Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết Thần truyền (11): Kiếp nạn của chữ Hán



Tác giả: Đạo Sinh

[ChanhKien.org]

Bài này nói sơ lược một chút về việc Trung Cộng đơn giản hóa và phá hoại chữ Hán. Việc đơn giản hóa chữ Hán của Trung Cộng chủ yếu được thể hiện ở một số phương diện:

Một số lượng lớn các chữ đã bị loại bỏ và hợp nhất, các từ đồng âm được hợp nhất, khiến cho Tượng tự rối loạn, mất đi sự đối ứng.

Ví dụ: chữ “面” (miàn: mặt) ở trong từ 脸面 (liǎn miàn: khuôn mặt) và chữ “麵” (miàn: miến) ở trong từ 麵粉 (miàn fěn: bột mỳ), vốn là hai chữ khác nhau, nên tự Tượng hoàn toàn khác nhau nhưng lại bị hợp nhất thành một chữ (面) và trở thành một Tượng, làm cho tự Tượng rối loạn.

Một ví dụ khác: 头髪 (tóu fā: tóc) và 發生 (fāshēng: phát sinh) đều trở thành 发 (fā); 王后 (wáng hòu: hoàng hậu) và 前後 (qián hòu: tiền hậu) đều trở thành 后 (hòu: hậu); 稻穀 (dào gǔ: lúa) và 山谷 (shān gǔ: sơn cốc, hang núi) đều trở thành 谷 (gǔ: cốc, hang núi); 划船 (huá chuán: chèo thuyền) và 计劃 (jì huà: lập kế hoạch) đều trở thành 划 (huá: chèo, bơi); 茶几 (chá jī: bàn nhỏ uống trà) và 幾乎 (jī hū: gần như) đều trở thành 几 (jī: bàn con); 占卜 (zhān bǔ: bói toán) và 萝蔔 (luó bó: củ cải) đều trở thành卜 (bó: củ cải); 捨弃 (shě qì: từ bỏ) và 宿舍 (sùshè: ký túc xá) đều trở thành 舍 (shě: xả, bỏ); 征服 (zhēng fú: chinh phục) và 象徵 (xiàng zhēng: tượng trưng) đều trở thành 征(zhēng: chinh phục); 藉口 (jiè kǒu: viện cớ) và 借钱 (jiè qián: mượn tiền) đều trở thành 借 (jiè: vay, mượn).

Phá hủy tự hình (hình dạng chữ) khiến chữ Hán biến thành một thể chữ không toàn vẹn.

Ví dụ một số cư dân mạng thường biến việc này thành một câu vè thuận miệng dễ đọc như: Thân bất tương kiến1, ái một hữu tâm2, sản bất sinh3, xưởng không không4, miến vô mạch5, vận vô xa6, đạo vô đạo7, nhi vô đầu8, phi đoạn dực9, vân vô vũ10, khai quan vô môn11, hương lí vô lang12, mãi thành đao hạ tể nhân đầu13, tiến vãng tỉnh lí tẩu14v.v. (tức là: người thân mà không gặp nhau, yêu mà không tim, đẻ mà không sinh, nhà máy mà trống rỗng, sợi miến mà không có bột mỳ, vận chuyển mà không có xe, dẫn dắt mà không có đường, con mà không có đầu, bay với cánh gãy, mây mà không mưa, mở đóng mà không có cửa, làng mà không có đàn ông, mua trở thành đao chém xuống đầu người, đi vào cái giếng). Những điều này cũng đã trở thành sự miêu tả tình trạng hiện nay của Trung Quốc, tương ứng với sự biến đổi của tự Tượng này.

Chữ Hán không chỉ có tự Tượng bác đại ngay từ thuở ban đầu mà còn tích lũy những nội hàm thâm thúy trong quá trình diễn dịch lịch sử hơn 5.000 năm.

Chẳng hạn Tam Quốc Diễn Nghĩa diễn giải toàn bộ nội hàm của chữ “nghĩa”; Nhạc Phi và Dương gia tướng diễn giải hàm nghĩa của chữ “trung”; Tô Vũ và Văn Thiên Tường thể hiện cảnh giới của chữ “tiết”… Trong quá trình phát triển hơn 5.000 năm của văn hóa Trung Hoa, trong quá trình kế thừa lịch sử và văn hóa Trung Hoa, chữ Hán và nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa đã hòa quyện với nhau thành một thể, nó đã tích lũy được nội hàm sâu rộng vô biên, trở nên rộng lớn và uyên thâm, khiến cả Thần Phật đều khen ngợi.

