Văn minh 5000 năm: Diện mạo chân thực của lịch sử – Vạn cổ thiên môn khai: Thời kỳ Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và Chính Pháp (5)



(Từ năm 1992 đến nay)

Tác giả: Tâm Duyên

[ChanhKien.org]

Thời kỳ Giang chấp chính khi mà quyền lực của Đặng vẫn còn

Với sự hỗ trợ của các lão thành ĐCSTQ là Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, trong cuộc đổ máu của sự kiện “Lục Tứ”, Giang đã lên đến chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy. Tuy nhiên, trong những năm đầu, chỗ ngồi của Giang không vững chắc, địa vị trong đảng rất bất ổn, bởi lúc này Giang không chỉ chịu áp lực từ các lão thành chính trị thuộc các phe tả hữu, mà đặc biệt là Đặng vẫn còn quyết định quyền sinh sát trong tay. Đồng thời, Giang cũng phải đối diện với sự bất mãn trong ngoài đảng vì vụ thảm sát “Lục Tứ”. Giao dịch ngoại hối lúc này đã xuống mức đóng băng, rất nhiều quốc gia đã triệu hồi đại sứ về nước một thời gian sau vụ thảm sát “Lục Tứ”, lệnh cấm vận thương mại và vũ khí đã đả kích rất lớn đối với nền kinh tế xuất khẩu của ĐCSTQ, mặt khác, năng lực cai trị đất nước kém cỏi của Giang bắt đầu lộ rõ hoàn toàn.

Vì để củng cố vị trí của mình trong đảng, Giang không thể không lấy lòng Lý Bằng, vị thủ tướng xuất thân từ Bộ Thuỷ Lợi. Vì Lý từng là cấp trên trực tiếp của Giang nên mỗi lần Bộ Chính trị họp, Giang đều ngồi bên cạnh Lý Bằng và cùng chủ trì cuộc họp. Khi Giang lần đầu tiên đi thị sát ở bên ngoài, hắn đã chọn “Công trình Tam Hiệp” mà Lý Bằng rất muốn khởi công, đồng thời tích cực lên kế hoạch để Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua dự án “Công trình Tam Hiệp”. Kiểu nịnh nọt này thể hiện ra một cách trần trụi và hoàn toàn bỏ qua rất nhiều vấn đề do công trình này gây ra như vận chuyển đường thuỷ, sản xuất điện, di dân, vấn đề sinh thái, môi trường, chiến lược,… Do vậy đã để lại những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn.

Bản thân Giang là kẻ vô đức và bất tài, chưa từng tham gia chiến đấu, để khiến quân đội nghe theo mệnh lệnh của mình, Giang không chỉ cấp số tiền khổng lồ cho quân đội để mua vũ khí lỗi thời từ Liên Xô mà còn ra lệnh sản xuất một số bộ phim ca ngợi Quân Giải phóng; một mặt Giang muốn lấy lòng quân đội, một mặt là để tẩy não những người dân căm ghét Quân Giải phóng sau “Sự kiện Lục Tứ”. Đích thân Giang đã viết tựa đề cho một số bộ phim, trong đó có ba bộ phim chiến tranh có kinh phí lớn mang tên “Đại quyết chiến”.

Một năm sau khi Giang lên nắm quyền, tức là năm 1990, Iraq xâm lược Kuwait dẫn đến việc Mỹ và Iraq nổ ra Chiến tranh Vùng Vịnh. Là bạn tốt của Saddam Hussein, nhà độc tài tàn bạo ở Iraq, ĐCSTQ vẫn luôn có quan hệ bí mật và thân thiết với ông ta, đồng thời cũng cung cấp hỗ trợ về mặt quân sự. Tuy nhiên vào năm 1990, bản thân ĐCSTQ cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, do hành động tàn bạo trong sự kiện “Lục Tứ” nên đã rơi vào tình trạng bị cô lập trên trường quốc tế. Nếu như công khai ủng hộ Saddam Hussein, nó sẽ phải tiếp tục đối mặt với các lệnh trừng phạt và sự khinh bỉ từ các nước phương Tây.

