Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 3.1): Hồi quy Thần tính, giá trị quan vĩnh hằng của sinh mệnh (Kỳ 2)
Phần 3: Quy chính chữ Hán và quan niệm
1. Hồi quy Thần tính, giá trị quan vĩnh hằng của sinh mệnh — Bối cảnh tinh thần sinh ra chữ Hán (Kỳ 2)
Tự cổ đã có pháp môn tu luyện lưu truyền ở thế gian.
門 (môn), giản thể là 门. 日 (nhật: mặt trời) biểu tượng của Thái cực, bị 刂 (bộ đao đứng) phân cắt hai bên trái phải thành 日日, biểu tượng cho việc không chỉ các tầng thứ trên dưới trong vũ trụ phát sinh phân liệt, mà trong phạm vi hướng ngang của nó cũng sinh ra lưỡng cực đông tây. Như thế, nét 丨 (nét sổ đứng) và nét亅 (nét phẩy) là tượng của hướng đi xuống, biểu tượng cho việc 日日 bại hoại này đang rơi xuống trong sự đối lập của hai cực đông tây, đây là Thiên tượng của thời vũ trụ đã đi đến bại hoại. Thông thường cổng Thiên địa chỉ có lúc này mới khai mở, trong ngoài Thiên địa có một đường thông đi lên xuống, đây là cái gọi là khai Thiên môn. Tam tài “三” bị hai nét 丨 cắt khai thành chữ 非 (phi), ngụ ý là phủ định và chính pháp đối với cựu vũ trụ. Trong thiên tượng tu luyện, tam tài Thiên Địa Nhân tương lai đều bị phân thành chính-tà Thiện-ác, nếu không thể thăng hoa lên thì đều tự hủy về không hết, những thứ không còn đủ tiêu chuẩn của Thiên thượng cũng đều sẽ bị tiêu hủy đi. Ý nghĩa là phân biệt chính-tà và lựa chọn giữa Thiện-ác, cũng nghĩa là thăng hoa lên hay chịu đào thải, đây chính là mục đích ý nghĩa của việc mở cổng Thiên địa vào lúc này, vì vậy nó là cực kỳ quan trọng.
Thiên tượng đều có đối ứng tại thế gian, sự kết thúc nhà Nguyên khởi đầu nhà Minh chính là đối ứng với tiết “lập đông” khi vũ trụ đi đến hoại, xem Biểu đồ bánh xe lịch sử Trung Hoa 5000 năm. Đại Đô của triều Nguyên, triều Minh gọi là phủ Thuận Thiên và Bắc Bình, đến năm thứ 8 thời vua Thuận Trị triều Thanh thì hoàng đế đã đổi tên Thừa Thiên môn của Hoàng Thành thành Thiên An môn, đổi tên Bắc An môn thành Địa An môn, mấy ai có thể dự liệu đó là thể hiện của Thiên Địa An môn tại thế gian, cánh cửa Thiên địa đã mở, Đại Pháp vũ trụ sắp hồng truyền thời mạt kiếp? Thiên nhân đối ứng, bản thân cố đô Bắc Kinh cũng là vì đối ứng với Thiên tượng mà được xây dựng, đây cũng chính là khi thiên tượng chuyển hướng chính bắc, sau vũ trụ đi đến hoại, chính là đến giai đoạn của “không” và “diệt”, hiện tại gọi là Bắc Kinh.
Hướng bắc “北”, thuộc vào vị trí số 1 (trên Lạc Thư). Hai nét dọc ở giữa phân khai, hai bên trái phải có hiện tượng phân khai cách ly. Bên trái là có nét nghiêng bất chính đi lên biến đổi thành tượng quy chính của 一 (nhất); bên phải là , nét 乚 là nét sổ móc cong, thuộc nét móc câu ngoại, thanh trừ những thứ không thể quy chính. Chữ 京 (kinh), 亠 ở thiên cách là biểu tượng cho dương của Thần và Thái cực; 口 là biểu tượng vũ trụ, biểu tượng không; chữ 小 (tiểu) biểu tượng cho việc đi xuống đến địa cách tầng thứ thấp nhất, hồi đầu quay lại đề cao, nét亅 trong đó là nét móc câu nội, là tượng cứu độ; nét 丿 và nét ㇏ (nét mác) ở hai bên phải trái là tượng phân ly, nét 丿 là dương vận hành hướng bên trái thuận thiên được đắc cứu, nét ㇏ là âm hướng phải đi đến vị trí số 8 nên bị đào thải. Hai chữ 北京 (Bắc Kinh) hôm nay, chính là giải thích thỏa đáng cho hiện tượng phân ly hỗn loạn của vũ trụ hiện nay. Trong cõi u minh, hết thảy đã sớm được an bài.
