Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (31)



Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

讀書法(1),有三到(2);心眼口,信(3)皆要(4)。

方(5)讀此(6),勿慕彼(7);此未終(8),彼勿起(9)。

寬(10)為限(11),緊用功;工夫(12)到,滯塞(13)通。

心有疑,隨(14)札記(15);就人問(16),求(17)確義(18)。

Bính âm:

讀 (dú) 書 (shū) 法 (fǎ),有 (yǒu) 三 (sān) 到 (dào);

心 (xīn) 眼 (yǎn) 口 (kǒu),信 (xìn) 皆 (jiē) 要 (yào)。

方 (fāng) 讀 (dú) 此 (cǐ), 勿 (wù) 慕 (mù) 彼 (bǐ);

此 (cǐ) 未 (wèi) 終 (zhōng),彼 (bǐ) 勿 (wù) 起 (qǐ)。

寬 (kuān) 為 (wéi) 限 (xiàn),緊 (jǐn) 用 (yòng) 功 (gōng);

工 (gōng) 夫 (fū) 到 (dào),滯 (zhì) 塞 (sè) 通 (tōng)。

心 (xīn) 有 (yǒu) 疑 (yí), 隨 (suí) 札 (zhá) 記 (jì);

就 (jiù) 人 (rén) 問 (wèn),求 (qiú) 確 (què) 義 (yì)。

Chú âm:

讀 (ㄉㄨˊ) 書 (ㄕㄨ) 法 (ㄈㄚˇ), 有 (ㄧㄡˇ) 三 (ㄙㄢ) 到 (ㄉㄠˋ);

心 (ㄒㄧㄣ) 眼 (ㄧㄢˇ) 口 (ㄎㄡˇ), 信 (ㄒㄧㄣˋ) 皆 (ㄐㄧㄝ) 要 (ㄧㄠˋ)。

方 (ㄈㄤ) 讀 (ㄉㄨˊ) 此 (ㄘˇ),勿 (ㄨˋ) 慕 (ㄇㄨˋ) 彼 (ㄅㄧˇ);

此 (ㄘˇ) 未 (ㄨㄟˋ) 終 (ㄓㄨㄥ),彼 (ㄅㄧˇ) 勿 (ㄨˋ) 起 (ㄑㄧˇ)。

寬 (ㄎㄨㄢ) 為 (ㄨㄟˊ) 限 (ㄒㄧㄢˋ), 緊 (ㄐㄧㄣˇ) 用 (ㄩㄥˋ) 功 (ㄍㄨㄥ);

工 (ㄍㄨㄥ) 夫 (ㄈㄨ) 到 (ㄉㄠˋ),滯 (ㄓˋ) 塞 (ㄙㄜˋ) 通 (ㄊㄨㄥ)。

心 (ㄒㄧㄣ) 有 (ㄧㄡˇ) 疑 (ㄧˊ),隨 (ㄙㄨㄟˊ) 札 (ㄓㄚˊ) 記 (ㄐㄧˋ);

就 (ㄐㄧㄡˋ) 人 (ㄖㄣˊ) 問 (ㄨㄣˋ),求 (ㄑㄧㄡˊ) 確 (ㄑㄩㄝˋ) 義 (ㄧˋ)。

Âm Hán Việt:

Độc thư pháp, hữu tam đáo; tâm nhãn khẩu, tín giai yếu.

Phương độc thử, vật mộ bỉ; thử vị chung, bỉ vật khởi.

Khoan vi hạn, khẩn dụng công; công phu đáo, trệ tắc thông.

Tâm hữu nghi, tùy trát ký; tựu nhân vấn, cầu xác nghĩa.

Lời dịch:

Cách đọc sách, có ba điểm; tâm mắt miệng, đều xem trọng.

Đang đọc đây, chớ thích kia; đây chưa xong, kia chớ đọc.

Thời gian ít, mau chăm chỉ; công phu đủ, đọc liền thông.

Tâm có nghi, liền chép lại; tìm người hỏi, cầu nghĩa đúng.

Từ vựng:

(1) pháp (法): phương pháp, cách

(2) tam đáo (三到): đề cập đến ba điểm Tâm, Mắt, Miệng đều phải có đủ

(3) tín (信): xác thực, thật sự

(4) giai yếu (皆要): đều quan trọng. Giai: đều. Yếu: quan trọng

(5) phương (方): đang

(6) thử (此): cái này

(7) mộ bỉ (慕彼): nghĩ cái khác. Mộ: nghĩ. Bỉ: kia, cái khác

(8) vị chung (未終): vẫn chưa hoàn thành. Vị: chưa. Chung: kết thúc, hoàn tất

(9) khởi (起): bắt đầu

(10) khoan (寬): rộng rãi, dư dả

(11) hạn (限): giới hạn, có hạn

(12) công phu (工夫): chỉ tốn hao thời gian và tinh lực

(13) trệ tắc (滯塞): ngưng trệ, không thông

(14) tùy (隨): liền, ngay lập tức

(15) tráp ký (札記): ghi chú, ghi chép, lúc đọc sách ghi chép lại trọng điểm hoặc tâm đắc

(16) tựu nhân vấn (就人問): tìm người hỏi, thỉnh giáo người khác. Tựu: tới gần, đến gần.