Chiến tranh Vùng Vịnh về mặt khách quan đã kiểm nghiệm xem Giang có năng lực gánh vác và giải quyết vấn đề như thế nào sau khi trở thành tổng bí thư. Giang với biệt hiệu “Khách Lý Không” và “Giang da bò” trước vấn đề này đã luống cuống không biết phải làm sao (Khách Lý Không – tên tiếng Nga là Krikún, là nhân vật đóng vai kí giả trong vở kịch Tiền Tuyến của Liên Xô, nhân vật bị châm biếm là chưa bao giờ lên tiền tuyến nhưng ngày nào cũng ở trong Sở chỉ huy nói những lời dối trá, vô dụng). Cuối cùng, Đặng quyết định là “Không mở miệng, không can thiệp!”, điều này đã giúp Giang giải nguy, thế là ĐCSTQ đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết đem quân tới Iraq của Liên Hợp Quốc. Người xưa ở Trung Quốc nói: “Đắc Đạo đa trợ, thất Đạo quả trợ” (Có Đạo thì sẽ được nhiều người giúp, mất Đạo sẽ không có ai giúp). Cả chính quyền bạo lực Iraq và ĐCSTQ đều được định sẵn là sẽ không được sự chiếu cố của thượng thiên. Mà hành vi này của ĐCSTQ đối với người bạn tốt Saddam Hussein của nó cũng khiến nó bị coi thường.

Đặng và Giang chia rẽ

Trong vấn đề cải cách và mở cửa kinh tế trong nước, Giang và Đặng đã xuất hiện chia rẽ. Giang, kẻ nắm quyền lực lớn trong tay, cho rằng dân chúng càng buông lỏng thì càng khó kiểm soát, do đó, sau khi Giang lên nắm quyền, hắn đã tuyên bố một câu “danh ngôn” trái ngược hẳn với Đặng Tiểu Bình: “Khiến doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể khuynh gia bại sản” (điều trớ trêu là, khi gia tộc của Giang trở thành “đệ nhất tham lam ở Trung Quốc”, Giang lại hô lớn “để nhà tư bản gia nhập đảng”), đồng thời, hắn còn có một kế sách đối ứng khác là “Tiêu diệt tất cả những nhân tố bất ổn định từ trong trứng nước”. Mà Đặng thì cho rằng cải cách và mở cửa, làm sôi động thị trường, cạnh tranh với Mỹ bắt đầu từ kinh tế, đã là việc vô cùng cấp bách. Chỉ có vài đặc khu kinh tế thì không thích ứng được nhu cầu của hình thế, Trung Quốc phải cải cách kinh tế và mở cửa hoàn toàn.

Việc Giang bảo thủ và không có năng lực khiến Đặng Tiểu Bình bắt đầu hối hận vì lẽ ra không nên nóng vội nghe theo Trần Vân và Lý Tiên Niệm mà để Giang làm Tổng bí thư. Đặng quyết định chọn một ứng cử viên khác.

Vào mùa xuân năm 1990, Đặng tới Thượng Hải và nhiều lần triệu kiến thị trưởng Thượng Hải là Chu Dung Cơ, cũng tiến hành khảo nghiệm Chu Dung Cơ; Đặng cảm thấy Chu là nhân tài, một trong số ít những người cấp cao trong ĐCSTQ hiểu biết về kinh tế, hơn nữa là người quả quyết, có tinh thần làm việc thực sự, không giống như Giang là loại người mồm mép xu nịnh. Tai mắt của Giang ở Thượng Hải đã kịp thời báo cáo về động thái của Đặng Tiểu Bình cho Giang Trạch Dân, tâm đố kỵ của Giang bắt đầu sôi sục.

Sự đố kỵ của Giang bắt nguồn từ việc bản thân vô đức, bất tài, lại sợ có người tài nào đó sẽ uy hiếp quyền lực của mình. Mặc dù bề ngoài Giang Trạch Dân nắm trong tay đại quyền, nhưng kể từ khi lên nắm quyền, nhiều người trong và ngoài đảng đều tỏ ra không bằng lòng với kẻ luồn cúi cơ hội này, họ cũng đánh giá Giang chỉ là nhân vật chuyển tiếp. Giang cũng nhận thức rõ rằng địa vị của bản thân ở trong đảng còn lâu mới được củng cố, xét về lý lịch, tài năng, mối quan hệ, bản thân kém xa với người khác. Việc ham muốn nắm quyền lực khiến Giang hình thành tâm đố kỵ mạnh mẽ, và coi hết thảy những ai hơn mình về tài năng, trình độ, mối quan hệ,… đều là mối đe dọa tiềm tàng.

