Chuyện cổ Phật gia: Cao tăng Huệ Quả thời Đường tôn kính sư phụ mọi thời khắc, thần tích hiển dưới ánh trăng



Tác giả: Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Cao Tăng Huệ Quả Tôn Kính Sư Phụ (Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế)

Huệ Quả là cao tăng nổi tiếng thời nhà Đường, trước khi xuất gia ông mang họ Mã, sống một thời gian dài ở chùa Thanh Long, thuộc Trường An, vì thế ông còn được gọi là “Thanh Long A Đồ Lê”. A Đồ Lê là phiên âm của tiếng Phạn có nghĩa là đạo sư. Ông là một cao tăng có thần thông, tức là người có công năng đặc dị. Vì để truyền bá Phật giáo, ông đã từng sử dụng công năng chữa bệnh cho hoàng đế Đường Đại Tông Lý Dự, công chúa Hoa Dương và những người khác, hiệu quả rất tốt. Vào năm Đại Lịch thứ 11 (năm 776) thời Đường Đại Tông, hòa thượng Huệ Quả dùng công năng để chữa bệnh cho hoàng đế, kết quả đã chữa khỏi bệnh.

Hoàng đế Đại Tông vô cùng mừng rỡ, quyết định ban thưởng cho ông một bộ quần áo tím. Nhà Đường lấy Đạo giáo làm quốc giáo. Đạo giáo nhấn mạnh “khí tím đến từ phương Đông” và màu tím là màu cao quý nhất. Do đó, được ban thưởng quần áo màu tím là niềm vinh dự cao quý nhất. Tuy nhiên, hòa thượng Huệ Quả nói: “Bần tăng không dám nhận”. Hoàng đế Đại Tông hỏi: “Tại sao hòa thượng lại không nhận bộ quần áo tím mà trẫm ban tặng?” Hòa thượng Huệ Quả trả lời: “Bởi vì tiên hoàng đã từng ban cho tiên sư (sư phụ đã khuất) của bần tăng vinh dự mặc quần áo tím, còn bần tăng đây chỉ là một hòa thượng thấp kém may mắn được tiên sư truyền thụ Phật Pháp mới có được thành tựu như ngày hôm nay, ân đức của tiên sư, đệ tử luôn ghi nhớ trong tim. Vì vậy, bệ hạ ban cho bần tăng bộ quần áo tím, với tư cách đệ tử của tiên sư, bần tăng tuyệt đối không dám, cũng không nên, càng không xứng đáng mặc quần áo cùng màu và đẳng cấp với sư phụ mình”.

Sau khi hoàng đế Đại Tông hiểu rõ ngọn nguồn, ông cảm động nói: “Luôn luôn nhớ đến sư ân, hòa thượng quả là rất hiếu kính sư tôn của mình, về điểm này trẫm đã sơ suất”. Vì vậy, hoàng đế Đại Tông đã ban hành chiếu chỉ rằng: Tấm lòng sùng kính và đại hiếu của hòa thượng Huệ Quả đối với sư tôn thật sự làm người ta cảm động, là tấm gương cho mọi người noi theo, từ nay trở đi ông sẽ là quốc sư của Đại Đường và sẽ được ban thưởng một bộ quần áo nâu – đẳng cấp tôn quý chỉ xếp thứ hai sau màu tím.

Ngoài ra, hoàng đế Đại Tông còn ban tặng cho hòa thượng Huệ Quả rất nhiều tiền của, trị giá hơn một nghìn quan, một quan tương đương với một nghìn tiền đồng xu, hơn một nghìn quan tức là hơn một triệu tiền đồng xu. Hòa thượng Huệ Quả không hề sử dụng số tài vật này cho bản thân, mà ông đem tất cả chúng để làm các việc công đức như xây chùa tháp, v.v. Vào năm Đại Lịch thứ 13 (năm 778), hòa thượng Huệ Quả đã hai lần mời hoàng đế đến thăm Nam Đài. Theo ngữ cảnh của văn bản, “Nam Đài” hẳn là tên gọi của một ngôi chùa hoặc kiến trúc Phật giáo đương thời. Hoàng đế Đại Tông đã hai lần xuất cung để đến thăm Nam Đài kính bái Thần Phật theo lời của hòa thượng Huệ Quả.

