Mật mã phương Đông (Quyển 1 – Phần 2.8): Lịch sử của nhân loại là thể hiện sự diễn hóa của quy luật Thiên Đạo (Kỳ 2)



[ChanhKien.org]

1. Thời kỳ Thành: Sau trận Đại hồng thủy hủy diệt thế giới, thời đại thần thoại về nhân loại mới nửa Thần nửa nhân (Tiên Hạ Ngũ Đế)

Thời đại này là từ sau thời Nữ Oa vá trời trở đi, con người ngày nay đều cho rằng đó là chuyện cổ tích thần thoại, điều này xét ra cũng có thể hiểu được. Bởi vì con người ngày nay không biết Thiên mà người xưa gọi và Thiên mà người ngày nay nói là khác nhau, là không cùng một khái niệm nội hàm. Thiên mà người ngày nay nói là chỉ một không gian vật chất trong một phạm vi nhất định của vũ trụ ở phía trên đầu của con người địa cầu này.

Chữ Thiên Giáp cốt 

Trong chữ Giáp cốt, chữ Thiên được viết như ở hình bên. Thiên không phải ở bên ngoài cơ thể con người, mà là ở bên trong não bộ con người, ý nghĩa là gì? Người tu luyện biết rằng, trong bộ não của con người có nơi được gọi là Nê hoàn cung, đó là nơi mà chủ nguyên thần thông thường ngụ ở đó, cổ nhân biết rằng chủ nguyên thần của mình ở đây, không gian khác nơi chủ nguyên thần cư ngụ mới là Thiên thực sự mà họ nói đến, nơi Thần ở mới là Thiên thật sự.

Vậy thì việc vá Trời này chính là vá nơi đó. Vì sao cần phải vá? Bởi vì Trời đã bị thẩm lậu, giới tu luyện gọi là “hữu lậu”, đó chính là thần tính của con người đã xuất hiện vấn đề. Như đã nhiều lần nói trước đây, mỗi khi nhân loại bị Trời diệt đều là do xuất hiện vấn đề là đạo đức của nhân loại đã bại hoại đến không thể cứu độ được nữa. Đoạn cuối của văn minh nhân loại lần trước cũng không ngoại lệ, con người đã bại hoại nên bị đào thải bởi trận Đại Hồng Thủy, những người được cứu cũng cần thông qua tu luyện thì mới đạt đến yêu cầu của Thần để mà có thể tiến nhập được vào văn minh nhân loại lần này. Do đó, việc vá Trời mà cổ nhân nói ấy kỳ thực chính là việc tu luyện mà ngày nay nói, tu xuất tam giới, ra ngoài ngũ hành, công thành viên mãn. Truyền thuyết về Nữ Oa luyện đá ngũ sắc, chính là có ý nói việc tu luyện thế gian của ngũ hành trong tam giới, tu luyện chính mình trong thế giới được cấu thành bởi ngũ hành, theo cách nói của cổ nhân chính là đã luyện thành đá ngũ sắc, con người sẽ đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của Thần, cái Thiên đó của con người chẳng phải chính là đã được vá rồi sao? Con người biến thành tốt thì Thần tự nhiên cũng sẽ không hủy diệt nhân loại, đại hồng thủy đương nhiên cũng bị triệt để hủy bỏ, đây chính là mối quan hệ giữa đạo đức của con người bị bại hoại mà dẫn đến bị Trời giáng tai họa và tu luyện. Vì vậy, chuyện Nữ Oa vá Trời không phải là truyền thuyết thần thoại, mà là văn minh nhân loại trong quá khứ khi đến bước tối hậu, sự kiện lịch sử tối trọng đại đã từng thực sự xảy ra, là đại sự căn bản liên quan đến sinh tử tồn vong của nhân loại.

