Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền (9): Thuyết văn giải tự (Phần 2)



Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

『化』:

“化” (Hóa):

Chữ Giáp Cốt là 0923=0920+0920 (Thái cực đồ nguyên sơ).

Giải thích: Một âm một dương, tuần hoàn lặp đi lặp lại, biến hóa vô cùng, hình thành một Thái Cực đồ nguyên thủy. Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ được cấu thành từ các lạp tử khác nhau, tức là vật chất được cấu thành từ các tầng lạp tử khác nhau. Ví dụ như phân tử cấu thành nên mọi thứ trong không gian của con người, mà phân tử lại là cấu thành từ nguyên tử, nguyên tử lại là cấu thành từ hạt nhân nguyên tử và điện tử, hạt nhân nguyên tử lại được cấu thành từ proton và neutron, proton và neutron lại được cấu thành từ quark… Nếu phân tích kỹ xuống nữa thì các tầng lạp tử là vô cùng vô tận, khoa học hiện đại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể tìm ra được nguyên tố nhỏ nhất cấu thành nên vật chất, tức là vĩnh viễn không bao giờ có thể tìm thấy lạp tử nhỏ nhất, đây là tầng thứ cực hạn của khoa học.

Hai tượng âm dương là ở tầng thứ rất cao trong vũ trụ, cũng là hai nhân tố lớn do các lạp tử tầng cực thâm sâu tinh luyện ra. Chúng nằm ở nơi cực vi quan của các lạp tử, đó là những lạp tử (hạt) vi quan hơn hạt neutron, quark v.v. không biết là bao nhiêu vạn ức lần, khoa học hiện đại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể chạm tới tầng diện vi quan như vậy. Chúng chuyển vận ở tầng cuối cùng của vật chất, tương hợp với nhau thành Thái Cực, từ vi quan nhất và tầng cao nhất, nó thống trị và khống chế vạn vật trong vũ trụ ở tầng bề mặt. Vì vậy sự vận chuyển của Thái Cực, sự biến hóa của âm dương là sự biến hóa căn bản nhất của vạn vật trong vũ trụ, là những biến đổi vi quan nhất ở tầng thấp nhất, nó sẽ từ trong ra ngoài, từ tầng sâu nhất tương ứng với thế giới bề mặt, đồng thời khống chế sự chuyển động và biến đổi của mọi vật chất. Khi thể hiện đến bề mặt, thì sẽ gây ra những thay đổi hồng quan ở thế giới bề mặt. Bởi đây là sự biến đổi căn bản nên năng lượng là vô cùng, không thể ngăn cản, từ vi quan đến hồng quan, không gì có thể thoát khỏi. Đây là Tượng của chữ 化 (hóa).

Khoa học hiện đại có kỹ thuật này chính là thông qua trình tự sắp xếp phân tử của một số chất để thay đổi chúng. Ví dụ, đặt than chì dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao thì có thể thay đổi sự sắp xếp của các phân tử cacbon của nó, do đó biến nó thành kim cương. Đem than chì biến thành kim cương, đối với con người mà nói đó là chuyện “thần thoại”, điều này cũng giống như sờ vào đá biến thành vàng, nhưng đây là một thí nghiệm khoa học có thật.

Đây cũng chỉ là sự biến đổi từ tầng thấp nhất của lạp tử – tầng diện phân tử, còn sự thay đổi của cấp độ nguyên tử ở một tầng thâm sâu thì kỹ thuật của con người không đạt tới. Thần Phật là những sinh mệnh cao cấp ở tầng thứ cực kỳ cao vượt xa con người, tầng thứ càng cao thì năng lượng càng lớn, trí tuệ càng lớn, cho nên Thần Phật đối với con người mà nói là thần thông đại hiển, họ tồn tại trong một thế giới năng lượng cao do các lạp tử tầng cao hơn, vi quan hơn tổ hợp thành, vượt rất xa thế giới phân tử của con người, tức là thời không chiều cao, đó chính là thế giới của Thần Phật, như thế giới Thiên quốc, thế giới Cực Lạc, thế giới Liên Hoa, v.v. Thế giới năng lượng cao nơi Thần Phật tồn tại và thế giới phân tử của con người cách xa nhau vô cùng, cách nhau vô số tầng, cho nên khoa học của nhân loại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể phát hiện hay chạm tới được.

