Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 2.8): Lịch sử của nhân loại là thể hiện sự diễn hóa của quy luật Thiên Đạo (Kỳ 1)



[ChanhKien.org]

Từ lâu con người chúng ta đều cảm thấy rằng bánh xe lịch sử không ngừng tiến về phía trước, không biết đâu là điểm khởi đầu cũng không biết đâu là điểm cuối. Trong lịch sử 5000 năm của văn minh Trung Hoa, có những cao nhân trong giới tu luyện xác thực đã nói cho chúng ta biết rằng lịch sử văn minh nhân loại lần này chính là 5000 năm! Chúng ta đã biết sự vận hành của vũ trụ là lặp đi lặp lại có tính chu kỳ, chúng tôi đã thử sắp xếp các triều đại trong 5000 năm thành bảng thời gian bên dưới.

Do có sự trùng về thời gian của các triều đại, chính là khi một triều đại mới được thành lập nhưng triều đại trước đó vẫn chưa rời đi, vì vậy để tránh việc thống kê trùng thời gian, chúng tôi lấy năm đầu tiên khi thành lập triều đại làm chuẩn để tính toán khoảng thời gian, tức là lấy năm kiến lập triều đại sau trừ đi năm kiến lập triều đại trước để tính tổng số năm của triều đại trước đó, bởi vì chữ “kiến nguyên” hàm ý là sự khởi đầu của cái mới và kết thúc cái cũ. Thống kê từ năm 2980 trước công nguyên đến năm 2020, tổng cộng là 5000 năm, sẽ được một bản đồ vòng triều đại (xem bảng dưới). Đồ hình luân chuyển phân chia 24 tiết khí trong năm, có thể thấy rõ ràng lịch sử 5000 năm vừa vặn trải qua một quá trình biến hóa phù hợp của các mùa xuân hạ thu đông, giống như rút ngắn thành trong một năm.

Sau đây là bảng liệt kê các triều đại của Trung Quốc và thời gian tồn tại của chúng, được lấy từ thời kỳ tiền sử đến hiện đại:

STTTriều đạiNăm kiến lậpSố nămSTTTriều đạiNăm kiến lậpSố năm
1Ngũ Đế đến
tiền Hạ
Năm 2980 TCN91013Đông TấnNăm 317103
2HạNăm 2070 TCN47014Nam Bắc TriềuNăm 420161
3ThươngNăm 1600 TCN62915TùyNăm 58137
4Tây ChuNăm 1046 TCN27616ĐườngNăm 618289
5Xuân ThuNăm 770 TCN29517Ngũ Đại Thập QuốcNăm 90753
6Chiến QuốcNăm 475 TCN25418Bắc TốngNăm 960167
7TầnNăm 221 TCN1519Nam TốngNăm 112779
8Tây HánNăm 206 TCN21420NguyênNăm 1206162
9TânNăm 81721MinhNăm 1368248
10Đông HánNăm 2519522ThanhNăm 1616296
11Tam QuốcNăm 2204523Dân QuốcNăm 191237
12Tây TấnNăm 2655224Trung Quốc đương đạiNăm 194971 *

(*: tính đến năm 2020)

Ghi chú: Niên đại trước nhà Tây Chu là số gần đúng, niên đại trước nhà Hạ không rõ nên tính tổng thể.

Theo trục dọc: 5000 năm từ thời kỳ chuyển giao giữa thời Xuân Thu và Chiến Quốc đã được chia thành hai phần: một phần do thần tính làm chủ đạo, một phần do nhân tính làm chủ đạo;

Theo trục ngang: tại vị trí số 7 (七) và vị trí số 3 (三) trên đồ hình Lạc thư tương ứng với hai thời kỳ thịnh vượng về tinh thần (nhà Hạ và nhà Thương) và thịnh vượng nhân văn (nhà Đại Đường);

Ở hai đầu của trục dọc giữa, tức vị trí số 1 (一) và số 9 (九) trên đồ hình Lạc thư tương ứng với hai thời kỳ âm dương phản đảo hỗn loạn nhất;

Đầu của hai đường chéo, tức vị trí số 2, 4, 6, 8 trên đồ hình Lạc thư, cả bốn góc đều đối ứng với bốn giai đoạn bắt đầu chuyển biến trong lịch sử.