盤 (bàn): Nét 丿(nét phẩy) ở trên đầu chữ 舟 (chu, nghĩa là thuyền) biểu tượng cho sự thay đổi, ⺆ (bộ quynh) biểu tượng cho vũ trụ đang trong trượt dốc mà phân hóa khiếm khuyết, nét móc vào bên trong biểu tượng cho sự cứu độ, nét ngang đi vào bên dưới khiến cho Thần (nét chấm) ở trong từ một phân thành hai, lần lượt là thượng thăng hạ giáng (ở trên thì thăng lên, ở dưới thì hạ xuống), biểu tượng cho việc vạch rõ chính tà Thiện ác phù chính trừ tà, cứu độ bản chất của con người (chủ nguyên thần) và thanh trừ tà ác. Nét 丿trong chữ 几 ở phần phía trên của chữ 殳 (Thù: Ngọn giáo) biểu tượng cho việc thuận Thiên thì sống, ⺄ (nét móc ngang xiên) bên trái chữ 几 biểu tượng cho việc nghịch Thiên thì diệt, còn 又 (hựu) ở phần dưới chữ 殳 biểu tượng cho những người cự tuyệt cải biến tự mình mà bị đào thải thanh trừ. Đây là ba loại biểu hiện của những thái độ khác nhau của chúng sinh thời mạt thế khi đối mặt với chính Pháp. 舟 và 殳 lần lượt biểu tượng cho sự phân biệt Thiện và ác trong vũ trụ, cứu độ và trừ ác khứ tà, sự việc này xảy ra trong vũ trụ là vì tội 罪 của tà kiến (bộ mục nằm ngang 罒, tham khảo thêm) mà đi đến bại hoại rồi bị hủy diệt. 罒 biểu tượng cho 罪 (tội lỗi), 一 (nhất: số 1) biểu tượng cho dương của Thái cực, 皿 biểu tượng cho việc vũ trụ thuộc về dương (chính tính của sinh mệnh) bị đại tội đè xuống bên dưới địa cách (tượng biến dị bại hoại) mà bị tiêu hủy. Chữ 盤 (bàn) là biểu tượng cho trạng thái các sinh mệnh trong thời kỳ canh tân đổi mới quan trọng của vũ trụ: cựu vũ trụ bị diệt vũ trụ mới sinh ra và nguyên nhân của nó, cũng như là thái độ thuận theo hay nghịch lại với sự cứu độ của Thần và sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết ở vị lai.

古 (cổ): Bộ 囗 (bộ vi) trong chữ 古 Giáp cốt

Chữ 古 (cổ) 

Biểu tượng cho trạng thái khoảng không của cựu vũ trụ, nét 丨 (sổ thẳng) vận chuyển từ trên xuống hướng xuống, tức là bại hoại. Bộ 囗 (bộ vi) ở bên dưới biểu tượng cho vũ trụ mới đang dần bổ sung viên mãn (ngày nay dùng 口 (Khẩu) là đã biến dị). Do đó chữ 古 (cổ) biểu tượng cho giai đoạn hoại diệt không của vũ trụ cũ, và sự sinh thành phong phú của vũ trụ mới, đó là biểu tượng của thời thay thế vũ trụ cũ. Về sau này mới dùng 一 (nét ngang) biểu hiện cho dương của Thái Cực để mà thay thế cho phần trên của chữ khẩu, thiên cách dương hạ xuống để bổ sung viên mãn cho tân vũ trụ, ý nghĩa của sự hình thành vũ trụ vì thế mà minh xác hơn, nhưng lại không thể biểu hiện xuất ra hiện tượng diệt của cựu vũ trụ. Vào thời cổ xưa chính là chỉ khi có sự thay đổi vũ trụ cũ mới, kỳ thực chính là điểm khởi đầu sơ kỳ nhất của tân vũ trụ, cũng gọi là khởi đầu của thái cổ.

盤古 (Bàn Cổ): Cựu vũ trụ lần trước đi đến hủy diệt, nhân loại bị đào thải, thanh trừ bại vật tà ác, cứu độ con người thế gian, từ tầng thứ cao hơn nhìn vũ trụ mới được tạo thành thì ông cũng là một sinh mệnh, người Trung Quốc gọi ông là “Bàn Cổ”. Ngày nay vũ trụ Bàn Cổ ấy cũng đã đi đến điểm tối hậu của đại chu kỳ 5000 năm, nhân loại lại một lần nữa phải đối mặt với sự tuyển chọn giữa chính và tà, thiện và ác.

