Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 3.3): Tôi, thay đổi góc nhìn để nhận thức bản thân mình



[ChanhKien.org]

Chữ 我 (ngã: tôi), nét 一 tại chính vị của nhân cách biểu tượng cho cái tôi sơ khởi của Thái cực, 一 có ý nghĩa trọng đại, tuy là nằm ở nhân cách, nhưng đến thế gian lại có cùng đặc tính giống như vũ trụ Thái cực, có ý nghĩa chí cao, chí đại, tồn tại từ thủa đầu trong vũ trụ, chứ không phải là phàm phu tục tử trong thế gian. Đạo gia cho rằng thân thể con người là một tiểu vũ trụ, đương nhiên chính là chủ của tiểu vũ trụ này, mà tiểu vũ trụ với đại vũ trụ là một loại đối ứng, trong đại vũ trụ có cái gì, thì trong tiểu vũ trụ cũng có đối ứng cái đó, chủ nguyên thần của con người là đến từ Thần, vì vậy con người có thể tu luyện thành Thần. Nên con người thật sự không thể tự coi nhẹ bản thân mình!

Nét phảy ngang ㇒ ở thiên cách là nét bút biến đổi ở vị trí số 2 từ nét ngang mà trở thành nét phẩy, nét ngang tại thiên cách biểu tượng cho chỗ đó là vị trí nguyên lai của con người, bởi vì 一 phát sinh biến dị, nên 一 mới từ vị trí cao đi xuống vị trí nhân cách thế gian bên dưới này. Ở đây đã tiết lộ một Thiên cơ—con người ở mặt đất là Thần từ Thiên thượng hạ xuống! Nhưng “tôi” này hiện tại ở thế gian chính là Thần hạ thế rồi thác sinh thành người! Kỳ thực, chúng ta đều biết rằng có rất nhiều người trên thế gian hiện nay đều là từng bước từng bước từ Thiên thượng hạ xuống thế gian, vì sao khiến họ làm như vậy?

Nét亅 (sổ móc) đi xuống địa cách rồi chuyển bút thành móc câu trái thuận thiên, móc câu trái là móc câu nội, ý là đi xuống đến đáy rồi phản chuyển quay đầu; nét ㇀ (hất ngang) là nét bút chuyển từ nét ngang sang nét hất tại vị trí số 4, là dương hành nghịch mà đi lên, tại địa cách chỗ thấp nhất mà lội ngược dòng nước hỗn loạn nơi trần thế mà đi lên, đề cao tự mình, thăng hoa tự mình. Hai nét này thể hiện quá trình và mục đích mà “tôi” xuống thế gian này, là đến thế gian để tinh luyện tự mình, đến thế gian để tu luyện, bởi vì người ở trên Thiên thượng đã phát sinh biến dị, nên cần phải tôi luyện lại mới để quy chân. Chúng ta đã biết hoàn cảnh của các sinh mệnh trên Thiên thượng là không thể tu luyện đề cao bản thân, chỉ có hạ xuống thế gian, trong trùng trùng mâu thuẫn mới có hoàn cảnh để tu luyện, mới có thể đề cao bản thân; Thần chính là vì mục đích này mà hạ thế làm người. Đây chính là tiền duyên khiến “tôi” của rất nhiều người hiện nay đến thế gian làm người. Chính bởi vì lai lịch chân chính của con người to lớn như thế, cao như thế, có căn cơ tiên thiên thâm hậu như thế, cho nên vị trí của con người ở thế gian mới cao như thế, được liệt vào tam tài Thiên- Địa- Nhân. Con người đến thế gian là vì tinh luyện thăng hoa bản thân mình, là cần tu trở về, chứ không phải mê tại thế gian để ngược lại coi nơi đây như nhà của mình. Vậy con người làm sao để trở về?

Nét ㇂ (móc nghiêng) lớn từ Thiên cách đến địa cách, từ vị trí 9 đến vị trí 8, là móc ngoài, là nội hàm của diệt, thanh trừ, giải thể, khiến cho hết thảy vô sở bất bao những biến dị ở các tầng thứ Thiên địa nhân trong vũ trụ đều tiêu hủy, thanh trừ hết, đó đương nhiên là trong tinh luyện mà thăng hoa. Bao gồm nét 丶 (chấm chủ) ở thiên cách, nó nằm ở bên phải là không chính vị, nó biểu tượng cho linh thể biến dị; bao gồm cả nét 一 và nét ㇒ ở nhân cách, đây là biến dị tại thế gian. Tiêu bỏ chính là tống trừ thứ không cần, ý là hủy diệt. Yêu cầu của tu luyện là rất cao, một cá nhân cần đạt đến cảnh giới sinh mệnh “chính giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã “ (1), hết thảy các nhân tố biến dị đều cần tu khứ đi, mới có thể quay về trạng thái tối bản lai của tiên thiên.