Khi các vị Thần Phật thay đổi một vật thể, họ sẽ thay đổi từ các lạp tử cấu thành cơ bản và vi quan nhất của vật thể cho đến bản chất nhất, sau đó triển hiện từng lớp trên bề mặt. Vì vậy Thần Phật không việc gì là không làm được, tùy tâm sở dục, biến hóa vô cùng.

Công nghệ vật lý của khoa học nhân loại vẫn có thể biến đổi cấu trúc phân tử và biến than chì thành kim cương. Thần Phật nắm giữ các Pháp và Đại Đạo cao tầng của vũ trụ thì có thể đồng thời biến đổi và sinh thành vạn vật từ vi quan nhất đến tầng bề mặt nhất của vạn vật trong vũ trụ, có thể từ không sinh ra có và tạo ra vạn vật trong vũ trụ, biến hóa vô cùng, tại sao lại có sự huyền bí đó? Nhân loại lạc lối trong đống phân tử, bò trong đất nhơ bẩn, giống như con Tiêu Minh (một loại côn trùng) không nhìn thấy được thần thú Côn Bằng, nấm buổi sáng không biết cây Đại Xuân, (xuất xứ từ điển cố “Tiêu Dao Du” của Trang Tử, ý là nói sinh mệnh cực kỳ ngắn ngủi), ở dưới chân Thần Phật lại phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, há chẳng phải là ngu ngốc và nực cười sao?

『情』:

“情” (Tình):

① 丹(đan): Chữ giáp cốt là “0920”. Giống như một lò luyện đan, có một điểm ở trung tâm, có nghĩa là vật được luyện trong lò, đó là “Đan”. ②青 (thanh): Chữ Kim là “0920“=0920 (生: sinh trưởng tự nhiên) +0920 (丹: đan). Nghĩa gốc là: sinh đan, tinh khí ngưng tụ mà sinh đan. Nó cũng bao hàm có nghĩa: tinh khí ngưng tụ, tinh hoa ở chỗ đó. Ngọn lửa trong lò khi luyện đan có màu xanh lam cho nên Tượng của chữ “青: thanh” cũng bao gồm cả màu xanh lam, v.v. ③ 静 (tĩnh), chữ Kim Văn là 09200920 (青 thanh: sinh đan) +0920(争 tranh: chống lại). ④情 (tình): Chữ Kim Văn là 0920 = 0920 (心 tâm: Nhưng trái tim này là trái tim bị khóa, lỗ tim bị bịt kín, nhưng trong tim vẫn còn một chút, chứng tỏ “tình” sinh ra từ trong tim, đã làm ô uế tâm linh, nên đã bịt kín lỗ tim) + 0920 (青 thanh: sinh đan, tu luyện).

Giải nghĩa: Đầu tiên hãy hiểu “đan”, xem phần ①. Trước đây, trong giới tu luyện, bất kể là theo phương pháp tu luyện của một gia phái nào, bất kể là tôn giáo nào, tất cả đều tập trung vào luyện đan. Trong Đạo gia, luyện đan được phân thành hai loại “ngoại đan” và “nội đan”, đan được luyện xuất ra trong lò là ngoại đan, lấy cơ thể con người dùng làm lò luyện đan, và đan được tu ra trong nơi đan điền của cơ thể con người gọi là nội đan. Mặc dù các tôn giáo khác như Phật giáo không nói đến luyện đan, nhưng vẫn luyện đan, và thứ họ luyện được chính là nội đan. Khi hòa thượng tu luyện đã đạt đến niết bàn được hỏa táng, có xá lợi tử, xá lợi tử này chính là nội đan nổ tung, sau khi năng lượng được giải phóng, những tàn dư được lưu lại trong nhục thể.

