổn gì thì phải sửa ngay, nếu không để lâu sẽ quên mất, việc tu sửa sẽ khó khăn hơn nhiều.

Không phải là sách của người uyên bác lý lẽ thông suốt viết ra, thì phải vứt bỏ nó, không thể đọc được; bởi vì loại sách này nói lý lẽ không rõ ràng, dùng lý không thích đáng, sẽ che đậy tai và mắt của bạn, tạo chướng ngại cho trí tuệ của bạn, phá hoại bản tính thiện lương và chí khí của bạn, khiến bạn không thể phân biệt được đúng sai. Nhưng chỉ cần bạn không tự cho mình là đúng, không đọc sách xấu tự mình làm tổn hại bản thân, không từ bỏ tự kỷ tiên thiên của mình, như vậy có thể tuần tự từng bước đạt tới cảnh giới Thánh hiền.

Câu chuyện tham khảo

Cuộc đối thoại giữa chim ngói và cú mèo

Có một con chim ngói nhỏ đang đi dạo trong rừng cây, đột nhiên nhìn thấy anh cú mèo vội vã bay qua trước mắt, nó cảm thấy rất kỳ lạ, vì sao anh cú mèo lúc này bay ra ngoài nhỉ? Thế là nó bay lên phía trước hỏi: “Anh cú mèo ơi, anh đi đâu mà vội vàng vậy?” Cú mèo nhìn xem ai thì ra là chim ngói nhỏ, liền dừng lại nói với chim ngói nhỏ rằng: “Anh muốn dọn nhà em à! Muốn dời sang phía đông ấy!” Chim ngói hỏi: “Tại sao vậy ạ?” Cú mèo đáp: “Bởi vì tất cả mọi người đều chán ghét tiếng kêu của anh, cho nên anh phải dời nhà sang phía đông em ạ!” Chim ngói bảo: “Nếu như anh có thể thay đổi tiếng kêu của anh, có lẽ là không phải dọn nhà đi, tuy nhiên anh không có cách nào thay đổi tiếng kêu của mình, như vậy dù anh có dời nhà sang phía đông thì chẳng phải bọn họ vẫn chán ghét tiếng kêu của anh đó sao?”

Câu chuyện này được Lưu Hướng thời Đông Hán cải biên thành “Thuyết Uyển – Đàm Tùng”. Ý tứ chủ yếu nói với chúng ta là khi không thể thay đổi hành vi không tốt, thì cho dù ta đi tới đâu cũng không được hoan nghênh. Mà hành vi không tốt là do từ nhỏ đã tích lũy qua từng ngày, ngày qua ngày mà dưỡng thành.

Các bài trong sách “Đệ tử quy” nói cho chúng ta biết phải làm thế nào để dưỡng thành phương pháp học tập viết chữ và đọc sách. Đọc và viết chính là sự khởi đầu của việc học theo Thánh hiền, cũng là nền tảng để lập thân (thành tựu bản thân). Mặc dù hiện tại chúng ta đang ở thời đại điện tử, công cụ dùng để đọc sách viết chữ có thay đổi, nhưng các nguyên tắc như: chỉnh tề, sạch sẽ, chuyên chú, có thứ tự, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng, có lợi cho thân tâm vẫn là nguyên tắc bất biến. Có một khởi đầu tốt thì thành công sẽ không còn xa nữa. Hãy nhớ kỹ “Đệ tử quy” dạy chúng ta đạo lý làm người tốt, hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh chị em, dưỡng thành phẩm đức tốt đẹp và thói quen trong sinh hoạt, phát huy tinh thần bác ái, chuyên cần theo đuổi học vấn thì con đường trở thành Thánh hiền sẽ không còn xa!

Bản ghi âm tiếng Trung:

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47719

https://www.epochtimes.com/b5/11/1/31/n3158961.html



Ngày đăng: 17-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.