Chấp trước lớn nhất của con người chính là “cái tôi” này, đối với chấp trước của bản thân, hễ việc gì mà chữ 我 (tôi) đương đầu, thì sự sự đều đặt cái tôi ở vị trí thứ nhất, hết thảy đều từ tự ngã mà ra, đây chính là trạng thái của con người. Nhưng người tu luyện là cần phóng hạ “cái tôi”, ngay cả đã tu thành Thần cũng không thể chấp trước vào tự ngã như thế nào như thế nào. Vô ngã, đó là cảnh giới thế nào? Có nhớ lúc khởi đầu sáng thế không? Sáng Thế Chủ tại cảnh giới thái hư đã sáng tạo ra vũ trụ và hết thảy trong đó, con người thông qua tu luyện để quay về đến chốn của Thần, quay về bên thân của Sáng Thế Chủ, chẳng phải là đã ở trong cảnh giới thái hư ư? Người thường cũng giảng cần “khiêm tốn” không thể tự mãn, kỳ thực là rất có đạo lý.

Con người đến thế gian, vẫn luôn tìm tòi chân lý của sinh mệnh: con người từ đâu đến, và con người sẽ đi về đâu?

Chữ 找 (trảo: tìm kiếm), nếu trên thiên cách thêm nét ngang thì thành chữ 我 (ngã), kỳ thực hết thảy đáp án đều ở trong chữ 找 này, từ Thiên thượng hạ xuống thế gian, thông qua tu luyện đề cao bản thân, trừ bỏ những chấp trước hậu thiên, tu bỏ hết thảy chấp trước tự ngã, đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã, toàn bộ quá trình này chính là quá trình tìm kiếm về bản tính tiên thiên trong tu luyện, thực sự giống như chuyện “cưỡi lừa đi tìm lừa vậy”!

Một khi tìm thấy chân ngã thì sẽ tỉnh ngộ, chính là biểu hiện bản tính chân “ngã”. Tu luyện mới là mục đích và nguyện vọng thực sự của việc đến làm người, sau khi kinh qua những cuộc bể dâu ở trần gian, gian nan vất vả, muôn dặm tìm Chính Pháp, hàng nghìn năm chờ đợi ở thế gian con người, thì cuối cùng sinh mệnh con người cũng bắt đầu tỉnh ngộ, bắt đầu bước trên con đường trở về với Thần.

Đây chính là bước cuối cùng của vòng đại tuần hoàn châu thiên của Thiên đạo trong vũ trụ, giống như những gì được ghi trong Lạc thư, từ vị trí số 9 đi hướng xuống dưới, qua các vị trí số 4, 3, 8, trong quá trình này thì tất cả những nhân tố bất chính sẽ bị thanh trừ giải thể, để về đến vị trí số 1 sơ khởi của vũ trụ, đó là vị trí ban sơ khai sáng vũ trụ, từ điểm cuối quay về điểm khởi đầu thì tất cả đều được quy chính, để quay trở về bản chất chân lúc sơ khởi của sinh mệnh, sinh mệnh sẽ lại tiếp tục sinh sôi, trời mới đất mới càn khôn mới, vạn sự canh tân.

Đại Pháp vũ trụ đã hồng truyền tại thế gian, pháp lý vũ trụ Chân Thiện Nhẫn đã ăn sâu vào trái tim con người, hãy tìm Pháp, đắc Pháp, đồng hóa với Pháp, tìm đến để phản hồi về bản tính chân ngã, trở về với bản Chân của sinh mệnh. Đây mới là ước nguyện to lớn chân chính của con người với cương vị “bản ngã” để tồn tại ở thế gian, cũng là mục đích và sứ mệnh căn bản khi đến thế gian.

Ghi chú: (1) bài Phật tính vô lậu, trong Tinh tấn yếu chỉ của Sư phụ Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf



Ngày đăng: 26-05-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.