Sau chuyến viếng thăm thứ hai, hòa thượng Huệ Quả leo lên đài Quan Âm bắt đầu tụng kinh Phật và niệm chú. Qua một hồi lâu, khi này trời đã tối và trăng lên cao, hoàng đế Đại Tông cùng quan viên, tùy tùng đi cùng an tâm chờ đợi dưới đài. Lúc này, dưới vầng trăng tròn đột nhiên xuất hiện hình tượng thần thánh của Quan Âm Bồ Tát phóng ra Phật quang mạnh mẽ làm cho ánh trăng sáng như mặt trời. Trên bầu trời, “những đám mây cát tường sáng trong” thực sự là ánh sáng tốt lành, một cảnh tượng hiếm thấy. Gần một nghìn người đi cùng với hoàng đế Đại Tông, tất cả mọi người đều nhìn thấy thần tích hiển hiện, họ cùng hành lễ bái lạy Quan Âm Bồ Tát.

Hòa thượng Huệ Quả – quốc sư của Đại Đường luôn luôn ghi nhớ sư ân và thời thời khắc khắc kính trọng sư tôn của mình, điều này thực sự đáng để ngưỡng mộ. Ông hiển lộ thần tích dưới ánh trăng là điều hiếm có trong lịch sử. Đây không chỉ là minh chứng cho sự thành tựu trong tu luyện của ông, mà nó còn thể hiện tấm lòng chân thành từ vua quan đến lê dân bách tính của vương triều Đại Đường luôn tín phụng Thần Phật. Qua năm tháng đằng đẵng, tôn giáo đã đến thời mạt Pháp, mất đi khả năng độ nhân. Nhiều người xuất gia coi tôn giáo là công cụ kiếm tiền. Thế nhân hoặc là chấp mê vào thuyết vô thần mà không còn tin vào Thần, hoặc là trước tượng Phật cầu xin Thần Phật thỏa mãn các lợi ích của bản thân ở thế gian, chứ không phải là sự kính ngưỡng thuần khiết. Vào lúc này, ai có thể cứu độ tất cả chúng sinh? Các vị Thần Phật từ bi không hề quên con người thế gian. Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được truyền bá vào năm 1992. Đây không phải là một môn khí công thông thường, mà là Phật Pháp vĩ đại dùng hình thức khí công để truyền bá đến con người thế gian.

Pháp Luân Công dùng ngôn ngữ hiện đại để trực tiếp giảng cho con người biết nhiều thiên cơ của giới tu luyện, khiến người tu luyện đạo đức thăng hoa, nhận được lợi ích về thể chất lẫn tinh thần, được đông đảo quần chúng đón nhận. Tuy nhiên, người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ đã nổi lòng đố kị, cộng thêm bản chất tà ác vô thần của của ĐCSTQ, vào tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong phút chốc, những lời dối trá vu khống Pháp Luân Công rợp trời dậy đất làm cho nhiều người tu luyện Pháp Luân Công kiên định phải chịu bức hại. Một học viên Pháp Luân Công đã kể cho tác giả một câu chuyện có thật, đó là có một học viên Pháp Luân Công bị tà đảng Trung Cộng bức hại chỉ vì kiên định vào đức tin của mình, anh ấy bị giam trong tù, quyết không khuất phục tà ác. Một đêm nọ qua song sắt cửa sổ, anh nhìn thấy ánh trăng trên bầu trời thực sự biến thành một đóa hoa sen, những người không tu luyện cùng phòng giam cũng nhìn thấy điều kỳ diệu này. Tác giả tra cứu trên Minh Huệ Net – một trang web do các học viên Pháp Luân Công sáng lập (https://www.minghui.org), đã tìm thấy rất nhiều những thần tích tương tự, ở đây tác giả chỉ trích ra vài câu chuyện.