Trước Tết Nguyên Đán năm 1991, Đặng Tiểu Bình đã có bài phát biểu tại Thượng Hải, nhấn mạnh cần phải kiên trì cải cách, mở cửa và kiên trì làm kinh tế thị trường. Chu Thuỵ Kim, lúc đó là chủ nhiệm tờ “Nhật báo Giải phóng” và những người khác, dựa trên tinh thần bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại Thượng Hải, đã soạn thảo bốn bài viết “Làm con “Dê đầu đàn” trong cải cách mở cửa”, “Cải cách mở cửa phải có tư duy mới”, “Ý thức về mở rộng cải cách mở cửa cần phải mạnh hơn nữa”, “Cải cách mở cửa cần phải có lượng lớn cán bộ tài đức kiêm toàn”, ký tên “Hoàng Phủ Bình” và đăng lần đầu trên tạp chí “Nhật báo Giải phóng” vào ngày mùng một Tết Nguyên Đán năm 1991. Ông chủ hậu trường “Hoàng Phủ Bình” chính là Đặng Tiểu Bình. Hết thảy việc này Đặng Tiểu Bình không thông báo cũng không có ý che giấu Giang, Đặng hoàn toàn bài xích Giang ra ngoài.

Những bài viết cải cách, mở cửa do Đặng Tiểu Bình ủng hộ và được thị trưởng Thượng Hải Chu Dung Cơ trực tiếp tham dự đều bị Giang Trạch Dân ghét bỏ và tẩy chay, Giang không những im lặng trước xu hướng cải cách này mà còn ủng hộ những công kích, chỉ trích của các nhân vật cánh tả trong đảng ở Bắc Kinh, lại còn phái người tiến hành điều tra ngôn hành của Đặng Tiểu Bình ở Thượng Hải. Bản thân Giang Trạch Dân còn bận rộn tìm sự ủng hộ của những nhân vật lớn, tìm kiếm người có thể kiềm chế Đặng.

Ngày 12/4/1991, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII, Đặng Tiểu Bình bất chấp dư luận, chính thức bổ nhiệm thị trưởng Thượng Hải Chu Dung Cơ làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Vào tháng 5, để thể hiện sự ủng hộ đối với Chu Dung Cơ, Đặng Tiểu Bình đã dẫn ông đi kiểm tra Thủ Cương và khen ngợi ngay trước mặt: “Không có nhiều cán bộ cấp cao của đảng chúng ta thực sự hiểu về kinh tế. Những đồng chí hiểu kinh tế như Chu Dung Cơ nên được đề bạt đến vị trí lãnh đạo cấp cao hơn”. Việc Đặng khen ngợi Chu khiến Giang Trạch Dân hoảng sợ và đố kỵ, sau này Giang Trạch Dân thường xuyên sai đàn em thu thập tài liệu, bất kể có phải là trách nhiệm của Chu Dung Cơ hay không, hễ có cơ hội sẽ áp chế, chèn ép và công kích, khiến Chu phải chịu đựng nhiều bất công.

Việc Giang Trạch Dân vẫn luôn âm thầm phản đối ngôn luận của Đặng Tiểu Bình cũng bị Đặng biết được, Đặng lại càng bất mãn với Giang hơn nữa. Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Kiều Thạch và Phó Thủ tướng Điền Kỷ Vân đã có nhiều bài phát biểu ủng hộ cải cách, Đặng Tiểu Bình khen ngợi nói: “Đã lâu rồi không được nghe bài phát biểu hay như vậy”. Điều này lại càng khiến Giang Trạch Dân, kẻ có tâm đố kỵ mạnh mẽ ôm hận Kiều Thạch, hạt giống của Điền Kỷ Vân. Đặng Tiểu Bình cực kỳ bất bình và thất vọng đối với Giang Trạch Dân và những người phản đối cải cách, do vậy đã bàn bạc với Dương Thượng Côn, Vạn Lý, Kiều Thạch và những người khác để chuẩn bị cho Triệu Tử Dương quay lại, đồng thời triệt để cải tổ lại đội ngũ lãnh đạo trung ương ĐCSTQ tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 năm 1992. Giang Trạch Dân nghe tin đã cực kỳ sốc.