Chữ 女 (Nữ) và chữ 媧 (Oa)

女 (nữ): Các nét bút cắt, đan chéo nhau, chủ về biến đổi. Chữ Nữ trong giáp cốt văn là 囗 (vi) bị méo, hai góc đối vị trí số 6 và trị trí số 4 đan chéo, còn hai góc đối vị trí số 2 và vị trí số 8 thì bị nghiêng lệch, chính như câu “cột chống Trời bị đứt đoạn, bốn dây níu đất bị loạn, trời nghiêng về phía ở Tây Bắc (góc dưới bên phải), đất sụt ở phía Đông Nam (góc trên bên trái)”, âm dương biến loạn, 丨 (sổ thẳng) ở phía dưới bị cong gập tức là tượng của đứt đoạn, sụp đổ. Các tầng của cựu vũ trụ từ trên xuống dưới nghiêng lệch bị giải thể, đây là khởi đầu thai nghén hình thành vũ trụ mới, tất cả các hiện tượng của thời kỳ hỗn độn chưa rõ ràng. Đối với nhân loại mà nói, đây thực sự là một thảm họa sập trời! Chữ Nữ trong Giáp cốt văn triển hiện trong truyền thuyết thời kỳ cổ đại là Cộng Công húc đầu vào núi Bất Chu, khi đó cột chống Trời bị gãy gây nên hiện tượng biến loạn từ vũ trụ đến cả thế gian. Người ngày nay nói chữ 女 giống như quỳ, là cách nói hoàn toàn không rõ từ gốc.

媧 (Oa, giản thể là 祸): Xem xét chữ “Oa” thuyết văn và chữ khai thư có thể thấy, 咼 mà mũi tên màu đỏ chỉ vào mới là cách viết chính thể chính xác, nét ngang gập nằm ở vị trí số 8 (tương ứng trong Lạc Thư) trong khung của phần trên 咼 biểu tượng cho việc vũ trụ đã đi đến giai đoạn tối hậu của hoại diệt. 咼 thực ra là biểu tượng cho “禍 (祸)” với ý nghĩa Trời sập, chữ 媧 phồn thể ngày nay thì nét ngang gập đã bị đặt ở vị trí 6, đặt ở vị trí này là sai, chữ 鍋 (Oa, nghĩa là cái bầu, giản thể là 锅) đều đồng dạng biểu hiện hướng xuống chỗ trũng. Trong khung dưới có một 口 (khẩu), biểu tượng cho trong cựu vũ trụ bị hoại diệt thực ra cũng đồng thời thai nghén một vũ trụ mới, vì vậy có câu nói: “tử tức là sinh”.

Cái tên Nữ Oa là đại biểu cho việc khi nhân loại đi đến bại hoại bị hủy diệt, thông qua việc làm cho con người tu luyện, quy chính phẩm chất đạo đức của con người, khôi phục thần tính của con người, từ đó mà cứu độ sinh mệnh con người thoát khỏi sự hoại diệt và lại tạo ra một thời kỳ mới. Họ rất có thể chính là một Đại Giác Giả đến thế gian truyền Đạo cứu thế vào thời kỳ cuối của thời kỳ văn minh nhân loại khi mà trận Đại Hồng thủy hủy diệt thế giới. Do đó mới có truyền thuyết lưu truyền về Trời bị thủng, về luyện đá ngũ sắc và chuyện vá Trời, công cứu thế cũng bằng như tái tạo, vì vậy nói Nữ Oa là Thần sáng thế, tạo ra dân tộc Hoa Hạ, cũng hoàn toàn hợp lý.

Chữ 媧 (Oa) được tạo ra là vì để ghi lại câu chuyện cứu thế vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, sinh mệnh như vậy chẳng đúng là Thần sao?