Bài viết “Đóa hoa sen thánh khiết” được đăng trên Minh Huệ Net vào ngày 13 tháng 8 năm 2021 kể rằng: “Một buổi sáng sớm, khoảng hơn 2:00 giờ, tôi thức dậy và nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn thấy một vầng trăng vừa to vừa tròn treo trên bầu trời. Bên dưới ánh trăng nở ra những đóa hoa sen xinh đẹp và thánh khiết. Cảnh sắc tuyệt đẹp!”, “Cảm ơn Sư phụ đã cho con nhìn thấy cảnh tượng kỳ diệu thù thắng này! Chẳng phải mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều giống như những đóa hoa sen nở rộ sao? Đắm mình trong Phật ân hạo đãng từ bi vĩ đại của Sư phụ, thật là hạnh phúc vô tỉ!”

Minh Huệ Net đã đăng tải một bài viết vào ngày 17 tháng 2 năm 2020: “Phụ nữ ở độ tuổi 80: Tôi chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân trong 20 năm”. Sau khi học viên Pháp Luân Công này kiên định vào đức tin của mình, “Trên đường về nhà, tôi thấy trăng sáng và lớn hơn bình thường, trong ánh trăng lại có một đóa hoa sen trông rất đẹp. Tôi ngộ được là Sư phụ triển hiện cho tôi xem để khích lệ và ban thưởng cho tôi”.

Bài viết “Con đường tu luyện là con đường dẫn đến hạnh phúc” đăng trên Minh Huệ Net vào ngày 15 tháng 2 năm 2019: “Không lâu sau khi Đại Pháp bị ĐCSTQ bức hại, buổi tối khi tôi và mẹ Phương đi ra ngoài phát tài liệu chân tướng, phát xong chúng tôi đến một con rạch, nhìn thấy trong nước có một đóa hoa sen màu vàng kim, vô tình nhìn lên trời tôi lại thấy ánh trăng cũng hóa thành đóa hoa sen vàng, ở giữa có một người ngồi. Có một lần sau khi phát tài liệu về nhà, tôi thấy trong nhà đầy hoa cúc, sáng lấp lánh trong bóng tối, mỗi gian phòng đều như thế. Tôi biết đây là Sư phụ đang khích lệ tôi tranh thủ thời gian cứu người và tu luyện tốt”.

Bài viết “10 năm trên con đường tu luyện gian khổ” trên Minh Huệ Net ngày 14 tháng 10 năm 2010 kể rằng: “Khoảng 12:00 giờ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy một Pháp Luân lớn đang quay trong vầng trăng vừa tròn vừa to. Tôi hào hứng nói với con và các đồng tu xung quanh: ‘Nhìn kìa, Sư phụ đang nhìn chúng ta!’ Trong nháy mắt sân vận động tràn ngập những tiếng reo hò. Sau đó, cảnh sát đã cưỡng chế các nhóm người lên xe và đưa đi. Lúc này, tôi nhìn thấy cả bầu trời giống như một chiếc ô quay lớn, vô số Pháp Luân nhỏ màu đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím đang quay rất nhanh, tôi vô cùng phấn khích, Sư phụ và các Thần hộ Pháp đang trông nom chúng tôi!”

Bài viết đăng trên Minh Huệ Net ngày 1 tháng 12 năm 2008 có tựa đề “Pháp hội Đại Lục – Ma luyện thành thục trong gian khổ” kể rằng: “Khi tôi đang trên đường đến một khu dân cư để đưa thư cho đồng tu ở đó, vô tình nhìn lên bầu trời, tôi ngạc nhiên khi thấy vầng trăng vàng biến thành hình dạng hoa sen sáng chói lúc to lúc nhỏ trước mắt mình, tôi tưởng mình bị hoa mắt nên dụi mắt, nhưng vẫn nhìn thấy như vậy. Tôi biết là Sư phụ đang khích lệ tôi và bảo tôi đừng sợ, Sư phụ đang ở bên cạnh bảo vệ tôi”.