Tháng 6 năm 1991, Đặng Tiểu Bình sử dụng lại những người của họ Triệu như Hồ Khởi Lập, Diêm Minh Phục và Nhuế Hạnh Văn. Hồ Khởi Lập được bổ nhiệm làm Thứ trưởng và thành viên Tổ lãnh đạo Đảng Bộ Công nghiệp Cơ khí và Điện tử, Nhuế Hạnh Văn được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Diêm Minh Phục được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân sự. Đây là sự chuẩn bị của Đặng Tiểu Bình cho sự quay trở lại của Triệu Tử Dương.

Nhưng vài tháng sau, cuối năm 1991, Đảng cộng sản Liên Xô tưởng chừng hùng mạnh đã sụp đổ chỉ trong vài ngày, tiếp theo là Bức tường Berlin sụp đổ, Liên minh Đoàn kết Ba Lan giành chiến thắng, Cách mạng Nhung xảy ra ở Tiệp Khắc, ở Hungary hoàn thành quá trình chuyển đổi dân chủ, nhà độc tài Ceausescu ở Romania bị lật đổ và bị xử tử, Bulgaria hoàn thành cuộc bầu cử quốc gia đầu tiên… Thế giới cộng sản sụp đổ, tan rã, gây nên những thay đổi to lớn trong toàn bộ cục diện thế giới. Sự tan rã của Đảng cộng sản Liên Xô đã tác động mạnh mẽ đến ĐCSTQ, làm tổn hại nghiêm trọng đến tín tâm của ĐCSTQ, làm cho ĐCSTQ hết sức lo lắng, khiến Giang như ngồi trên đống lửa, vô cùng bất an và nhận ra rằng một ngày nào đó ĐCSTQ sẽ sụp đổ.

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ ngày 1/7/1991, Giang đã bỏ đi đường lối “xây dựng kinh tế làm trọng tâm” của Đặng Tiểu Bình, chủ trương hô hào mạnh mẽ “chống diễn biến hòa bình làm trọng tâm”, siết chặt kiểm soát hình thái ý thức tư tưởng, và nhấn mạnh rằng: “Cần phân biệt rõ ràng giữa hai quan điểm về cải cách và mở cửa, tức là kiên trì bốn nguyên tắc cải cách mở cửa cơ bản, những giới hạn cơ bản của ‘cải cách và mở cửa’ ủng hộ tự do hóa tư sản về cơ bản là chủ nghĩa tư bản. Giang thậm chí còn từ trên lý luận mà hô hào “trong mở cửa cải cách cũng có đấu tranh đường lối”, điều này đã trực tiếp phê phán nhắm vào “Hoàng Phủ Bình” của Thượng Hải, tức là nhắm vào Chu Dung Cơ và người ủng hộ cho Chu là Đặng Tiểu Bình. Lời nói của Giang Trạch Dân kiên quyết phản đối cải cách mở cửa đã được phe cánh tả ở dưới hội trường vỗ tay nhiệt liệt. Ngày hôm đó, Phó Thủ tướng Chu Dung Cơ, người đã chịu áp lực rất lớn được cử đến Hồ Bắc để thanh tra, kiểm tra thảm họa do mưa lớn gây ra, Giang Trạch Dân lúc này ở Bắc Kinh đã ủng hộ các phe cánh tả tiến hành thêm một lần nữa thanh toán toàn diện Chu Dung Cơ.