(17) cầu (求): tìm kiếm, nghĩ cách đạt được.

(18) xác nghĩa (確義): ý nghĩa chân chính.

Lời giải thích:

Trong phương pháp đọc sách, có ba điều nhất định phải làm được: “tâm đáo, nhãn đáo, khẩu đáo” (chú tâm, mắt nhìn, miệng đọc), ba điều này đều rất quan trọng.

Đang đọc quyển sách này thì đừng nên nghĩ đến quyển sách khác; chưa đọc xong quyển sách này thì đừng nên bắt đầu đọc quyển sách khác.

Khi lên kế hoạch đọc sách thì có thể chọn thời điểm thư thái một chút, nhưng khi đọc sách phải cố gắng nỗ lực chăm chỉ; công phu đầy đủ thì chỗ nào không hiểu sẽ tự nhiên minh bạch.

Trong lòng có nghi vấn, liền lập tức ghi chép lại rồi tìm người chỉ dạy, mong tìm được ý nghĩa chính xác.

Câu chuyện tham khảo:

Phạm Trọng Yêm ăn cháo khắc khổ chăm học

Phạm Trọng Yêm, tự là Hi Văn, là một danh thần thời Bắc Tống. Khi ông mới lên hai thì cha qua đời, mẹ ông nghèo khổ không nơi nương tựa phải tái giá với người họ Chu ở Trường Sơn, tỉnh Sơn Đông. Trọng Yêm thuở thiếu thời đọc sách ở trên núi Trường Bạch, mỗi ngày chỉ nấu hai thăng (*) cháo kê, để đông lại qua đêm, dùng dao phân thành bốn khối, sáng và tối đều cầm hai khối, cắt thêm mấy cây rau hẹ, thêm chút giấm cùng muối trộn với nhau mà ăn, cứ như vậy đã ba năm trôi qua.

Khi lớn lên biết được thân thế của mình, ông buồn bã từ biệt mẹ đi đến phủ Ứng Thiên ở Hà Nam, bái Thích Đồng Văn làm thầy. Sớm tối khổ công đọc sách, năm năm chưa từng lên giường đi ngủ. Vào mùa đông khi rất mệt mỏi, ông rửa mặt bằng nước lạnh. Thường thì ngay cả bát cháo cũng không đủ no nên ông chỉ ăn vào buổi chiều. Người khác không thể chịu đựng được cuộc sống như thế này, nhưng Trọng Yêm thì không xem đây là khổ.

Có một lần, Hoàng đế Tống Chân Tông đi ngang qua Nam Kinh, tất cả mọi người tranh nhau đi xem. Trọng Yêm lại đóng cửa không đi, vẫn ngồi đọc sách như thường ngày. Bạn học trách ông đã bỏ lỡ cơ hội gặp Hoàng đế, ông nói: “Ngày sau gặp lại cũng chưa muộn!” Con trai trưởng quan Nam Kinh thấy ông quanh năm ăn cháo, liền đưa chút đồ ngon cho ông. Thế nhưng ông một chút cũng không ăn, người ta trách ông, ông chắp tay đáp tạ: “Tôi đã quen ăn cháo để sống, nếu thưởng thức đồ ngon chỉ sợ sau này không chịu nổi cực khổ!” Thi đậu Tiến sĩ năm 27 tuổi, ông bèn rước mẹ về phụng dưỡng, đổi lại thành họ Phạm. Sau khi ứng thí, lần đầu ông được diện kiến Hoàng đế Chân Tông, lúc này Hoàng đế Chân Tông đã sắp 50 tuổi.

Do đọc sách chăm chỉ, ông đã thông hiểu đạo lý quan trọng của Lục Kinh, lòng ôm chí lớn, lấy thiên hạ làm nhiệm vụ của mình. Ông thường nói: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” (Sĩ đương tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi – ý chỉ người có học trước tiên nên lo cho cái lo của người dân trong thiên hạ, sau khi người trong thiên hạ đều yên vui rồi thì mình mới có thể vui theo). Lúc ông trấn giữ biên cương, người Tây Hạ không ai dám xâm phạm, cảnh cáo nhau rằng: “Đừng nghĩ đến việc tấn công Diên Châu lần nữa, hiện tại lão Tiểu Phạm (tức Trọng Yêm) có mấy vạn binh trong tay, không thể so với lão Đại Phạm (Ung) mà khi dễ được đâu!” (Trích từ “Tống Danh Thần Ngôn Hành Lục” và “Tống Sử”).

Bản ghi âm tiếng Trung:

Chú thích của người dịch:

(*) 2 thăng nghĩa là 2 lít. Tiếng Trung : 2升(L)=2000毫升(ml)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/47713

https://www.epochtimes.com/b5/11/1/24/n3152163.htm



Ngày đăng: 07-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.