Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (11)



Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

尊長前, 聲要低; 低(1)不聞(2), 卻(3)非宜(4)。

進必趨(5),退必遲(6); 問起對(7), 視(8)勿移。

事(9)諸父(10), 如事父; 事諸兄(11), 如事兄。

Bính âm:

尊(zūn) 長(zhǎng)前(qián), 聲(shēng)要(yào) 低(dī);

低(dī) 不(bù) 聞(wén), 卻(què) 非(fēi) 宜(yí)。

進(jìn) 必(bì) 趨(qū), 退(tuì) 必(bì) 遲(chí);

問(wèn) 起(qǐ) 對(duì), 視(shì) 勿(wù) 移(yí)。

事(shì) 諸(zhū) 父(fù), 如(rú) 事(shì) 父(fù);

事(shì) 諸(zhū) 兄(xiōng), 如(rú) 事(shì) 兄(xiōng)。

Chú âm:

尊(ㄗㄨㄣ) 長(ㄓㄤˇ) 前(ㄑㄧㄢˊ), 聲(ㄕㄥ) 要(ㄧㄠˋ) 低(ㄉㄧ);

低(ㄉㄧ) 不(ㄅㄨˋ) 聞(ㄨㄣˊ), 卻(ㄑㄩㄝˋ) 非(ㄈㄟ) 宜(ㄧˊ)。

進(ㄐㄧㄣˋ) 必(ㄅㄧˋ) 趨(ㄑㄩ), 退(ㄊㄨㄟˋ) 必(ㄅㄧˋ) 遲(ㄔˊ);

問(ㄨㄣˋ) 起(ㄑㄧˇ) 對(ㄉㄨㄟˋ), 視(ㄕˋ) 勿(ㄨˋ) 移(ㄧˊ)。

事(ㄕˋ) 諸(ㄓㄨ) 父(ㄈㄨˋ), 如(ㄖㄨˊ) 事(ㄕˋ) 父(ㄈㄨˋ);

事(ㄕˋ) 諸(ㄓㄨ) 兄(ㄒㄩㄥ), 如(ㄖㄨˊ) 事(ㄕˋ) 兄(ㄒㄩㄥ)。

Âm Hán Việt:

Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê; đê bất văn, khước phi nghi.

Tiến tất xu, thoái tất trì; vấn khởi đối, thị vật di.

Sự chư phụ, như sự phụ; sự chư huynh, như sự huynh.

Lời dịch:

Trước người lớn, phải nói nhỏ; nhỏ khó nghe, không đúng phép.

Đến phải nhanh, lui phải chậm; khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.

Việc chú bác, như việc cha; việc anh họ, như anh ruột.

Từ vựng:

(1) đê (低): nhẹ giọng nói khẽ.

(2) văn (聞): nghe, nghe được, nghe thấy.

(3) khước (卻): ngược lại, trái lại.

(4) nghi (宜): thích hợp, vừa phải, thích nghi, thích đáng.

(5) xu (趨): đi nhanh, bước nhanh lên trước.

(6) trì (遲): chậm chạp.

(7) khởi đối (起對): đứng lên trả lời. Khởi: khởi lập, đứng lên, đứng dậy. Đối: đối đáp, trả lời.

(8) thị (視): nhìn, nhìn chăm chú.

(9) sự (事): sự tình, sự việc, chuyện; ở đây chỉ việc phụng dưỡng, hầu hạ.

(10) chư phụ (諸父): chú bác, anh em của cha. Anh của cha gọi là ‘bá phụ’ hay bác. Em của cha gọi là ‘thúc phụ’ hay chú. Nghĩa rộng là chỉ thế hệ ngang hàng với cha. Chư: chư vị, nhiều.

(11) chư huynh (諸兄): đường huynh, biểu huynh, anh em họ. Con của chú bác gọi là “đường huynh đệ’, con của cô, cậu, dì gọi là ‘biểu huynh đệ’. “Chư phụ chư huynh” chỉ thân thích của cha, nhưng nguyên tắc này cũng áp dụng với thân thích của mẹ.

Lời giải thích:

Khi ở trước mặt người lớn, phải nói khẽ, nhỏ nhẹ; tuy nhiên nếu tiếng nói nhỏ quá nghe không được thì lại không nên.

Khi đến trước mặt người lớn, phải bước nhanh lên, khi xin ra về phải bước chậm lại; Khi người lớn hỏi chuyện phải đứng lên trả lời, chăm chú nhìn người lớn, không được nhìn xung quanh.

Phụng dưỡng anh em của cha giống như phụng dưỡng cha; phụng sự cho anh em họ giống như phụng sự anh em ruột của mình.