Trung Cộng không chỉ cắt xén chữ viết mà còn phá hủy hoàn toàn nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa, cắt bỏ nội hàm của văn tự Trung Hoa, khiến nó mất đi Thần tính và trở thành một loại ký hiệu. Một số cư dân mạng từng so sánh cuốn từ điển “Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” xuất bản vào năm Quang Tự cuối nhà Thanh với “Tân Hoa Tự Điển” do Trung Cộng biên soạn:

Chẳng hạn, cách giải thích từ “đảng” trong “Tân Hoa tự điển” là: 1. Chính đảng, đặc biệt ám chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ta. 2. Tập đoàn được hình thành vì quan hệ lợi ích cá nhân. 3. Ngày xưa dùng để chỉ họ hàng như họ nội, họ ngoại, họ đằng vợ.

“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” giải thích là: 500 gia đình là một đảng, như hương đảng (xóm làng) hay đảng nhân (người cùng làng xóm, người đồng hương); chế độ thời nhà Chu chia năm gia là một bí, năm bí là một lư, năm lư là một tộc, năm tộc là một đảng; đảng, cũng có nghĩa là bè, là giúp đỡ, nếu bạn bè giúp đỡ mà che giấu lỗi lầm thì đó là đảng thiên vị cho bè đảng.

Hãy so sánh một tý, “Tân Hoa Tự điển” không có bất kỳ kiến thức hay nội hàm nào, chỉ có một vài lời giải thích lạnh lùng. Từ đầu đến cuối, không để người đọc hiểu được nguồn gốc và hình ảnh của chữ “đảng”.

Một ví dụ khác là cách giải thích về chữ “quỵ” (跪: quỳ gối), “Tân Hoa Tự điển” giải thích: 1. Hai đầu gối đặt trên mặt đất, eo và hông duỗi thẳng. 2. Bàn chân.

“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” giải thích: Quỵ (跪), tức là kỵ (跽), bái quỵ (拜跪). Nghĩa là hai đầu gối quỳ trên đất mà lạy. Người xưa ngồi dưới đất cũng giống như ngồi quỳ nên giữa khách và chủ thường làm lễ quỳ. Ngày nay khi cúng Thần và hành lễ với người lớn tuổi việc quỳ gối là biểu hiện của sự tôn kính, có sự phân biệt giữa quỳ một lần, quỳ hai lần và quỳ ba lần. Người phương Tây không quỳ lễ, ngay cả khi gặp vua cũng chỉ ngả mũ cúi đầu chào mà thôi.

Hóa ra trước thời nhà Tống, người xưa đều ngồi quỳ, thời đó chưa có ghế chân cao như ngày nay, người xưa đã quen với việc ngồi dưới đất. Tức là quỳ trên mặt đất, tựa mông vào gót chân, giữ thân trên thẳng, đây là tư thế ngồi rất trang nghiêm và tao nhã. Tư thế ngồi quỳ này có một cái tên đặc biệt, gọi là kỵ tọa (ngồi quỳ). Người Nhật vẫn bảo lưu tư thế ngồi quỳ này trong cuộc sống hàng ngày, chính là điều mà họ học được trước đây từ thời nhà Đường ở Trung Quốc.

Vào thời điểm đó nghi lễ quỳ lạy rất thông dụng trong xã hội Trung Quốc, bởi vì nghi lễ quỳ lạy là việc làm tự nhiên, do thẳng lưng trong tư thế ngồi quỳ, mông nhấc lên khỏi gót chân, tức là quỳ; cùng kết hợp với các động tác của tay và đầu như chắp tay, cúi đầu, khấu đầu hay lạy sát đầu xuống đất, thì đó là bái (lạy), dùng để thể hiện sự tôn kính. Chẳng hạn khi kết thúc một bức thư, ngay cả những người bằng vai phải lứa thường vẫn khấu đầu lạy, việc này không phải là vì phân biệt tôn ti cao thấp mà chỉ là để biểu hiện của sự tôn kính. Một ví dụ khác được ghi lại trong “Phạm Thư thuyết Tần Vương”: “Tần Vương quỳ nói: ‘Tiên sinh, ngài đang nói gì vậy!…’ Phạm Thư lại lạy, Tần Vương cũng lạy”. Có thể thấy, thời xa xưa, quỳ và bái là hai bên đối đãi với nhau, đó chỉ là một nghi thức trang nghiêm được phát triển từ tư thế ngồi quỳ, nó chỉ thể hiện sự tôn kính, đây là nguồn gốc của việc quỳ gối.

Một ví dụ khác là lời giải thích của chữ “Thiểm” (陕), “Tân Hoa Tự điển” viết: Thiểm Tây, một tỉnh của nước ta.