Ở phương Tây có giả kim thuật, từ xa xưa ở phương Tây đã có rất nhiều nhà giả kim thuật, chẳng hạn như Nhà vật lý học nổi tiếng Newton là một nhà giả kim thuật, ông đã cống hiến cả đời cho thuật giả kim, những thành tựu về vật lý học chỉ là sản phẩm phụ trong cuộc đời “luyện kim” của ông. Trong chiếc “hộp đen” mà Newton để lại sau khi qua đời, người ta nói rằng có rất nhiều tâm đắc về giả kim thuật. Giả kim thuật của phương Tây kỳ thực chính là thuật luyện đan, là tu luyện, là luyện kim đan, chỉ là danh từ của phương Đông và phương Tây diễn đạt khác nhau mà thôi.

Đạo gia thường nói Kim Đan Đại Đạo, ý nghĩa là sau khi tu thành Kim Đan thì có thể thông hiểu những huyền cơ của trời đất và ngộ được Đại Đạo. Tu thành Kim Đan tức là có thể thoát khỏi vòng luân hồi trong phàm trần, nhảy ra khỏi tam giới, nhảy ra khỏi tình và trở thành Thần Tiên hoặc Chân Nhân.

Cho nên trong tu luyện trước đây, quá trình luyện đan đồng bộ với quá trình tu luyện, đó là quá trình phàm nhân nhảy ra khỏi nhân gian và trở thành những sinh mệnh cao cấp. Kim đan luyện thành cũng chính là tu luyện đã kết thúc, đã nhảy ra khỏi nhân thế.

Tiếp theo là giải thích chữ “青”, xem phần ② ở trên. Chữ “青” (thanh) ở dưới là chữ “丹” (đan), ở trên là chữ “生” (sinh), ý nghĩa là sinh đan. Quá trình ngưng tụ tinh khí và năng lượng trong cơ thể, chính là quá trình sinh đan. Đan chính là tinh hoa ngưng tụ trong cơ thể. Cho nên ý nghĩa Tượng của chữ “青” bao hàm: tinh hoa, nơi hội tụ tinh khí.

Tiếp theo là giải thích chữ “静”, xem phần ③ ở trên. Phần trước khi giải thích về chữ “慧” (huệ) đã nói rồi: Tĩnh năng sinh huệ (sự tĩnh lặng có thể tạo ra trí huệ). Quá trình sinh huệ cũng chính là quá trình tu luyện.

Vậy “静” (tĩnh) là gì? Khi tạo ra chữ “静”, Thần đã nói với con người rồi. Bên trái là chữ “青” (thanh), ý nghĩa là luyện đan và tu luyện, còn bên phải là chữ “争” (tranh), ý nghĩa của “tranh” là đấu tranh chống lại mọi chấp trước dục vọng và mọi tư tâm tạp niệm trong lòng, dần dần xem nhẹ chúng, buông bỏ chúng, xả bỏ chúng. Khi những tư tâm tạp niệm, chấp trước dục vọng càng ngày càng ít đi, lòng người sẽ càng ngày càng “tĩnh”, trí huệ sẽ càng ngày càng lớn. Tâm của con người càng tĩnh thì tinh khí và năng lượng không ngừng tích tụ trong đan điền có thể sinh đan, đây chính là quá trình tu luyện.