Trên thực tế, Pháp Luân Công đã triển hiện thần tích về mọi phương diện nhiều đến mức không đếm xuể. Tại đây, tác giả xin gửi đến các bạn một lời chân thành nhất: Pháp Luân Công là Phật Pháp chân chính. Hãy tin vào chân tướng do các học viên Pháp Luân Công truyền bá và ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, các bạn sẽ được phúc báo trong tương lai.

Nguồn tư liệu: Vạn Tân soạn tục Tạng Kinh quyển số 88, số 1654 Huệ Quả hoà thượng hành trạng, Đại Đường Thanh Long tự tam triều cung phụng đại đức hành trạng.

Hán Việt:

Nguyên văn: ……Chí Đại Lịch thập nhất niên. Gia trì Đại Tông hoàng đế. Ưng thời tiện sai. Sắc tứ tử y nhất đối. Khẩu tấu bất cảm thâu. Ưng thì khước tiến, sắc vân: Trẫm dĩ tứ sư tử y, hà đắc bất thâu? Tấu vân: Nhất giới vy tăng, tứ tử bất thắng đỉnh hà, tức hợp tiện thâu, Phục Duyên hoà thượng tiên hoàng tứ tử, đệ tử bất hợp dữ sư tề. Đế vân: Sư đại hiếu, thị trẫm chi thác. Sắc vân: ……Tồn tuân phụng hiếu kính chi tâm. Vu thử dĩ hậu, kham vy quốc sư. Toại tứ hạt y nhất đối. Phụng sắc gia trì ……Sở hữu ân tứ tiền vật. Nhất thiên dư quán. Tận tu tháp hạ công đức. Đại Lịch thập tam niên. Tấu thỉnh tiền hậu lưỡng độ tuần Nam Đài. Y sư sở tấu, hoà thượng ư Quan Âm đài, trì niệm. Dạ cửu chi gian, đại thánh Quan Âm, vu đại nguyệt luân trung, hiện đại thân tương, quang minh do như bạch nhật, tường vân hiệu khiết, đồng thì sổ bách thiên nhân, dao cộng chiêm lễ.

Tạm dịch:

Nguyên văn: …… Đến năm Đại Lịch thứ 11, hoàng đế Đại Tông thừa dịp ban tặng một bộ quần áo màu tím. Hòa thượng nói không dám nhận. Đúng lúc đó, hoàng đế bước vào và nói: “Trẫm tặng sư bộ quần áo tím, tại sao lại không nhận?” Tấu rằng: “Bần tăng được ban tặng màu tím thật vô cùng cảm động, đáng lý nên nhận. Nhưng tiên sư Phù Duyên được tiên hoàng ban cho màu tím, đệ tử không thể ngang hàng với sư phụ”. Hoàng đế nói: “Sư đại hiếu, là lỗi của trẫm”. Vua ban chiếu chỉ: Cảm động tấm lòng hiếu kính sư tôn của hòa thượng Huệ Quả, do đó phong làm quốc sư. Ban tặng một bộ quần áo màu nâu, tặng thêm tài vật hơn một ngàn quan. Hòa thượng đem tất cả tài vật làm công đức xây chùa tháp. Năm Đại Lịch thứ 13, hai lần dâng tấu thỉnh mời hoàng đế ghé thăm Nam Đài. Theo lời tấu, hòa thượng đi lên đài Quan Âm trì tụng. Trong đêm, đại thánh Quan Âm xuất hiện dưới vầng trăng lớn tỏa ánh sáng rực rỡ như ban ngày, mây cát tường sáng rực, cùng lúc đó có vài trăm ngàn người từ xa đang chiêm ngưỡng lễ bái.

Ghi chú: Hành trạng: là một thể loại văn chương ghi lại sơ lược tất cả những việc làm, sinh hoạt, quê quán, ngày tháng năm sinh và năm mất của một người nào đó.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286087



Ngày đăng: 12-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.