“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết” giải thích là: thời Chu Thành Vương, Chu Công cai trị phía Đông Thiểm Tây, Triệu Công cai trị phía Tây Thiểm Tây, Thiểm được dùng làm ranh giới phân chia, ngày nay gọi là tỉnh Thiểm Tây, tức là vùng đất do Triệu Công cai trị. Vùng đất này từ xa xưa đã là nơi ở của các đế vương, thời nhà Chu gọi là Long Hưng, thời Tần gọi là Hổ Thị, từ thời nhà Hán về sau đều gọi là Quan Trung. Quả thật Thiên Phúc là anh hùng, và Tứ Xuyên ở Tân Cương được coi là vị trí hiểm yếu.

Khi so sánh cả hai, sự khác biệt sẽ trở nên rõ ràng. Vì độ dài của bài viết có hạn nên chỉ trích dẫn hai hoặc ba ví dụ ở đây.

Cư dân mạng cho rằng: “Việc giải thích từ ngữ trong ‘Tân Hoa tự điển’ đã cắt đứt hoàn toàn nguồn gốc của văn hóa Trung Hoa, trong quá trình giải thích, họ đã loại bỏ tín ngưỡng tôn giáo, cưỡng ép thêm vào trong đó tư tưởng đấu tranh, chủ nghĩa vô thần và một loại thuốc nhuộm về hình thái ý thức của sự cuồng vọng, kiêu ngạo, cho mình là cao quý vĩ đại, từ đó trở đi, gần như toàn bộ chữ Hán do tổ tiên chúng ta sáng tạo ra đều trở thành những thây ma – bạn khó có thể tiếp thu được bao nhiêu dưỡng chất văn hóa từ chúng, nhưng lại cực kỳ dễ bị tẩy não bởi những cách giải thích một cách méo mó của họ: Càng biết nhiều, bạn càng rời xa nhận thức chính xác và chân tướng; họ dốc toàn lực cắt đứt các mối liên hệ lịch sử và văn hóa của từ ngữ, nguyên tắc chú giải của nó là lấy ý nghĩa ngày nay làm ý nghĩa, sử dụng ngày nay làm công dụng, khiến những kiến thức bớt xén thành kiến thức rập khuôn, ngăn chặn mọi liên hệ với lịch sử; ngăn trở bạn nảy sinh liên hệ; mỗi một chữ Hán đều trở nên nhàm chán và vô vị”.

Còn có cư dân mạng cho rằng: “Tân Hoa tự điển” là cuốn từ điển “đã chặt bỏ gốc rễ trí tuệ và sinh mệnh văn hóa của dân tộc Trung Hoa”. Hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Cộng xây dựng chính quyền đến nay, “các thế hệ người Trung Quốc đã bước vào thế giới nhân văn của Trung Quốc bằng cách dựa vào một cuốn sách vô cùng độc hại đã hoàn toàn được hình thái ý thức hóa như vậy”, họ “ngay từ đầu đã mất khả năng bước vào thế giới nhân văn lâu đời của dân tộc Trung Hoa”.

Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng sẽ không tiếc tính mệnh để bảo vệ nền văn hóa và lịch sử của mình, bởi đó là cội nguồn của dân tộc mình, không một dân tộc nào tự tay hủy hoại nền văn hóa của mình, đây là hành vi của một kẻ điên, là chuyện đoạn tử tuyệt tôn. Giống như một người mất linh hồn, bị ác quỷ ám vào thân, những gì Trung Cộng làm với Trung Hoa chính là như thế. Hy vọng rằng đồng bào Trung Hoa sẽ nhận tổ quy tông, gạt bỏ ác quỷ phụ thể này, xua đuổi tà linh Trung Cộng ra khỏi mảnh đất Thần Châu Đại Địa, phục hưng nền văn hóa Thần truyền của Hoa Hạ.

Cuối cùng xin nói rõ một điểm: Tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sau khi tu luyện đề cao tầng thứ, trí huệ và năng lực của tôi đã được Sư tôn khai mở, cho nên tôi biết và thấy được nhiều điều mà người thường không thể biết được. Tất cả trí tuệ và kiến thức của tôi đều đến từ Pháp Luân Đại Pháp, nếu tách rời Đại Pháp, tôi chỉ là một sinh mệnh vô tri không có bất cứ trí tuệ và năng lực gì. Tất cả những nhận thức trong bài viết này đều là kiến thức và hiểu biết của cá nhân trong quá trình tu luyện Đại Pháp, và chỉ có thể đại diện cho những nhận thức ở tầng thứ cá nhân. Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp căn bản của vũ trụ, bất kỳ Thần Phật hay sinh mệnh nào trong suốt cuộc đời đều không thể thể ngộ ra được nội hàm chân chính của Nó, muốn có được trí huệ vĩ đại thì phải tự mình tu luyện mới thể ngộ được.