Chữ 伏 (Phục) và chữ 羲 (Hy)

伏 (Phục): Chữ Phục thể Kim văn (hình có viền đỏ ở hình trên) là người ở trên thú, có nghĩa là khuất phục, từ không gian cao tầng mà nhìn, thú chính là thể hiện của ma tính, cho nên nó có tượng hàng phục ma. Về sau chữ Thú (兽) bị biến thành chữ Khuyển (犬), biểu tượng cho vũ trụ to lớn vô cực, nét chấm chủ (丶 ) ở bên phải thiên cách đại biểu cho việc Thần của nó bất chính, tức là ma, mà chữ 犬 (Khuyển) chính là biểu hiện đại ma đầu trong vũ trụ. Vì vậy chữ 伏 (Phục) là biểu tượng cho việc hàng phục ma, hàng phục và thanh trừ tà ma, đây chính là lối nói đặc biệt chỉ ở trong tu luyện, chữ này triển hiện ra tượng uy nghiêm khi đối mặt với tà ma.

羲 (Hy): Hai điểm âm dương trong thiên cách (tức phần trên của chữ) tương hợp, ba nét 一 (nét ngang) và một 丨 (sổ thẳng) biểu tượng cho vị vương (王) quán thông Thiên địa nhân, duy ngã độc tôn, triển hiện sự nghiêm trang của đỉnh thiên lập địa.

Ở dưới bên trái là chữ 禾 (hòa: cây lúa), chữ 禾 là do chữ 木 (mộc) thêm một nét 丿(nét phẩy), 丿biểu tượng cho sự thay đổi của 丨 (nét sổ), chữ 木 (mộc) là hình tượng cho chính mà to lớn, biểu tượng cho những sinh mệnh có thể thuận theo Thiên mà biến mà hành, có thể được cứu độ, là tượng của dâng thăng lên, chữ 禾 lại đồng âm với chữ 活 (hoạt nghĩa là sinh sống); Đối với những sinh mệnh như vậy, sẽ được 一 (nhất, biểu tượng cho thái cực, dương; nét nhất này ở ngay dưới chữ 禾) hạ xuống nơi thấp nhất của vũ trụ để cứu độ họ trở về, vì thế ở phía dưới chữ 禾 có một nét sổ gập móc

Hình nét sổ gập móc

biểu thị rằng khi đến qua khúc gập ở vị trí thứ 8 (ứng với vị trí diệt của vũ trụ trên Lạc Thư) sẽ móc kéo lên, vãn hồi tất cả. Tóm lại, phần này biểu tượng cho thể hiện sự cứu độ từ bi vô lượng và nhiều lần lao vào nguy hiểm của người tu luyện dành cho chúng sinh.

Ở dưới bên phải là chữ 戈 (qua), nét chấm chủ (丶) ở bên phải thiên cách biểu tượng cho sự bất chính và tà biến trong thần tính của con người; nét móc hướng ra phía ngoài thể hiện sự thanh trừ diệt trừ; nét 丿 (nét phẩy) biểu tượng cho thuận Thiên. Kết hợp lại cho thấy, chữ 戈 biểu tượng cho thanh trừ các loạn thần bại hoại, sẽ không cấp thêm thuận thiên quay đầu cho họ nữa, bại vật thì chỉ có thể bị hủy diệt, ý nghĩa là phải chết “死”. Chữ Hy “羲” thể hiện tượng thần thánh trang nghiêm của người tu luyện, từ bi cứu độ chúng sinh và sự uy nghiêm trừ ác.

Nếu như nói hai chữ Nữ Oa là thể hiện của hồng truyền chính Pháp cứu độ thế giới vào thời mạt kiếp vũ trụ bại hoại; thì hai chữ Phục Hy là thể hiện việc trong thời kỳ này người tu luyện tu bản thân cứu người và trừ ác. Truyền thuyết về hai vị Thần này đã truyền tải hoàn chỉnh nội hàm về việc Thần hạ thế truyền Pháp, người tu luyện tu bản thân cứu độ con người, thanh trừ tà ác, chúng sinh được cứu độ và mở đầu cho lịch sử của kỷ nguyên mới tại điểm cuối thời kỳ văn minh nhân loại lần trước.