Trên tổng thể, văn minh Trung Hoa trong 5000 năm đại lược đã trải qua năm giai đoạn:

(1) Thời kỳ Thành: Sau trận Đại hồng thủy hủy diệt thế giới, thời đại thần thoại về nhân loại mới nửa Thần nửa nhân (Ngũ Đế đến tiền Hạ)

Bắt đầu từ tiết Đông chí (ở vị trí 1) là thời kỳ đen tối nhân loại kỳ văn minh lần trước đã đi đến bại hoại dẫn đến Đại hồng thủy hủy diệt thế giới, đồng thời cũng khởi đầu thời kỳ tươi sáng mà Thần hạ thế truyền Pháp cứu độ thế nhân, đại đạo hành tại thế gian, phổ cập tu luyện ra thế giới, là thời kỳ Thần thoại lưu lại Thần ngôn Thần tích.

(2) Thời kỳ Trụ: là thời kỳ lễ nhạc trị thiên hạ, con người tôn sùng Thiên đạo, tín Thần, thờ phụng Trời đất tổ tiên (nhà Hạ, Thương, Tây Chu)

Khởi đầu từ tiết Vũ Thủy (Vua Nghiêu Thuấn và vua Vũ trị thủy), là thời đại thánh vương cai quản thiên hạ, lê dân thuận theo Thiện đạo mà sinh tồn.

(3) Thời kỳ Hoại: Bách gia tranh minh, tư tưởng của con người bắt đầu lệch khỏi Thiên đạo và Thần trên phạm vi lớn, là thời kỳ nhân văn Nho, Phật và Đạo cùng tồn tại giáo hóa con người thế gian (nhà Tây Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần, Hán đến Đường, Tống, Nguyên).

Khởi đầu từ tiết Mang Chủng, con người đã không thể phổ biến tu luyện trên phạm vi rộng, đã đánh mất mục đích căn bản là trở về với Thần, con người bắt đầu giới hạn mình trong tầng thứ thế gian, mù quáng đặt cái quan niệm hiểu biết của tự mình lên cao nhất, muốn làm cái gì, muốn tự mình tìm kiếm giá trị, mục đích và ý nghĩa tồn tại tự thân tại thế gian, từ đó mở ra thời đại nhân văn.

(4) Thời kỳ Diệt: tín ngưỡng của con người đối với Thần Phật đã cơ bản phát sinh biến dị cùng với tà kiến của con người (thời nhà Minh, Thanh)

Khởi đầu từ tiết Lập Đông, cả Nho, Phật, Đạo cùng bước đến giai đoạn mạt pháp tối hậu, con người bắt đầu bước vào thời kỳ bùng nổ những ham muốn vật chất, tư tưởng tinh thần và nhân văn từ chỗ thực hành đã dần dần biến thành lời nói suông.

(5) Không: thuyết vô thần tràn lan, văn hóa truyền thống bị phá hoại, tư tưởng quan niệm và hành vi của con người biến thành tà trên diện rộng, thời kỳ tà ma hủy diệt thiên hạ (thời Thanh mạt, cộng hòa dân quốc và hiện nay)

Bắt đầu từ tiết Đại Tuyết, được đánh dấu bởi cuộc chiến tranh nha phiến. Văn minh lần này của nhân loại đã đi đến tối hậu, âm dương phản bối, Thần lại một lần nữa hạ thế truyền Pháp cứu độ con người thế gian, là giai đoạn quy chính thiên địa vũ trụ, đồng thời cũng là đại đào thải tịnh hóa.

Đến nay, lịch sử 5000 năm đã đến điểm cuối cùng và đã hoàn thành một vòng luân hồi đại chu kỳ lớn. Vậy thì, trong quá trình này, mục đích căn bản của sự tồn tại của con người rốt cuộc là gì?

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf



Ngày đăng: 13-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.