Ngày 31 tháng 8, “Hoàng Phủ Bình” của Thượng Hải đăng bài có tựa đề “Về trạng thái tinh thần của cán bộ” trên ấn bản đầu tiên của “Nhật báo Giải phóng”, đề xuất: Tinh thần bất ổn là điều đáng sợ nhất, cán bộ phải giải phóng tư tưởng. Ngày 1 tháng 9, Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương phát sóng bài xã luận “Mọi thứ đều là vì cải cách và mở cửa” do Lý Đức Dân, phó chủ nhiệm văn phòng Tổng biên tập tòa soạn “Nhân dân Nhật báo”, đồng thời là biên tập viên cao cấp của bộ phận lý luận, soạn thảo, làm trái ngược với Đặng Tiểu Bình, sau khi bài viết xã luận này được đọc và phê duyệt bởi Lý Thuỵ Hoàn, Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị phụ trách về hình thái ý thức lúc bấy giờ, chủ tịch tờ “Nhân dân Nhật Báo” là Cao Địch đã cố ý thêm một đoạn “Đối với việc cải cách mở cửa trước tiên cần phải hỏi nội dung là mang họ “Xã” hay họ “Tư”, và tiến hành phê phán mạnh mẽ, toàn diện, ở mức độ cao hơn đối với “Hoàng Phủ Bình”. Lý Thuỵ Hoàn theo chỉ thị của Đặng Tiểu Bình, ngày hôm sau đã xoá đi nội dung trong bài xã luận của Cao Địch. Vì lý do này, Đặng Tiểu Bình đã nói gay gắt: “Nhân dân Nhật báo muốn phê phán toàn diện Đặng Tiểu Bình”. Đặng đã hoàn toàn không còn tín nhiệm Giang.

Vào cuối năm 1991, Đặng hoàn toàn tức giận trước hành động của Giang, không những mất niềm tin hoàn toàn vào Giang Trạch Dân, người được coi là “nòng cốt lãnh đạo thế hệ thứ ba”, hơn nữa còn đến mức không thể dung thứ được. Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình tuy không có chức vụ chính thức trên danh nghĩa nhưng ông ta vẫn nắm quyền kiểm soát quân đội rất chặt chẽ.

Đặng Tiểu Bình nhận thấy Giang Trạch Dân, “lãnh đạo cốt lõi thế hệ thứ ba”, là một kẻ tầm thường, nhu nhược, kém cỏi, đố kỵ hiền tài, tư tưởng bảo thủ và ngoan cố, đang tìm cách cản trở cải cách, mở cửa. Vì vậy, Đặng Tiểu Bình quyết tâm dùng sức mạnh quân sự trong tay như nỗ lực cuối cùng, chuẩn bị thay thế Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và những người phản đối cải cách tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 14 của ĐCSTQ, đồng thời để những người kiên quyết thực hiện đường lối cải cách, mở cửa lên nắm quyền. Đặng Tiểu Bình lên kế hoạch để Kiều Thạch thay thế Giang làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, Kiều Thạch từng được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 8; Lý Thuỵ Hoàn hoặc Chu Dung Cơ sẽ thay thế Lý Bằng làm Thủ tướng Quốc vụ viện; Vạn Lý tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quốc hội; Dương Thượng Côn từ chức Chủ tịch nước; giải tán hoàn toàn Ban Cố vấn Trung ương ĐCSTQ do Trần Vân kiểm soát.

Đặng đã từng hỏi ý kiến của Dương Thượng Côn và Vạn Lý về kế hoạch này. Đồng thời, để thể hiện sự ủng hộ đối với Kiều Thạch, Đặng Tiểu Bình đã khẳng định ở mức độ cao những bài phát biểu của Kiều Thạch ở nhiều nơi, khiến Giang Trạch Dân đố kỵ không thôi, coi Kiều Thạch thành oan gia đối đầu, sau khi Đặng Tiểu Bình chết, Giang cuối cùng lấy lý do tuổi tác để ép Kiều Thạch phải hạ đài, chuyện này sẽ nói sau.

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình khi này đã 88 tuổi, cùng với vợ, con gái, người bạn cũ và là chủ tịch nước Dương Thượng Côn, bắt đầu chuyến công du tới Vũ Xương, Thâm Quyến, Chu Hải và Thượng Hải từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 21 tháng 2, được lịch sử gọi là “Chuyến thăm miền Nam của Đặng Tiểu Bình”, Đặng dùng việc này với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế mở cửa hơn nữa.