Thời cổ đại có ít nhất ba chủng người cấu thành quần thể chủ lưu của xã hội lúc đó:

人 (nhân): là con người chắp tay khom lưng, cung cẩn kính Trời, là “tiểu nhân”.

大 (đại): là “đại nhân” chính niệm chính hành.

黄 (Hoàng): trong chữ Giáp cốt và chữ Kim văn thì 黄 (hoàng) là “đại” nhân có đan, là người tu luyện luyện thành đan, phần ổ bụng 囗 có một nét 一 (đại biểu cho kim đan thuần dương), tức đan điền. Trong chữ 黄 (hoàng) là “đại” nhân, có thể thấy “đại” nhân là chỉ đến những người tu luyện chưa kết đan. Chữ hoàng giản thể đổi 田 (điền) của chữ Hoàng chính thể thành 由 (do), cách làm đó là sai.

帝 (đế): có tượng đắc đạo phi thăng, là người tu luyện viên mãn. Người ngày nay giải thích là sau khi chết thì gọi là đế, kỳ thực là viên mãn mà đi. Vì thế điều mà hai chữ 黄 và 帝 truyền thừa là nội hàm trong văn hóa tu luyện là tu luyện thành tiên, bạch nhật phi thăng thời thượng cổ. Bản thân Hiên Viên Hoàng Đế cũng lưu lại truyền thuyết cưỡi rồng bay đi.

黑 (hắc: màu đen): trong chữ 黑 theo lối giáp cốt cũng có một “đại” nhân. Biểu tượng cho việc nếu có thể giam cầm tư tưởng đầu não của người tu luyện, cũng tức là không cho phép tu luyện, đó chính là hành vi hắc ám độc ác áp bức người tu luyện, đây chính là nội hàm nguyên thủy của chữ hắc. Càng nói rõ thêm rằng, người tu luyện lúc đó không chỉ đối mặt với thiên tai, mà đồng thời cũng còn đối mặt với nhân họa áp bức tàn khốc. Chẳng phải là một màn kịch trong lịch sử lại đang được tái hiện lại ở ngày nay hay sao?

Chính vì thế mà thời cổ đại mới xuất hiện nhiều truyền thuyết như Bàn Cổ khai thiên địa của vũ trụ mới, Nữ Oa truyền Pháp luyện đá vá Trời, Phục Hy tu luyện trừ ác cứu người, Hoàng Đế đắc đạo cưỡi Rồng phi thăng v.v. Mà trong tu luyện thì chính-tà thủy-hỏa là điều bất tương dung, nên mới lưu lại truyền thuyết về Cộng Công và chuyện Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu. Thương Hiệt phát minh ra hệ thống chữ viết, chữ tức là lịch sử, chữ tức là sách sử mà Thương Hiệt lưu lại, đây phải là trí huệ biết nhường nào!

Những người đã trải qua kiếp nạn hủy diệt thế giới loài người, những người thông qua tu luyện vượt qua kiếp nạn đó cũng biết tu luyện là việc như thế nào, lòng tín Thần thành kính của họ mới là điều đáng nói, theo yêu cầu của Thần để làm người mới là lựa chọn tất yếu, hơn nữa những Giác giả đến cứu thế lúc đó cũng sẽ chăm sóc nhân loại một đoạn thời gian, số ít nhân loại được lưu lại cũng cần phát triển lại từ đầu, người tu luyện triển hiện ra Thần tích chẳng phải là sự việc rất bình thường sao? Đó chẳng chính là bán Thần hay sao? Tại thời kỳ đó, xã hội nhân loại chính là xã hội nửa Thần nửa nhân, rất nhiều thần tích của người tu luyện đã được lưu lại. Con người thế gian lúc đó đối với những Bán Thần ấy chẳng phải nói thế nào thì sẽ tin thế đó, nghe thế đó, làm thế đó sao? Bởi vì họ là người đã chứng kiến các thần tích để vượt qua kiếp nạn. Bản thân Hoàng Đế cũng là một người tu luyện, đã lưu lại truyền thuyết về việc lên núi Không Động vấn đạo Quảng Thành Tử và truyền thuyết cưỡi rồng phi thăng. Sau này trong học thuyết “Hoàng Lão” đều liên quan đến tu luyện (“Hoàng” chỉ đề cập đến Hoàng Đế, “Lão” chỉ đề cập đến Lão Tử). Hoàng Đế lệnh cho Thương Hiệt tạo ra chữ viết, để ghi chép những gì? Tuy nhiên lại không có tư liệu gì được truyền lại, tại sao lại như vậy?