Truyền thống tại vùng đất Thần Châu từng có nhiều đô thành chủ yếu ở các phương đông tây nam bắc, có lịch sử lâu đời. Đông có Lạc Dương, Khai Phong, tây có Trường An, nam có Nam Kinh, bắc có Bắc Kinh, lai lịch của những cái tên này đều không phải là vô duyên vô cớ. Thiên hạ có 4 phương chính là đông tây nam bắc, mỗi phương đã nhiều lần vận đổi sao dời chuyển thành phương vị chủ tể, trung tâm của thiên hạ, kỳ thực là đại biểu cho Thiên tượng và Thiên ý cũng như xu thế vận hành của thiên hạ. Trước đây, mỗi phương vị đều có quan hệ cùng với thiên thời, địa lợi và nhân sự, hai cực nam bắc thường không bình thuận như đông tây. Từ Biểu đồ bánh xe lịch sử Trung Hoa 5000 năm ở phía trên, bạn đọc có thể tự mình so sánh lịch sử với Lạc Thư, hoặc có thể phát hiện những bí ẩn và huyền cơ trong đó.
Có Thiên môn, con người có thể tu lên trên; có địa môn, con người cũng có thể rớt hạ xuống, chính là nhìn xem con người có nắm được gì trong lúc vũ trụ đổi mới, chẳng phải những biến thiên của các cố đô cũng là đối ứng với biến hóa của thiên tượng đó sao?
Chữ 開 (khai), giản thể là 开. Ở giữa chữ 開 có chữ 开, chính là biểu tượng ở trong thiên môn có dương trong âm (số hai 二 là âm, nét ngang trên là dương, tức là dương trong âm; nét ngang dưới là âm) thăng lên đến thiên cách; còn nét 丨 (sổ dọc) và nét 丿 (phảy) lần lượt biểu tượng hai thái độ và kết quả khác thuận nghịch khác nhau khi đối mặt với thời khắc đại biến của vũ trụ. Người nào có thể thuận Thiên ý mà thăng hoa, trên Thiên môn có một thông đạo, Thiên môn sẽ mở ra cho người ấy! Trái lại, nếu nghịch Thiên mà hành, thì cổng xuống phía dưới Địa môn cũng không đóng mà còn đang mở, nếu bị rơi xuống đó thì sẽ như rơi vào vực sâu không đáy. Thiên môn rất hẹp, yêu cầu rất nghiêm khắc; còn cửa Địa môn đi xuống thì rất rộng, vào tùy tiện là hỏng. Cái cửa này (門) là Thiên môn, nhưng kỳ thực cũng là Địa môn, trên trời dưới đất đều đang nhìn. Con người là đang tự mình lựa chọn.
Chữ 關 (quan), giản thể là 关, nghĩa là đóng. 厶 (bộ tư) là biểu tượng cho 私 (tư: tự tư); trái phải âm dương là hai bộ 幺 (yêu), biểu tượng cho tư tâm nặng đến cực điểm, vì thế đối với những người như thế này, Thiên môn đã bị đóng lại, thăng lên đã bị tư tâm của mình chặn cứng rồi, những người có tư tâm nặng như vậy là không thể thăng thượng được. Thần sẽ không chặn con người ở trước Thiên môn của con người, mà là do tư tâm sống chết chỉ muốn vì bản thân đó của con người mới là căn nguyên gây họa. Câu nói “người không vì mình, trời tru đất diệt”, chính là phản Thiên lý mà hành, quả là hại mình, hủy người.
