Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp – Đệ tử quy (20)



Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

見人善(1),即思(2)齊(3);縱(4)去(5)遠,以(6)漸躋(7)。

見人惡(8),即內省(9);有則改(10),無加(11)警(12)。

Bính âm:

見(jiàn) 人(rén) 善(shàn), 即(jí) 思(sī) 齊(qí);

縱(zòng) 去(qù) 遠(yuǎn), 以(yǐ) 漸(jiàn) 躋(jī)。

見(jiàn) 人(rén) 惡(è), 即(jí) 內(nèi) 省(xǐng);

有(yǒu) 則(zé) 改(gǎi), 無(wú) 加(jiā) 警(jǐng)。

Chú âm:

見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 善(ㄕㄢˋ), 即(ㄐㄧˊ) 思(ㄙ) 齊(ㄑㄧˊ);

縱(ㄗㄨㄥˋ) 去(ㄑㄩˋ) 遠(ㄩㄢˇ), 以(ㄧˇ) 漸(ㄐㄧㄢˋ) 躋(ㄐㄧ)。

見(ㄐㄧㄢˋ) 人(ㄖㄣˊ) 惡(ㄜˋ), 即(ㄐㄧˊ) 內(ㄋㄟˋ) 省(ㄒㄧㄥˇ);

有(ㄧㄡˇ) 則(ㄗㄜˊ) 改(ㄍㄞˇ), 無(ㄨˊ) 加(ㄐㄧㄚ) 警(ㄐㄧㄥˇ)。

Âm Hán Việt:

Kiến nhân thiện, tức tư tề; tung khứ viễn, dĩ tiệm tê.

Kiến nhân ác, tức nội tỉnh; hữu tắc cải, vô gia cảnh.

Lời dịch:

Thấy người tốt, muốn vươn bằng; dù cách xa, dần tiến tới.

Thấy người xấu, liền hướng nội; có thì sửa, không thì phòng.

Từ vựng:

(1) thiện (善): hảo, tốt. Người tốt hoặc chuyện tốt gọi là thiện, ở đây giải thích là sở trường, ưu điểm.

(2) tư (思): nhớ, nghĩ, hi vọng.

(3) tề (齊): như nhau, ngang nhau, đồng dạng.

(4) tung (縱): dù cho, mặc dù, dù rằng.

(5) khứ (去): khoảng cách, cách biệt, chênh lệch.

(6) dĩ (以): lấy, dùng, để, nhằm, làm cho.

(7) tê (躋): tiến tới, tiến lên, đuổi kịp, leo lên, cùng ngang bằng với người dẫn trước.

(8) ác (惡): xấu, ác. Tương phản với thiện, nói về việc ác hay người bất thiện, bất lương, làm điều sai trái.

(9) nội tỉnh (內省): hướng nội, tự kiểm điểm trong lòng, kiểm tra hành vi tư tưởng của mình.

(10) cải (改): cải thiện.

(11) gia (加): thêm, hơn.

(12) cảnh (警): cảnh giác.

Lời giải thích:

Nhìn thấy ưu điểm hoặc sở trường của người khác, phải hy vọng mình cũng có thể giống như họ; dù cho trình độ chênh lệch quá xa so với người ta, cũng phải dốc sức quyết tâm dần dần theo kịp.

Nhìn thấy khuyết điểm hoặc sai lầm của người khác, phải nhanh chóng soi xét lại hành vi tư tưởng của bản thân; nếu có khuyết điểm thì nên cải thiện ngay. Nếu như không có, phải cảnh giác hơn nữa, không thể đã biết rõ rồi mà còn cố ý phạm phải, lặp lại sai lầm của người khác.

Câu chuyện tham khảo:

Châu Xứ trừ tam hại

Câu chuyện “Châu Xứ trừ tam hại” có thể rất nhiều người đã từng nghe, tuy rằng Châu Xứ đã dùng tài trí và dũng khí của mình để diệt trừ giao long và hổ ăn thịt người trên núi, nhưng khi anh thấy người già trong làng vẫn còn thấy bất an khi anh bình an trở về làng, anh hiểu ra còn có một cái hại chưa trừ, đó chính là bản thân anh. Anh biết rằng chỉ có thay đổi hành vi xấu của mình thì dân làng mới có thể an cư lạc nghiệp. Nhưng vừa nghĩ tới thấy tuổi mình đã cao, lại chưa được học hành đến nơi đến chốn, muốn ăn năn hối lỗi, làm lại từ đầu liệu có được không? Nên cũng chau mày lo lắng, không biết làm như thế nào cho phải?

Một ngày nọ, tình cờ nghe thấy dân làng nói rằng ở quận Ngô (nay là thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) có hai anh em Lục Cơ, Lục Vân rất có tài năng và học vấn, có kiến giải nhận xét đặc biệt đối với rất nhiều sự việc và cũng rất hay giúp đỡ người khác, Châu Xứ liền quyết định đến quận Ngô tìm hai anh em Lục Cơ, Lục Vân để giúp anh ta ra quyết định. Khi đến nhà họ Lục, người anh Lục Cơ đã đi ra ngoài, chỉ có người em Lục Vân ở nhà. Thế là Châu Xứ bèn kể ra toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối và sự lo lắng của mình, hi vọng Lục Vân có thể chỉ điểm giúp anh ta. Lục Vân sau khi nghe, liền nói với Châu Xứ: “Cổ nhân coi trọng nhất câu này: Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ” (*). Châu Xứ bảo: “Tại hạ không hiểu nghĩa là gì ạ?”. Lục Vân giải thích: “Chính là nói một người, chỉ cần buổi sáng nghe được đạo lý thánh hiền, cho dù buổi tối có chết, cũng thấy đời này sống không uổng phí. Huống chi tiền đồ của anh còn có hi vọng, do đó không nên dễ từ bỏ. Vả lại chỉ sợ người không bền chí, chứ lo gì danh thơm không lưu truyền”. Châu Xứ nghe xong phấn chấn không thôi, từ đó thay đổi hoàn toàn, chăm chỉ chịu khó đọc sách, cuối cùng trở thành một người tốt, có thành tựu.

Cho nên “Kiến nhân thiện, tức tư tề; tung khứ viễn, dĩ tiệm tê” (Thấy người tốt, muốn vươn bằng; dù cách xa, dần tiến tới), rất là có đạo lý.

Bản ghi âm tiếng Trung:

http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-20.mp3

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/45085

https://www.epochtimes.com/b5/10/9/6/n3017284.htm

Ghi chú từ người dịch:

(*) 朝闻道, 夕死可矣, Tạm dịch: Sáng nghe đạo, chiều chết cũng không hối tiếc. “Đạo” trong câu này không chỉ nói về đạo nhân nghĩa trong Nho gia mà còn có thể hiểu rộng ra các chân lý khác của vũ trụ, các loại đạo lý làm người. “Tử” trong câu này, ý nói buổi sáng nghe và ngộ ra đạo lý, thì dù buổi chiều có chết cũng không hối tiếc. Hình dung sự bức thiết khi theo đuổi một chân lý hoặc tín ngưỡng nào đó.



Ngày đăng: 23-11-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.