Chuyện cổ Phật gia: Bà La Môn chân chính



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Bà La Môn giáo là tôn giáo rất lâu đời ở Ấn Độ cổ, nó đã tồn tại từ niên đại rất xa xưa. Bà La Môn giáo trong suốt chiều dài lịch sử không ngừng bị biến dị, và dần dần xuất hiện những hành vi sát sinh v.v… Đương thời vào những năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp, Bà La Môn giáo sau khi biến dị đã không ngừng khởi tác dụng can nhiễu phá hoại rất lớn, khi ấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng rất phản đối việc Bà La Môn giáo biến dị cản trở việc thuyết giảng Phật giáo của Ngài. Các đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn gọi các tín đồ Bà La Môn thời đó là “Bà La Môn trá hình”, vậy thế nào là Bà La Môn chân chính? Câu chuyện sau đây sẽ kể về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luận thuật như thế nào là Bà La Môn chân chính.

Vào thời đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến thành phố Savatthi của Ấn Độ cổ, ông tạm trú trong vườn xoài của một tín đồ Bà La Môn tên là Devabita. Vào một buổi sáng, vị tín đồ Bà La Môn là ông Devabita này đến thăm viếng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Sau một hồi chào hỏi xã giao, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi Devabita: Hiện nay phương pháp các ngài thực hành tu luyện Bà La Môn như thế nào? Ví dụ như, hiện nay Bà La Môn giáo cho rằng bố thí người như thế nào để có thể đạt được đại phúc báo? Khi nào nên bố thí? Bố thí những thứ gì mới là gieo trồng phúc điền thù thắng nhất?

Devabita trả lời rằng: Hiện nay Bà La Môn giáo chúng tôi gọi những người có thành tựu nhất trong Bà La Môn giáo là “Tam Minh Bà La Môn”. Muốn trở thành Tam Minh Bà La Môn phải có ba điều kiện: Cần là một vị thầy có kiến thức uyên bác, có dòng máu Bà La Môn thuần khiết, và có dung mạo đoan chính. Những ai có thể bố thí cho Tam Minh Bà La Môn sẽ nhận được đại phúc báo, bố thí cơm ăn áo mặc bất cứ lúc nào chính là gieo trồng phước điền thù thắng nhất.

Sau đó, Devabita hỏi ngược lại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: Ngài cho rằng như thế nào mới là Bà La Môn chân chính? Như thế nào mới là thành tựu Tam Minh? Bố thí người như thế nào để có thể đạt được đại phúc báo? Thời cơ nào là thích hợp để bố thí? Bố thí như thế nào mới là gieo trồng phúc điền thù thắng nhất?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời: Thiện tri giải thoát, giải thoát hết thảy người tham lam, mới là Bà La Môn chân chính. Tu luyện đạt được túc mệnh thông hiểu rõ quá khứ và tương lai, thiên nhãn thông có thể nhìn được chúng sinh ở các tầng thứ khác nhau, người có thể đoạn hết phiền não chấp trước, mới là thành tựu Tam Minh thánh giả. Có thể bố thí Thánh giả như vậy vào bất cứ lúc nào, thì mới có đại phúc báo, mới là gieo trồng phúc điền thù thắng nhất.

Trong câu chuyện trên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng một Bà La Môn chân chính là người biết cách thiện tri đạt đến giải thoát, là người giải thoát hết thảy chấp trước tham lam dục vọng. Đương thời khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền pháp, Ngài cũng nhằm mục đích giải thoát tất cả chúng sinh. Từ đó cũng có thể thấy rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không phản đối Bà La Môn chân chính, Ngài cho rằng những người Bà La Môn chân chính cũng là những người đạt được giải thoát, trong quá khứ pháp tu Bà La Môn chân chính cũng là Phật pháp có thể đạt được giải thoát và cứu độ chúng sinh!

