Ba câu chuyện hướng thiện, sửa chữa sai lầm đắc phúc báo
Tác giả: Điền Huyệt
[ChanhKien.org]
Bí quyết sống trường thọ, yên bình đến cuối đời
Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.
Kỷ Hiểu Lam, một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh có ghi chép lại một câu chuyện trong “Duyệt vi thảo Đường bút ký”, trong đó có nói rõ về bí mật sống trường thọ, yên bình đến cuối đời.
Họ La và họ Giả là láng giềng sống cạnh nhau, họ La giàu có còn họ Giả thì nghèo khó, họ La muốn thôn tính nhà của họ Giả nên cưỡng chế ép giá nhà của họ Giả. Họ Giả muốn bán nhà cho người khác, họ La lại bí mật gây rối để cản trở. Thời gian kéo dài khiến cho họ Giả ngày càng nghèo túng, bất đắc dĩ đành phải hạ giá bán nhà cho họ La.
Họ La tiến hành quy hoạch và cải tạo nhà của họ Giả, mang lại cho nó một diện mạo mới. Vào ngày sửa sang xong ngôi nhà, họ La làm lễ tế Thần, giấy tiền vừa đốt xong, bỗng nhiên bị một trận cuồng phong cuốn lên rơi xuống xà nhà. Trong nháy mắt, ngọn lửa bùng lên, tàn than bắn ra như mưa rơi, loáng một cái, ngôi nhà mới đã bị thiêu thành tro bụi, lại còn cháy lan sang ngôi nhà cũ của anh ta, khiến nó cũng bị cháy rụi theo.
Khi ngọn lửa mới bùng lên, mọi người hô hoán cùng nhau tới dập lửa, họ La đấm ngực chặn mọi người lại rồi đau khổ nói: “Vừa rồi trong ánh lửa, tôi chợt nhìn thấy người cha quá cố của họ Giả, đây là sự oán hận của ông ấy đến báo thù tôi, có cứu cũng vô ích. Tôi hối hận cũng không kịp rồi”. Họ La vội gọi con trai nhà họ Giả đến, đem khế ước 20 mẫu ruộng tặng cho anh ta. Kể từ đó về sau, họ La hối lỗi hành Thiện, và được sống trường thọ hạnh phúc đến cuối đời.
Bí quyết chuyển họa thành phúc
Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.
Ngày 19 tháng 07 năm 2015 trang Minh Huệ Net đã đăng một câu chuyện văn hóa truyền thống, nói rõ về bí quyết chuyển họa thành phúc.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Đại phu Tưởng Viện của nước Tống có mười người con trai, một người bị gù, một người bị què, một người tứ chi bị teo, một người khuyết tật ở hai chân, một người bị điên, một người bị si đần, một người điếc, một người mù, một người câm, và một người bị chết trong nhà lao.
Công Minh Tử Cao nhìn thấy tình cảnh này, bèn hỏi Tưởng Viện: “Thường ngày Đại phu làm những việc gì, mà lại dẫn đến cơ sự này!” Tưởng Viện nói: “Tôi tự ngẫm từ trước tới giờ chưa có làm việc xấu gì lớn, chỉ bất quá trong nội tâm luôn luôn đố kỵ với người khác; khi thấy người khác tốt hơn tôi, tôi liền ghen ghét người đó, nếu như ai đó tâng bốc tôi, trong tâm liền vui mừng, nghe thấy người khác làm việc thiện thì trong tâm liền hoài nghi, nghe thấy người khác làm việc ác liền tin mà không có nghi hoặc; nhìn thấy người khác có điều gì tốt, bản thân cảm thấy dường như mất đi cái gì đó, nhìn thấy người khác bị tổn thất, bản thân giống như đắc được điều gì tốt đẹp, đây chính là cảm xúc của con người tôi”.
Tử Cao thở dài nói: “Nếu Đại phu có tư tưởng bất chính và tâm thái như vậy, e rằng không lâu sẽ dẫn đến họa diệt vong, há chỉ là những ác báo nhãn tiền như thế này!” Tưởng Viện nghe Tử Cao nói như vậy, cảm thấy rất sợ hãi, không biết phải làm sao. Tử Cao lại nói: “Thượng Thiên tuy ở trên cao, nhưng nhìn rõ mọi việc, nếu Đại phu cố gắng sửa chữa những điều sai trái đó, thành tâm hướng thiện, nhất định sẽ chuyển họa thành phúc, bắt đầu thay đổi từ bây giờ cũng không muộn!”
Từ đó Tưởng Viện từ bỏ thói xấu tật đố, gắng sức cảnh giác với tư tâm của mình, hành thiện tích đức, tiến cử hiền tài. Chỉ vài năm sau, bệnh tình của các con trai đều dần dần khỏi.