Ngày 18 tháng 1 năm 1992, Đặng Tiểu Bình đến Vũ Xương và hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Quan Quảng Phúc và Tỉnh trưởng Quách Thụ Ngôn. Trong thời gian gặp mặt, Đặng trực tiếp chỉ đích danh Giang Trạch Dân, yêu cầu hai người Quan Quảng Phúc, Quách Thụ Ngôn gửi thông điệp tới “Trung ương”: “Ai phản đối đường lối của Đại hội 13 sẽ phải thoái vị”. Giang Trạch Dân đối với việc này ôm hận trong tâm, sau này đối với bài phát biểu trong chuyến thăm miền Nam của Đặng, Giang không hề bày tỏ sự ủng hộ.

Vào ngày 19, tàu đến Đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Đặng Tiểu Bình, người vốn luôn tương đối ít nói, có bài phát biểu dài ở Thâm Quyến, đưa ra tối hậu thư rõ ràng cho Giang Trạch Dân: “Cải cách, mở cửa là xu thế lớn và được sự ủng hộ của toàn đảng và nhân dân cả nước. Ai không cải cách sẽ thoái vị”. Đồng thời, Đặng Tiểu Bình giao cho Dương Thượng Côn và Vạn Lý phụ trách chuẩn bị cho “đội nhân sự” của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của ĐCSTQ vào cuối năm 1992, sẽ lập danh sách các đội nhân sự mới trong đó có Tổng bí thư. Ngoài người bạn thân Dương Thượng Côn, lúc đó là Chủ tịch nước và Bí thư thứ nhất Quân ủy, người đi cùng Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm miền Nam, Đặng Tiểu Bình đã gặp riêng Kiều Thạch, Lưu Hoa Thanh, Diệp Tuyển Bình, Chu Dung Cơ, Dương Bạch Băng và một số người khác trong thời gian thanh tra này, một mặt nói nên rằng Đặng Tiểu Bình vì để cải cách mở cửa đã tạo thanh thế lớn, mặt khác nó phản ánh việc Đặng muốn đề bạt Kiều Thạch và tính toán loại bỏ Giang Trạch Dân.

Trong chuyến thăm miền Nam, Đặng Tiểu Bình nhiều lần nhắc đến Triệu Tử Dương “đã góp phần rất nhiều vào việc thúc đẩy sự phát triển” trong 5 năm ông phụ trách công tác kinh tế. Sau chuyến thăm miền Nam, Đặng Tiểu Bình không bỏ cuộc và cử người liên lạc với Triệu Tử Dương. Triệu Tử Dương vẫn không thừa nhận sai lầm. Đặng Tiểu Bình đã cử người liên lạc với Triệu Tử Dương nhiều lần trước và sau chuyến thăm miền Nam, Triệu Tử Dương khẳng định mình đúng, không thay đổi ý định ban đầu và chỉ làm theo lương tâm chứ không làm theo đảng tính, điều này là hiếm thấy trong tổ chức ĐCSTQ.

Câu nói của Đặng Tiểu Bình “Ai không cải cách sẽ thoái vị” đã chạm sâu vào chỗ đau của Giang, Giang luôn trăn trở về điều này. Sáng ngày 20 tháng 2, Giang tổ chức cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị để truyền đạt bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình. Giang lấy lý do “dễ gây mất ổn định tư tưởng trong cán bộ đảng” làm cái cớ để xóa một lượng lớn nội dung trong bài phát biểu trong chuyến thăm miền Nam của Đặng, đặc biệt là lược bỏ câu nói “Cải cách, mở cửa là xu thế lớn và được sự ủng hộ của toàn đảng và nhân dân cả nước. Ai không cải cách sẽ thoái vị”, hơn nữa còn không cho phép báo cáo về sự việc Đặng Tiểu Bình thăm miền Nam, hầu hết người dân cả nước đều không biết sự việc này.

Từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm 1992, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VII được tổ chức tại Bắc Kinh. Có thực hiện cải cách hay không là trọng tâm của hội nghị. Đối diện với việc Giang ém nhẹm nội dung bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm miền Nam, con át chủ bài của ĐCSTQ trong các cuộc đấu tranh chính trị trước đây – quân đội – đã lên tiếng. Tại cuộc họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Dương Bạch Băng, Bí thư Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ, Tổng thư ký Quân ủy Trung ương kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, dẫn đầu hô vang: “Hộ tống cải cách và mở cửa”. Đồng thời, Dương Bạch Băng trực tiếp chỉ đạo “Báo Giải phóng quân” đăng bài xã luận “Hộ tống cải cách và mở cửa”, tuyên bố công khai rằng tờ báo này “kiên quyết đáp lại lời kêu gọi hộ tống cải cách và mở cửa của đồng chí Đặng Tiểu Bình”. Lập trường ủng hộ Đặng Tiểu Bình mạnh mẽ. Người đầu tiên trong hệ thống Bộ Tổng tham mưu hưởng ứng là Phó Tổng Tham mưu Hà Kỳ Tông. “Hộ tống cải cách và mở cửa” của Dương Bạch Băng trực tiếp nhắm vào Giang Trạch Dân, từ đó về sau Giang hận thấu xương đối với hai người Dương Bạch Băng và Hà Kỳ Tông, cả hai người sau này đều bị Giang thanh trừng.

Cùng lúc đó, ngày 26/3, trong phiên họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, “Nhật báo Đặc khu Thâm Quyến” đăng bản tin dài trên trang nhất “Gió xuân thổi tới từ phương Đông – Tường thuật trực tiếp đồng chí Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến”, đi đầu trong việc tiết lộ sự thật về chuyến thăm miền Nam và các bài phát biểu quan trọng của Đặng. Chiều cùng ngày, tờ “Bản tin tối muộn Dương Thành” đã đăng gần như toàn bộ đoạn trích của báo cáo này dưới dạng hiếm; vào ngày 28 tháng 3, “Báo Văn Hối” và “Thời báo công thương nghiệp Trung Hoa” của Thượng Hải đều đăng lại toàn bộ bài báo. Ngày 30 tháng 3, Tân Hoa Xã, do bè lũ Giang kiểm soát, đã đăng toàn văn bài viết này, muộn hơn bốn ngày so với “Nhật báo Đặc khu Thâm Quyến”, phản ánh sự phản kháng mạnh mẽ của Giang.

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của quân đội đã gây chấn nhiếp rất mạnh đối với những người phản đối cải cách, khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, làm Giang kinh hãi và cảm thấy mũi giáo của quân đội đang chĩa về phía mình. Trong cơn hoảng loạn, Giang phải dùng đến thủ đoạn hai mặt chính trị, ngày 1 tháng 4, khi gặp gỡ người Nhật Bản, Giang nhai lại bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình cho rằng, Giang Trạch Dân hoàn toàn là nói suông, căn bản không có thành ý, chỉ là để đối phó.

Ngày 22 tháng 5 năm 1992, Đặng không quản cái nóng mùa hè thiêu đốt ở Bắc Kinh, đích thân thanh tra Thủ Cương, phàn nàn trước mặt tất cả cán bộ, công nhân có mặt: “Đối với lời nói của tôi, có một số người không hề coi trọng, làm chỉ để đối phó, một số người thì lại im lặng, kỳ thực là phản đối, không đồng ý, chỉ có một bộ phận rất ít người là thực sự hành động”. Đặng Tiểu Bình lúc đó yêu cầu những người lãnh đạo Bắc Kinh đang đi cùng là Lý Tích Minh và Trần Hy Đồng “gửi một thông điệp tới trung ương”, “trung ương” ở đây là chỉ Giang Trạch Dân.

Trong thời kỳ này, Kiều Thạch là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật, Chủ tịch Trường Đảng Trung ương, đã nhiều lần chỉ ra rằng các bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình không nên chỉ giới hạn ở “những lời lẽ đao to búa lớn, trống rỗng”, ngụ ý là phê bình Giang. Phó thủ tướng Điền Kỷ Vân bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những cải cách của Đặng.

Theo yêu cầu của Kiều Thạch, Điền Kỷ Vân đã có bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương vào tháng 5 năm 1992 chỉ trích Giang Trạch Dân mà không nêu tên ông ta: “Khi loại bỏ ảnh hưởng của ‘cánh tả’, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác với những nhân vật gió chiều nào theo chiều đó. Loại người này thay đổi thất thường, nói lời nói thuận theo người khác, hễ có cơ hội là nhảy ra phản đối cải cách, mở cửa. Một khi những người này nắm trong tay đại quyền của quốc gia thì sẽ là tai hoạ đối với nhân dân và đất nước”.