Cuối cùng để hiểu chữ “情” (tình), xem phần ④ ở trên. Chữ tình chia làm hai phần trái và phải, bên trái là một “trái tim” đóng kín, ở trong tim vẫn còn một điểm. Ý nghĩa là: Tình nảy sinh trong tim, làm ô uế tâm linh, khiến cho trái tim bất thuần nên phải đóng kín lỗ của tim. Cho nên cái “tim” đóng kín ở bên trái này chỉ ra bản chất của “tình”. Nhìn lại bên phải, bên phải là chữ “thanh”, ý nghĩa là “sinh đan và tu luyện”, cũng chính là quá trình nhảy ra khỏi nhân thế và “tình”. Cho nên bên phải chỉ ra cách thoát khỏi “tình”, khi Thần tạo ra chữ “tình” đã chỉ ra cho con người con đường thông thiên Đại Đạo trong vô minh: bảo cho con người biết “tình” là gì, bảo cho con người biết mục đích của làm người, và nói với mọi người làm thế nào thoát khỏi “tình”, đừng bị mắc kẹt bởi tình mà hãy thoát khỏi tình để trở thành sinh mệnh cao cấp.

Nhưng không phải tất cả các phương pháp tu luyện đều nhất định phải luyện đan. Trong quá khứ quả thực là bất kỳ pháp môn tu luyện nào, hay bất kỳ tôn giáo nào cũng đều phải thông qua phương thức luyện đan để đạt đến viên mãn, cho nên rất có tính hạn chế. Nhưng hiện nay không như thế nữa, bây giờ là thời khắc lịch sử đặc biệt và quan trọng nhất trong lịch sử vũ trụ từ trước tới nay, Đại Pháp của vũ trụ đang được khai truyền tại nhân gian, chúng ta không bị giới hạn theo con đường luyện đan, vẫn có thể tu thành Thần Phật ngay tại nhân gian mà không cần phải rời xa khỏi thế tục.

Trong kinh Vệ Đà và lịch sử Phật giáo của Ấn Độ cổ có những lời tiên tri như thế này: Chuyển Luân Thánh Vương là vương của vạn Vương trong vũ trụ, trong tương lai ngài sẽ hạ thế đến nhân gian để cứu độ chúng sinh. Đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là có thể tại gia tu thành Phật và tu luyện không thoát khỏi thế tục.

Trong “Pháp Hoa Văn Cú” nói: “Hoa Ưu Đàm ba ngàn năm mới xuất hiện một lần, khi hoa nở thì Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện.” [2]

Trong “Huệ Lâm Âm nghĩa” cũng có ghi chép: “Hoa Ưu Đàm là một loài hoa báo điềm lành và huyền bí đến từ Thiên thượng, thế gian không có loài hoa nào như vậy. Khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế để độ nhân, lòng từ bi và phúc đức vô biên của ngài đã khiến loài hoa này xuất hiện ở cõi nhân gian”.[3]

Kể từ khi hoa Ưu Đàm Bà La được phát hiện lần đầu tiên tại chùa Kyungki-Do ở Hàn Quốc vào năm 1997, nó đã lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau và giờ đây hoa Ưu Đàm Bà La đã nở rộ trên khắp thế giới. Loài hoa này đã nở nhiều lần ở nhà tác giả, không cần đất hay nước, không hút bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở thế gian, sáng long lanh và có mùi thơm.

Vào thời khắc lịch sử đặc biệt nhất hiện nay, hy vọng rằng mọi sinh mệnh hãy giữ vững thanh tỉnh, nhận rõ chính tà, dùng “trí huệ” để phân biệt, dùng “chân ngã” để suy nghĩ, không thể bị Trung cộng dối trá lừa gạt, hãy chọn cho mình một tương lai tốt đẹp và tươi sáng.

Chú thích:

[2] Nguyên văn trong “Pháp Hoa Văn Cú” tứ thượng: “Ưu Đàm hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc Kim Luân Vương xuất”.

[3] Nguyên văn trong “Huệ Lâm Âm Nghĩa” quyển bát: “Ưu Đàm Hoa, Phạn ngữ cổ dịch ngoa lược dã, Phạn ngữ chính vân Ô Đàm Bát La hoa. Thử vân tường thụy linh dị, Thiên hoa dã. Thế gian vô thử hoa. Nhược Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện thế gian, dĩ đại phúc đức lực cố, cảm đắc thử hoa xuất hiện”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239731



Ngày đăng: 06-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.