Người ngày nay có thể cho rằng cổ nhân người xưa rất lạc hậu phải sử dụng công cụ làm từ đá, đó vì các nền văn minh trước đó đã bị hủy hoại bởi trận Đại Hồng Thủy, nhưng điều được khẩu truyền tâm thụ từ thời cổ đại được lưu lại đến ngày nay thì vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. Ví dụ như châm cứu, kinh lạc, Hà Đồ và Lạc Thư v.v., còn có khai sáng lý luận Trung Y từ rất sớm, còn có hệ thống lịch, còn chế tạo ra các nhạc cụ, hiểu vận luật thanh âm, ngay cả tác phẩm cổ thư “Sơn Hải Kinh” đều bị người ngày nay cho là hoang đường. Tuy nhiên, trong mắt người tu luyện, những hiện tượng khi đó trên thế gian mới là bình thường, bởi vì một người tu luyện khi đã khai mở Thiên mục chẳng phải là có thể nhìn vào bên trong cơ thể con người, nhìn thấy vị trí các kinh lạc và huyệt vị cũng như nhìn thấy sự vận hành của kinh mạch rất rõ ràng sao? Có gì là kỳ lạ đâu? Chỉ là con người ngày nay không tin là có Thần nữa, cho nên những hiện tượng đó không được triển hiển cho người thường thấy, nên con người cũng không biết những sự việc đó là gì. Thậm chí “khí” mà người xưa nói cũng bị lý giải thành không khí, thực tế đó là chỉ năng lượng thể hiện dưới dạng công năng trong quá trình tu luyện, tức là “nguyên khí”.

Đặc điểm lớn nhất của nhân loại thời kỳ đó là phẩm chất đạo đức của con người đều đã hồi quy trở về tương đối cao, vượt rất xa những người hậu thế sau này, con người lúc đó là tín Thần, nên có thể tự mình biết được cái Lý của Đạo Trời mà hành sự, vì thế thông thường sẽ không cần quản lý như ngày nay. Người hiện đại nói rằng người cổ xưa thuần phác chưa khai hoá, kỳ thực đó là trạng thái tồn tại chân thực khiến người xưa có thể đồng tại và Thiên nhân hợp nhất cùng Thiên Đạo, là con người tốt nhất được đích thân Thần trực tiếp khai hóa. Đó là sự chất phác và đảm đương của thiên tính được biểu hiện ra khi đã hồi quy về bản tính tiên thiên, vì vậy mới có chuyện về phẩm tính “nội thánh ngoại vương” như Thần Nông nếm trăm loại thảo dược hay như việc vua Nghiêu vua Thuấn nhường thiên hạ cho người hiền.

Người trong thời đại đó, hầu hết đều là những người tu luyện, do đó những công năng thần tích cũng tồn tại rộng rãi, ở vào trạng thái nửa thần nửa nhân, những người hiện đại vì không tin vào thần linh và tu luyện nên họ không thể lý giải được điều đó, cho nên coi đó như là truyện thần thoại và truyền thuyết, trong khi thực tế thì tất cả đã từng tồn tại một cách chân thực.

Quyển sách lịch sử của Thương Hiệt ở đâu? Mỗi một chữ đều do Ông sáng tạo ra, đều là nhằm để ghi lưu lại lịch sử! Sách có thể bị thất lạc, nhưng chữ viết thì vẫn có thể lưu truyền hàng nghìn năm.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf

 



Ngày đăng: 07-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.