Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (21)
Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
惟(1)德學(2),惟才藝(3),不如人(4),當(5)自勵(6)。
若(7)衣服,若飲食(8),不如(9)人,勿(10)生(11)戚(12)。
Bính âm:
惟(wéi) 德(dé) 學(xué), 惟(wéi) 才(cái) 藝(yì),
不(bù) 如(rú) 人(rén), 當(dāng) 自(zì) 勵(lì)。
若(ruò) 衣(yī) 服(fú), 若(ruò) 飲(yǐn) 食(shí),
不(bù) 如(rú) 人(rén), 勿(wù) 生(shēng) 戚(qī)。
Chú âm:
惟(ㄨㄟˊ) 德(ㄉㄜˊ) 學(ㄒㄩㄝˊ),惟(ㄨㄟˊ) 才(ㄘㄞˊ) 藝(ㄧˋ),
不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 當(ㄉㄤ) 自(ㄗˋ) 勵(ㄌㄧˋ)。
若(ㄖㄨㄛˋ) 衣(ㄧ) 服(ㄈㄨˊ), 若(ㄖㄨㄛˋ) 飲(ㄧㄣˇ) 食(ㄕˊ),
不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 人(ㄖㄣˊ), 勿(ㄨˋ) 生(ㄕㄥ) 戚(ㄑㄧ)。
Âm Hán Việt:
Duy đức học, duy tài nghệ, bất như nhân, đương tự lệ.
Nhược y phục, nhược ẩm thực, bất như nhân, vật sinh thích.
Lời dịch:
Chỉ đức học, chỉ tài nghệ, không bằng người, phải tự gắng.
Nếu quần áo, nếu ăn uống, không bằng người, chớ nên buồn.
Từ vựng:
(1) duy (惟): chỉ có.
(2) đức học (德學): học vấn đạo đức. Đức: đạo đức, phẩm hạnh, đức hạnh, phẩm đức. Học: học tập, học vấn.
(3) tài nghệ (才藝): tài năng kỹ thuật. Tài: tài năng, tài cán. Nghệ: kỹ nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật.
(4) bất như nhân (不如人): không bằng người khác.
(5) đương (當): hẳn là, cần, phải, cần phải.
(6) tự lệ (自勵): bản thân cố gắng.
(7) nhược (若): nếu như.
(8) ẩm thực (飲食): đồ ăn, đồ uống, ăn uống.
(9) như (如): giống như.
(10) vật (勿): chớ, không, không nên.
(11) sinh (生): sinh ra, phát sinh, thấy, cảm thấy.
(12) thích (戚): buồn, đau buồn, lo âu.
Lời giải thích:
Một ‘chính nhân quân tử’ (người quân tử chân chính) thì sẽ không bao giờ so sánh chuyện giàu có với người khác, họ chỉ chú trọng vào phẩm đức, học vấn, tài năng hay nghệ thuật xem có chỗ nào không bằng người để bản thân gắng sức vươn lên.
Nếu như về phương diện quần áo, ăn uống không được bằng người khác thì không nên cảm thấy buồn.
Câu chuyện tham khảo:
Lữ Mông, kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác
Thời Tam Quốc, Đại tướng nước Ngô là Lữ Mông thuở thiếu thời không đi học. Vua Tôn Quyền động viên Lữ Mông: “Bây giờ khanh nắm giữ đại quyền, nếu học vấn cao thì hẳn sẽ có trợ giúp rất lớn đối với khanh”. Lữ Mông nói: “Thần bận rộn quân vụ, chỉ e không có thời gian đọc sách thôi!” Tôn Quyền nói: “Ta sau khi cầm quyền, minh tỏ ba bộ sử, binh thư của các gia, tự thấy rằng đối với bản thân có trợ giúp rất lớn. Thiên tư của khanh thông minh, học tất có thành tựu, tại sao lại không học? Khổng Tử nói: “Cả ngày không ăn không ngủ suy nghĩ cũng vô dụng, chi bằng cố gắng học tập!” Hán Quang Võ Đế trong lúc binh mã rối ren, tay vẫn không rời sách (1). Tào Tháo cũng nói bản thân già nhưng vẫn hiếu học. Tại sao chỉ có khanh không chịu cần cù tự học vậy?”
Lữ Mông bắt đầu cố gắng đọc sách, thậm chí ông đọc sách còn nhiều hơn người đi học. Tướng nước Ngô là Lỗ Túc ban đầu cũng khinh thường ông, sau khi cùng ông đàm luận, liền vỗ lưng ông nói: “Ta từng cho là ông chỉ biết dẫn binh đánh giặc, bây giờ ông học thức uyên bác, không còn là Lữ Mông kiến thức nông cạn trước kia nữa rồi”. Lữ Mông nói: “Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác.” (2) (Trích từ chú thích “Tam Quốc Chí” của Bùi Tùng)
Chú thích:
(1): Tay vẫn không rời sách: ý nói chăm chỉ hiếu học.
(2): “Sĩ biệt tam nhật, tức canh quát mục tương đãi.” (Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã phải nhìn nhận khác.) Người đọc sách qua ba ngày không gặp, khi gặp lại sẽ khiến người khác một lần nữa thay đổi cách đối đãi với mình. Quát mục: phá trừ nhận thức đã có từ trước.
Bản ghi âm tiếng Trung: http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-21.mp3
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/node/47681
https://www.epochtimes.com/b5/10/9/16/n3027249.htm
Ngày đăng: 22-12-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.