Về điểm này, bậc Đại Giác Giả truyền bá Pháp Luân Đại Pháp ngày hôm nay đã sớm luận thuật rõ ràng:

“Kỳ thực, Bà La Môn giáo lúc bắt đầu tín phụng là Phật, là kế thừa từ Phật mà người thượng cổ Hy Lạp tín phụng, đương thời họ gọi Phật là Thần. Trải qua ước chừng một nghìn năm, Bà La Môn giáo bắt đầu cải tổ, tựa như cải tổ trong Đại Thừa Phật giáo của Phật giáo hiện đại, cải tổ trong Phật giáo Tây Tạng, cũng như cải tổ trong Phật giáo Nhật Bản, v.v. Trải qua hơn một nghìn năm cho đến cổ Ấn Độ, là thời Bà La Môn giáo tiến nhập sang thời kỳ mạt pháp, người ta bắt đầu là tín phụng tạp loạn những gì ngoài Phật, lúc đó Bà La Môn giáo không còn người tin Phật nữa, mà điều tin theo đều là ma rồi, xuất hiện tình huống sát sinh cúng tế. Đến thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế, thì Bà La Môn giáo đã hoàn toàn biến thành tà giáo. Không phải nói là Phật như thế nào, mà là tôn giáo biến thành tà rồi. Trong các văn vật lưu truyền ở Ấn Độ cổ đại, cũng có thể tìm thấy những bức tượng, v.v., trong sơn động mà Bà La Môn giáo thời đầu lưu lại, hình tượng Thần được điêu khắc ấy đều là hình tượng Phật. Những điều đó cũng có thể thấy ở trong những hình tượng Phật điêu khắc của Phật giáo vùng đất người Hán chúng ta, ví như hình tượng hai vị Phật ngồi đối diện nhau trong mấy chỗ khai quật hang động lớn, v.v. Phật vẫn là Phật, ấy là tôn giáo biến thành tà thôi. Tôn giáo không đại biểu cho Thần Phật, mà là nhân tâm bất hảo đã làm biến dị tôn giáo”. (Tinh tấn yếu chỉ – Phật pháp và Phật giáo)

Pháp do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền chính là Phật pháp, Bà La Môn giáo cổ đại khi chưa cải tổ cũng là Phật pháp. Phật pháp do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền không thể khái quát toàn bộ Phật pháp. Bản thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa bao giờ nói rằng Pháp Ngài đã truyền là toàn bộ Phật pháp. Ngoài Phật giáo còn tồn tại Phật pháp khác có thể độ nhân, ngay cả Thiền tông quá khứ cũng giảng về “ngoại giáo không truyền” và “không nhập nội giáo”.

Tuy nhiên, ngày nay nhiều tín đồ Phật giáo vì xuất phát từ cảm tình, chấp trước, mà cho rằng Pháp trong Phật giáo là toàn bộ Phật pháp, cho rằng chỉ có Phật giáo mới có thể độ nhân. Họ không phân biệt rõ đúng sai, hễ có ai đề cập đến việc độ nhân không thuộc về Phật giáo họ đều nhất mực phủ định, bài xích, thay vì dùng lý trí thực sự để đối đãi. Điển hình nhất hiện nay là, cùng với việc hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình tu luyện đã nhận thức được rằng Pháp Luân Đại Pháp là Phật pháp thực sự có thể độ nhân. Tuy nhiên, một số tín đồ Phật giáo xuất phát từ cảm tình tôn giáo và những chấp trước về danh lợi, lý trí không thanh tỉnh mà phỉ báng Đại Pháp, thậm chí còn tham gia vào việc bức hại các đệ tử Đại Pháp, tạo ra tội nghiệp to lớn mà vẫn còn tưởng rằng họ đang duy hộ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thậm chí vì thế còn cảm thấy dương dương tự đắc. Kỳ thực, điều họ duy hộ là Phật giáo thời kỳ mạt pháp chứ không phải là duy hộ Phật.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53844



Ngày đăng: 28-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.