Chuyện cổ Phật gia: Truyền thuyết về Khẩn Na La Vương ở Thiếu Lâm Tự



Tác giả: Học viên Đại Lục

[ChanhKien.org]

Trong Thiên Long Bát Bộ “Khẩn Na La” là một trong tám vị Thần hộ pháp của Phật giáo, thường không được thờ cúng đặc biệt, nhưng ở phía đông Đại Hùng bảo điện của Thiếu Lâm Tự lại thờ cúng vị Thần hộ pháp này. Vì sao lại như thế? Có một truyền thuyết được kể lại như sau:

Người ta nói rằng trong những năm Chí Chính của thời nhà Nguyên (1341-1370, lúc đó là thời vua Nguyên Thuận Đế), có một vị tăng nhân đầu bù tóc rối, đi chân trần đến Thiếu Lâm Tự. Người ở Thiếu Lâm Tự thu nhận ông ở lại và để ông làm việc trong nhà bếp. Ông rất chăm chỉ nhặt củi, nhóm lửa và làm các công việc lặt vặt khác, đối với người khác thì trầm mặc ít nói, khi có thời gian thì liền nhắm mắt đả tọa tu luyện, người khác cũng không biết tên của ông ấy.

Cuối triều Nguyên thiên hạ đại loạn, một ngày đội quân tạo phản Khăn Đỏ bao vây Thiếu Lâm Tự, định tiến hành cướp bóc. Các tăng nhân trong chùa tuy có người luyện võ, nhưng sự việc phát sinh đột ngột, nên cũng không biết phải làm thế nào, vào lúc nguy cấp đó, vị tăng nhân làm việc vặt đốt lửa này tay cầm cây gậy thổi lửa, lao ra cửa núi. Cơ thể ông đột nhiên cao lớn lên hàng chục thước, đứng trên đỉnh núi, hét to lên rằng: “Ta là Khẩn Na La Vương”, cây gậy đốt lửa trong tay cũng đột nhiên trở nên to lớn như cái cột trụ chống trời. Trong tay ông cầm cây gậy đốt lửa bay nhảy lên xuống, uy phong lẫm liệt. Đội quân Khăn Đỏ nhìn thấy thần tích thì vô cùng sợ hãi, bỏ chạy tán loạn. Khi quân Khăn Đỏ bỏ chạy qua Đường trang, định từ Hiếu Nghĩa tháo chạy ra thì lúc đó lại xuất hiện một vị Khẩn Na La Vương khác. Quân Khăn Đỏ thu binh hướng về phía Tây, đang chuẩn bị trốn thoát khỏi Đại Kim điện, định chạy về phía Lâm Nhữ thì lại gặp một vị Khẩn Na La Vương khác. Tướng sĩ của quân Khăn Đỏ cảm thấy không còn đường nào có thể chạy, chỉ đành quay trở về Thiếu Lâm Tự, hướng lên không trung mà khấu bái, sau khi sám hối nhận sai mới có thể an toàn rời khỏi Thiếu Lâm Tự. Vì thế mà Thiếu Lâm Tự thoát khỏi những họa loạn cuối thời nhà Nguyên.

Vị tăng nhân sau khi hiển hiện thần tích thì liền rời đi, không thấy dấu tích, có thuyết kể rằng ông đã viên tịch. Về sau những tăng nhân trong Thiếu Lâm Tự cho rằng ông là hóa thân của Khẩn Na La Vương, bèn cho làm tượng để tưởng nhớ việc ông triển hiện thần tích. Từ đó Khẩn Na La Vương được coi là Thần hộ pháp của Thiếu Lâm Tự, và ông được xây dựng một điện riêng để thờ cúng; bởi vì ông làm việc trong nhà bếp mà tu luyện, nên được tạo tượng theo hình người làm việc trong bếp. Ông được cung phụng là “Giám trai sứ giả”, hằng năm đều được làm lễ tế tự; các tăng nhân luyện võ cũng coi ông như là người sáng lập ra Thiếu Lâm Côn Pháp. Sau này có người nói với các tăng nhân rằng: “Người khiến quân Khăn Đỏ rút lui là hóa thân của Quan Thế Âm, cũng chính là Khẩn Na La Vương”, vì thế người đời cũng coi đó là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm.

Câu chuyện về vị Thần tăng Khẩn Na La Vương này trong “Hà Nam phủ chí”, “Đăng Phong huyện chí”, “Thiếu Lâm Côn Pháp”, “Tung Thư” và một số cổ thư đều có ghi chép lại, cho ta thấy đây không phải là bằng chứng duy nhất, để thấy độ tin cậy của câu chuyện này rất cao, đủ để nói rằng tu luyện Phật Pháp có thể xuất hiện thần tích. Trước khi Thần tăng hiển hiện thần tích thì đều ở trong bếp làm việc vặt, đến nỗi tên tuổi hay quê quán của tiểu hòa thượng cũng không có ai quan tâm. Có thể thấy trong Phật giáo hay trong tu viện việc tu luyện cao hay thấp không hề có quan hệ đến địa vị và chức vụ cao thấp. Vậy làm thế nào để tu luyện? Như thế nào mới có thể tu được cao? Các tôn giáo ngày nay đã đến thời kỳ mạt pháp, sớm đã không thể đưa ra câu trả lời thuyết phục. Thậm chí bây giờ sư trụ trì của Thiếu Lâm còn đang lợi dụng Phật giáo để kiếm tiền, bị người đời cười nhạo gọi là “Phật môn CEO”. Có phải con người bây giờ không có cách nào tu luyện? Không phải. Hiện tại Pháp Luân Công được phổ truyền khắp thế giới chính là công pháp tu luyện chân truyền chân chính của Phật gia, là Phật Pháp chân chính, nếu như bạn có thể thực sự tập trung, tĩnh tâm đọc các kinh sách của Pháp Luân Công, bạn sẽ phát hiện tất cả những bí mật của tu luyện đều ở trong đó. Người có duyên chớ để lỡ mất cơ hội.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/248412



Ngày đăng: 07-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.