Chú thích:

1: Người thân mà không gặp nhau, nghĩa là chữ “thân” giản thể 亲 là chữ “thân” chính thể 親 mất đi chữ “kiến” 見 nghĩa là trông thấy, gặp mặt gặp gỡ: 親 →亲.
2: Yêu mà không tim, nghĩa là chữ “ái” giản thể 爱 là chữ “ái” chính thể 愛 mất đi chữ “tâm” 心: 愛 →爱.
3: Đẻ mà không sinh, nghĩa là chữ “sản” giản thể 产 là chữ “sản” chính thể 產 mất đi chữ “sinh” 生: 產→产.
4: Nhà máy mà trống rỗng, nghĩa là chữ “xưởng” giản thể 厂 là chữ “xưởng” chính thể 厰 trống rỗng bên trong: 厰 → 厂.
5: Sợi miến mà không có bột mỳ, nghĩa là chữ “miến” giản thể 面 là chữ “miến” chính thể 麵 mất đi chữ “mạch”: 麵 → 面.
6: Vận chuyển mà không có xe, nghĩa là chữ “vận” giản thể 运 là chữ “vận” chính thể 運 mất đi chữ “xa” 車: 運 → 运.
7: Dẫn dắt mà không có đường, nghĩa là chữ “đạo” giản thể 导 là chữ “đạo” chính thể 導 mất đi chữ “đạo” 道:導 → 导.
8: Con mà không có đầu, nghĩa là chữ “nhi” giản thể 儿 là chữ “nhi” chính thể 兒 mất đi cái đầu (臼) ở trên:兒→儿.
9: Bay với cánh gãy, nghĩa là chữ “phi” giản thể 飞 là chữ “phi” chính thể 飛 mất đi chữ “thăng” 升 và một nửa chữ “phi” 飞: 飛→飞.
10: Mây mà không mưa, nghĩa là chữ “vân” giản thể 云 là chữ “vân” chính thể 雲 mất đi chữ “vũ” 雨: 雲→云.
11: Mở đóng mà không có cửa, nghĩa là chữ “khai quan” giản thể 开关 là chữ “khai quan” chính thể 開関 mất đi chữ “môn” 門: 開関→开关.
12: Làng mà không có đàn ông, nghĩa là chữ “hương” giản thể 乡 là chữ “hương” chính thể 鄉 mất đi chữ “lang” 郎, nghĩa là đàn ông: 鄉→乡.
13: Mua trở thành đao chém xuống đầu người, nghĩa là chữ “mãi” giản thể 买 là chữ “mãi” chính thể 買 biến đổi thành một chữ khác hẳn ở trên là chữ “đao” dưới là chữ “đầu” 头:買→买.
14: Đi vào cái giếng, nghĩa là chữ “tiến” giản thể 进 là chữ “tiến” chính thể 進 bị thay chữ “giai” bằng chữ “tỉnh” 井: 進→进, chữ “tiến” chính thể là đi đến cái tốt đẹp còn chữ “tiến” giản thể là đi vào cái giếng, vào ngõ cụt.

Tài liệu tham khảo cổ văn:
“Kinh Dịch”
“Hàn Phi Tử”
“Sơn Hải Kinh”
“Lã Thị Xuân Thu”
“Hoài Nam Tử”
“Thuyết Văn Giải Tự”
“Xuân Thu Nguyên Mệnh Bao”
“Lịch Đại Danh Họa Ký”
“Dịch Thông Quái Nghiệm”
“Bắc Sử – Giang Thức Truyện”
“Tam Ngũ Lịch Ký”
“Ngũ Vận Lịch Niên Ký”
“Thuật Dị Ký”
“Mahabharata”
“Bhagavata Purana”
“Gita Govinda”
“Hoàng Đế Nội Kinh”
“Tân Đường Thư”
“Tự Thuyết”
“Hiếu Kinh Viện Thần Khiết”
“Văn Tự Luận”
“Tiêu Thị Dịch Lâm”
“Khang Hy Tự Điển”
“Thượng Thư”
“Tiến Học Giải”
“Lương Tứ Công Ký”
“Pháp Hoa Văn Cú”
“Huệ Lâm Âm Nghĩa”
“Khuyến Học Thiên”
“Tấn Thư. Vệ Hằng Truyện”
“Cổ Kim Văn Tự Chí Mục”
“Thư Đoạn”
“Hoài lai huyện chí”
“Thủy Kinh Chú”
“Tự Tiên Ký”
“Bắc Đô phú”
“Trừng trung mông học đường tự khóa đồ thuyết”
(Tác giả nguyên cảo san đăng)

(Hết toàn văn)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239733



Ngày đăng: 27-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.