Tật đố bắt nguồn từ lòng dạ hẹp hòi, tự tư của con người, nhìn thấy phẩm hạnh, tài năng và danh tiếng của người khác hơn mình trong tâm liền thấy rất khó chịu, tâm sinh oán hận, thậm chí còn vì điều này mà chửi bới, mỉa mai người khác, làm ra những việc trời đất không dung. Song, nhân quả báo ứng không sai chút nào, Thiên lý khống chế hết thảy. Tưởng Viện đố kỵ với hiền tài, lòng dạ hẹp hòi, tư tưởng hẹp hòi của ông ta đã đem đến quả báo gì? Không những khiến bản thân tạo nghiệp, mà còn để lại tai họa cho hậu nhân. Làm người cần biết tôn trọng và kính yêu người khác, có tấm lòng yêu thương mọi người và vạn vật, không thể có mảy may dù chỉ một chút tật đố, mới có thể thực sự làm được thiện đãi người khác. Sau khi Tưởng Viện hướng Thiện, lại biến họa thành phúc. Sự việc này giống như câu thành ngữ của cổ nhân: “Nhà nào tích thiện, tất có dư phúc; nhà nào tích ác, tất dư tai ương”. “Người đang làm, trời đang nhìn!”
Hướng thiện được Thần ban phúc báo
Cổ đại có người tên là Nguyễn Tự Thực, anh ta căm hận một người họ Mậu, là một người vô đạo đức, trời vừa sáng liền mài dao, muốn đi giết người họ Mậu. Đúng lúc đi qua một cái am, am chủ Hiên Viên Ông là một nhân sĩ có đạo nhìn thấy phía trước Nguyễn Tự Thực có 10 con quỷ hình dáng kỳ quặc đi theo cùng anh ta, con cầm kiếm, con cầm kích, khí thế thật hung ác. Một lúc sau, Nguyễn Tự Thực quay lại, lại có hơn 100 người mũ vàng áo ngọc theo sau anh ta, những người đó ôm quyền chấp chưởng, dung mạo hiền hòa đẹp đẽ, nét mặt an hòa tự tại.
Hiên Viên Ông trong tâm thấy rất nghi hoặc, trời vừa sáng liền đi hỏi về việc này, Nguyễn Tự Thạch nói: “Người đó nợ tôi rất nhiều, đã không trả nợ còn mắng chửi tôi, sáng sớm là tôi muốn đi giết anh ta, nhưng lại nghĩ, tuy anh ta nợ tôi, nhưng vợ con anh ta làm gì có tội? Vả lại anh ta còn có mẹ già, nếu như giết anh ta rồi, có khác gì giết cả nhà anh ta, tâm tôi không nỡ, nên đành nuốt hận quay về”.
Hiên Viên Ông chúc mừng anh ta: “Tương lai anh sẽ có phúc hậu lộc dầy, Thần minh đều biết rõ sự việc này”. Thế là ông nói rõ nguyên nhân, Nguyễn Tự Thực càng thêm hướng thiện, sau đó đỗ tiến sĩ, làm đến chức Khanh Tướng.
(Theo “Ý nghĩa thực sự của tướng số”)
Nếu con người có một niệm thiện xuất ra, muốn làm người tốt, thì Thần Phật sẽ cấp cho người ấy cơ hội và cơ duyên có được phúc báo. Nhân gian chính là một không gian mê như thế, thiện ác đồng tại, làm một người tốt thì sinh mệnh mới có ý nghĩa. Cuốn sách chủ yếu của Pháp Luân Công đã tiết lộ mục đích thực sự của con người đến với thế giới này: “Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người…” Ngay cả khi không thể tu luyện vì các lý do khác nhau, nếu chiểu theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ làm một người tốt thực sự, sinh mệnh sẽ đắc được phúc báo, có thể tiến xa hơn, còn có cơ hội có duyên gặp được môn tu luyện Chính Pháp, giống như có cơ duyên tu luyện phản bổn quy chân. Nhưng một khi vẫn làm điều xấu, nghiệp lực đầy thân, chịu ác báo hình thần toàn diệt, vậy thì sẽ triệt để mất đi cơ hội làm người, phản bổn quy chân.
Từ điều này mà nhìn, văn hóa truyền thống quy phạm đạo đức của con người, đang không ngừng tăng thêm thiện niệm và chính niệm của con người, là có nguyên nhân sâu xa. Văn hóa đảng của Trung Cộng tàn phá văn hóa truyền thống, nó đang không ngừng làm bại hoại đạo đức nhân loại, dẫn đến con người tích nghiệp đầy thân, âm mưu tội ác của nó muốn hủy diệt nhân loại là điều rất rõ ràng.
Ngày đăng: 24-05-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.