Chữ 修 (tu), đặc điểm của chữ này là có tới sáu nét 丿 (phảy), nét phảy là nét bút chuyển, chủ biến, cải biến, biểu tượng cho dương ở vị trí số 4 của Lạc Thư đang đi xuống; 亻 (bộ nhân đứng) biểu tượng cho nét 丨 (sổ dọc) bên trái biến đổi mà thăng hoa, bởi vì bên trái cũng là một cực đoan, cũng cần cải biến; nét 丨 ở chính giữa, trực tiếp có thể đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, không cần cải biến gì; trong bộ 夂 (bộ tuy: đi chậm), nét 丿 biểu tượng cho việc cả ㇇ ở vị trí 4 hồi đầu thuận Thiên mà hành nhưng đang đi xuống cũng như ㇏ (nét mác) nghịch thiên đang đi đến vị trí số 8 đều cần cải biến để hướng thượng mà đi mới là đúng; cuối cùng 3 nét 丿 liên tiếp, biểu tượng cho việc tam tài Thiên Địa Nhân ở các tầng thứ khác nhau đều cần cải biến tự mình, đây chính là nội hàm của chữ tu biểu hiện ra. Hết thảy mọi hành vi của chúng sinh trong vũ trụ đều bao hàm trong đó. Vũ trụ đã đi đến mạt kiếp, cái gì cũng đều đã không được nữa rồi, kiếp nạn lớn thế này mà không tu thì làm sao vượt qua được?
Chữ 煉 (luyện), giản thể là 炼. Nét chấm biểu tượng cho Thần, Thần ở nhân cách bị nét 丨 ở giữa phân thành hai điểm âm dương trái phải, bên dưới Thiên cách bị ước thúc trong chữ khẩu nhỏ 口 của nhân cách, khiến cho âm dương phân ly không thể tương hợp, điều này tạo thành một hoàn cảnh cực đoan vô cùng khó khăn gian khổ. Âm dương tương hợp mới có thể tạo thành người, đây là hữu ý làm cho con người đến hoàn cảnh người không ra người ấy, diễn hóa ra một loại hoàn cảnh bị phong bế để khảo nghiệm con người, nhìn xem chư vị tại hoàn cảnh gian khổ như thế còn có thể chiểu theo Pháp lý của vũ trụ mà yêu cầu tự mình không, có đạt đến tiêu chuẩn yêu cầu cao hơn của cảnh giới vũ trụ không. Chữ 火 (hỏa) ở bên cạnh biểu tượng thể hiện cho việc đã trải qua quá trình tôi luyện trong lửa, chữ luyện biểu tượng cho những khảo nghiệm và ma nạn gian nan đối với người tu luyện.
Vì vậy rất nhiều cái lý an bài cho con người thế gian đều là cực đoan, là phản đảo, con người muốn tự mình sung sướng sống tốt ở thế gian thì rất khó, chính là bởi vì có những nguyên nhân ở các tầng thứ khác nhau trong đó. Nhìn theo cách này, thì cái hoàn cảnh đặc thù này của con người thế gian kỳ thực chính là một trường tu luyện được diễn hóa ra trong vũ trụ, nguyên nhân căn bản của việc an bài cái lý phản đảo này cho con người thế gian là để các sinh mệnh đến thế giới này tu luyện, chứ không phải để làm giàu, thảnh thơi tìm vui thú hưởng thụ. Con người à, cần phải minh bạch, vì sao nói rằng những tranh giành một đời của con người trên thế gian này cuối cùng đều vẫn là không, bởi vì trong vũ trụ từ trước đến nay chưa bao giờ an bài mục đích căn bản cho con người đến đây là để đắc những lợi ích ở thế gian, ngược lại là khiến con người buông bỏ hết thảy mọi chấp trước, bản lai con người là sinh mệnh ở thượng giới, là vì để tu luyện, phản bổn quy chân, mới không sợ sinh tử mà đến đây! Sao lại có thể ở trong cõi mê này mà quên mất bản nguyện của mình được chứ?
Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf
Ngày đăng: 06-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.