Câu chuyện tham khảo:

Trương Lương qua cầu kính lão, ba lần đi sớm, cuối cùng đắc Đạo

Trương Lương, tự Tử Phòng, là công thần khai quốc của nhà Hán, ông được phong làm Lưu Hầu, làm Đại Tư Đồ (1).

Thuở nhỏ Trương Lương tản bộ qua cầu thuộc huyện Hạ Phi, tỉnh Giang Tô thì bỗng gió tuyết thổi mạnh, lúc đó cậu thấy có một ông lão đầu quấn khăn đen, mình mặc áo vàng, làm rơi giày xuống dưới cầu. Ông lão nói với Trương Lương: “Con ơi, giúp ông lấy chiếc giày lên với!”. Trương Lương không chút phiền hà, lập tức xuống cầu lượm giày giúp ông lão rồi dâng lên bằng hai tay. Ông lão đưa chân ra mang giày, Trương Lương lại cung kính giúp ông đi giày. Ông lão cười bảo: “Đứa trẻ này có thể dạy được! Sáng sớm ngày mai tới đây, ta có thứ muốn dạy cho con”.

Hôm sau khi trời gần rạng sáng, Trương Lương theo ước định đến điểm hẹn, không ngờ ông lão đã có mặt ở đó rồi, ông lão nói: “Chúng ta đã hẹn nhau rồi mà con lại đến trễ hơn ta, ta không thể đem đạo truyền cho con được”. Cứ như vậy ba lần, đến lần thứ ba thì Trương Lương mới tới trước ông lão, lại không tỏ ra chút mệt mỏi nào, ông lão rất vui, đưa cho cuốn sách và nói: “Đọc cuốn sách này có thể làm thầy của bậc đế vương (vua), nếu như lại muốn ta chỉ dạy thì hãy đến Cốc Thành, tỉnh Sơn Đông, dưới chân núi có tảng đá vàng đó chính là ta!”. Sau khi Trương Lương đọc quyển sách này, có thể tùy cơ ứng biến, giúp đỡ Hán Cao Tổ Lưu Bang bình định thiên hạ, người đời sau gọi quyển sách này là “Hoàng Thạch Công thư” (tức là Quyển sách của ông Hoàng Thạch). Dùng sách ấy để tu thân thì có thể tu luyện khí công, tịch cốc không ăn (2), được thân thể nhẹ nhàng, đắc đạo thành tiên.

Sau khi Trương Lương thi giải (3) qua đời, ông được mai táng tại Long Thủ Nguyên phía tây Trường An. Những năm cuối thời Tây Hán xảy ra loạn lạc Xích Mi, nông dân hợp thành quân Xích Mi (tức là đội quân lông mày đỏ), bắt giết quan viên và binh lính khắp nơi. Lúc đó có người đào mộ Trương Lương, chỉ thấy được cái gối đá vàng, cái gối này bỗng nhiên bay lên trời, giống như sao băng, lại không thấy thi thể Trương Lương và áo mũ.

Trương Lương trở thành tiên, hiệu là Thái Huyền đồng tử, hằng năm đi theo Thái Thượng Lão Quân (đối với Đạo gia gọi là Thủy tổ Lão Tử) ở nơi tiên cảnh. Cháu đời thứ tám của ông là Trương Đạo Lăng xuất gia tu đạo, bạch nhật phi thăng (4) ở núi Hạc Minh. Sau khi đắc Đạo thành tiên, ông đến núi Côn Luân triều kiến Tây Vương Mẫu, Trương Lương cũng đến tham gia buổi tiệc long trọng này. (Trích từ “Tiên Truyện Thập Di” của Đỗ Quang Đình thời nhà Đường).

Chú thích:

(1) Đại Tư Đồ: chức quan phụ trách quản về giáo dục, cùng ngang hàng với Đại Tư Mã, Đại Tư Không, gọi là Tam công.

(2) Tịch cốc: cách tu luyện của Đạo gia, không ăn ngũ cốc để tu thành tiên.

(3) Thi giải: hình thức viên mãn của Đạo gia, sau khi tu luyện đắc đạo, lấy một vật hóa thành xác của mình để cho người nhà làm mai táng, nhưng vì đã thành tiên, nên vẫn chưa chết thật sự.

(4) Bạch nhật phi thăng (ban ngày bay lên): tương truyền trong Đạo gia, sau khi tu luyện đắc Đạo thành chân nhân, nhục thân đã tu thành Đạo thể (thân thể tu Đạo), có thể mang theo Đạo thể bay lên trời.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-11.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45054

https://www.epochtimes.com/b5/10/5/9/n2902986.htm



Ngày đăng: 27-06-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.