Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 2.9): Đối ứng của chữ Hán với Lạc Thư trong tầng thứ vũ trụ



[ChanhKien.org]

Trong vũ trụ, từ trên xuống dưới có thể phân thành ba tầng lớn là Thiên địa nhân, mỗi một tầng tương đương một “cách”, ở trên là thiên cách, ở dưới là địa cách, ở giữa là nhân cách. Trong cùng một tầng lại phân thành trái phải và giữa, cùng với Thiên cách, địa cách, nhân cách tạo thành trạng thái cửu cung, vận hành thuận chiều kim đồng hồ, thăng lên theo hướng bên trái giáng hạ xuống theo hướng bên phải, trạng thái này tương tự với Lạc Thư. Trung Quốc cổ đại, thiên hạ được chia thành chín châu, có lẽ cũng là đối ứng như thế với Lạc Thư?

Vòng tròn bên ngoài đại biểu cho không gian vũ trụ nơi chúng ta sinh sống, trung tâm của cửu cung cũng là trung tâm của chữ Hán, bốn phương trên dưới phải trái cấu thành biên giới của chữ Hán. Do Thiên cầu có hai mặt chính và phản, nên chúng ta cũng cần xem xét từ mặt chính diện.

Các tung và trục hoành đối ứng với các số lẻ ở vị trí dương là chính vị của các nét viết chữ Hán. Trục hoành biểu tượng cho tầng thứ, trung tung biểu tượng cho sự thăng giáng của tầng thứ, trục tung và trục hoành hợp với nhau thành chữ thập. Trục dọc 159 là phương hướng dương đề cao tầng thứ; trục dọc 951 là phương hướng dương giáng hạ tầng thứ. Vị trí khởi điểm của một sinh mệnh mới, chính là vị trí số 1 ở địa cách tầng thứ thấp nhất.

Nét phẩy và nét mác ở các góc đối ứng với các số chẵn ở vị trí âm là biến vị các nét viết của chữ Hán. Các nét phẩy thuận từ vị trí số 4 đến vị trí số 6 là dương đang đi xuống, nét mác thuận từ vị trí số 2 đến vị trí số 8 là âm đang đi xuống. Sự giao cắt của nét phảy dương và nét mác âm thể hiện ra trạng thái giao thoa lớn “乂” trong thiên địa vũ trụ, nó biểu thị sự thay đổi của âm dương trong thế giới vũ trụ, là sự phủ định và kết thúc đối với trạng thái trước đó, vì vậy sự giao thoa “乂” này cũng biểu hiện sự sai lầm, cho nên từ 交错 cũng từ đây mà ra. (交错: nghĩa là đan xen, trong từ này thì: 交 có nghĩa là giao, 错 có nghĩa là sai, nghĩa mặt chữ có thể hiểu là sự giao thoa sai lầm)

Chữ 错 biểu thị việc đặt 日biểu tượng cho Thái Cực dưới “龷” (là tượng biến loạn của vũ trụ), nó đã làm thay đổi cải biến đặc tính có tính thuần dương của kim (⻐ tức là 金), sự thay đổi âm dương này là sai. Xem thêm ở trang 101, giải thích về .

Các nét chữ Hán hướng về bên trái và hướng lên là thuận Thiên nhi hành, còn các nét hướng về bên phải và hướng xuống là nghịch Thiên mà hành. Chữ Hán đồng dạng cũng thể hiện quy luật vật cực tất phản trong vận hành mang tính chu kỳ của vũ trụ, phàm là khi cầm bút viết chữ: bút đưa lên ắt phải xuống, xuống đến dưới ắt phải lên, sang bên trái ắt sẽ về phải, ở bên phải ắt sẽ sang trái; hành bút đến biên giới thì sẽ quay ngược trở lại, khởi bút nghịch biểu thị tiếp nhận thế đi lên mà phản ngược lại; phàm là thu thế hồi bút hoặc dừng bút thì dừng ắt phải dừng; nét phảy là phương hướng bút thuận, không nên cố thu hồi hoặc đốn dừng lại. Còn nét mác là vì đi theo hướng diệt, nên cần phải hồi phong thu bút.

Viết chữ Hán theo truyền thống cổ xưa là viết theo hàng dọc từ trên xuống, chữ viết ra sẽ tuần hoàn lặp đi lặp lại từ trên trời xuống dưới đất, khi con người đọc và viết thì cũng giống như không ngừng gật đầu đồng ý, chính là cái lý này; viết theo hướng ngang là từ phải sang trái là thống nhất với phương hướng vận chuyển thuận của vũ trụ.

Nhưng ngày nay, người hiện đại viết chữ Hán lại viết từ trái sang phải, theo từng hàng từ trên xuống dưới hết hàng này đến hàng khác cho đến hàng cuối, đến giữa đã không còn cơ hội hồi đầu quay lại mà thăng lên nữa, khi người ta viết và đọc chữ thì dường như là đang lắc đầu buồn bã, ài, chính là ngôn ngữ nghịch thiên, ngôn ngữ nghịch thiên!

Trong vũ trụ thì trật tự tầng thứ Thiên Địa Nhân Thần là tuyệt đối, giữa các tầng thứ là không thể đặt sai vị trí, lại càng không thể đảo ngược.

Đối với chữ Hán thì toàn bộ các chữ là có sự phân chia tầng thứ của nó. Do các bộ phận khác nhau (ví dụ như các bộ thủ đặt bên cạnh) cấu tạo thành chữ Hán, nếu như muốn xem xét độc lập một bộ phận nào của chữ Hán đó, thì có thể lấy riêng bộ phận đó ra để xem như là một tầng thứ độc lập của nó, giống như là xem xét một chữ đơn lẻ vậy. Ví dụ như chữ 橫 (hoành: ngang, phương ngang), bên phải là chữ 黃 (hoàng: màu vàng), cũng có thể làm một chữ độc lập để phân tích kết cấu tầng thứ của nó.

Vạn vật đều có linh tính, có linh tính thì có thể câu thông với Thần. Chữ 说 (thuyết: nói) thuyết nhân, thuyết nhân cũng tức là nói về chữ 说.

Nếu con người có thể giữ cho thân, tâm đoan chính khi đọc và viết chữ, có thể lấy Chân Thiện Nhẫn làm tiêu chuẩn để tịnh hóa tự mình, coi tự mình hóa thân thành chữ Hán, ngồi ở trung tâm thế giới vũ trụ, hòa hợp thành nhất thể với vũ trụ, thiên địa và thế giới, Thiên nhân hợp nhất, tự nhiên sẽ cảm ứng được Thiên và nhân, lĩnh hội đến được sự thần kỳ của chữ Hán. Cho dù con người làm bất kỳ sự việc gì trong trời đất, đều cần phải lấy tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn để quy chính lại mới tự mình, hồi quy trở về trạng thái mỹ hảo tối nguyên sơ của sinh mệnh, hồi quy về sự viên mãn của sinh mệnh, đây chính là nguyện vọng của sinh mệnh trong vũ trụ này.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf



Ngày đăng: 03-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.