Những lời này khiến Giang Trạch Dân hận đến mức nghiến răng nghiến lợi. Thấy tình thế không ổn, hắn đang định giả bộ hướng về phe cải cách, lại bị Điền Kỷ Vân vạch trần vài câu. Nhưng điều khiến Giang bất lực chính là, khi Điền Kỷ Vân có bài phát biểu vạch trần Giang là kẻ hai mặt, thì chỗ dựa lớn nhất của Giang, Lý Tiên Niệm, người luôn phản đối Điền Kỷ Vân, đã phải nhập viện vì bệnh tật. Vào cuối tháng 5, đội điều trị chuyên môn báo cáo rằng Lý Tiên Niệm bị bệnh nặng. Lúc này Giang cảm thấy địa vị của mình đang bị đe dọa, tình thế đang rất bất lợi cho bản thân. Không còn cách nào khác, Giang chỉ đành thuận gió đẩy thuyền, bắt đầu hạ giọng, không còn dám phản đối “cái nhìn cải cách giai cấp tư sản” nữa.

Giở thủ đoạn, địa vị của Giang được củng cố

Vào giữa mùa xuân và mùa hè năm 1992, một số người đã thảo luận về việc liệu Giang có còn giữ được chức vụ Tổng bí thư hay không. Vào ngày 21 tháng 6, Lý Tiên Niệm qua đời vì bệnh tật ở Bắc Kinh. Giang bị tình thế bức ép buộc phải thay đổi thái độ, nói không đúng với lòng mình nhưng vẫn phải tuyên bố ủng hộ đường lối cải cách, mở cửa của Đặng Tiểu Bình, nhưng muộn hơn rất nhiều so với người khác. Nhưng Giang về sau khi biết được tin bản thân có thể phải hạ đài thì càng nghĩ càng sợ, mất ăn mất ngủ, càng lo sợ đến một lúc nào đó những món nợ cũ nợ mới đều phải thanh toán, nói không chừng còn phải bị chỉ trích mạnh mẽ trong đảng. Thế là Giang đã bí mật đến gặp Đặng Tiểu Bình, làm một bản kiểm điểm sâu sắc, rưng rưng nước mắt bày tỏ thề chết đi theo Đặng Tiểu Bình, tiến hành cải cách, mở cửa đến cùng.

Vào tháng 6 và tháng 7 năm đó, Đặng Tiểu Bình và Trần Vân đã có cuộc thương lượng gay gắt về việc sắp xếp nhân sự cấp cao của ĐCSTQ lần thứ 14, và cuộc tranh giành quyền lực giữa các lãnh đạo cao nhất về việc sắp xếp nhân sự càng trở nên căng thẳng hơn. Tình hình chính trị bấp bênh của Giang khiến Tăng Khánh Hồng, thân tín của Giang và là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ biết được và lo lắng. Tăng Khánh Hồng là một người cực kỳ có dã tâm, khao khát quyền lực mạnh mẽ và thích nắm quyền và sử dụng quyền lực. Tăng Khánh Hồng thấy rằng, lợi dụng Giang Trạch Dân là con đường tắt để có thể đạt được quyền lực cao nhất, hơn nữa vì Giang Trạch Dân tầm thường, kém cỏi nên dễ bề thao túng, khống chế, cho nên mấy năm sau này hắn tự xưng là “nhiếp chính”. Nếu Giang Trạch Dân lúc này hạ đài, Tăng Khánh Hồng biết rằng sự nghiệp chính trị của hắn cũng sẽ kết thúc.

Dưới sự hỗ trợ bày mưu, sách lược của Tăng Khánh Hồng, Giang lợi dụng việc tung tin đồn và thu thập tài liệu đen, ly gián quan hệ giữa Đặng và anh em nhà họ Dương. Có một thời gian, ở Bắc Kinh lan truyền tin đồn về hai anh em Dương Thượng Côn và Dương Bạch Băng, nói rằng “Dương gia tướng không thể một đời”, “Dương Thượng Côn muốn thay thế Đặng Tiểu Bình”, “Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng mưu đồ làm một cuộc chính biến không đổ máu”, “Đặng Tiểu Bình không lâu nữa sẽ sớm chết”, “Dương Thượng Côn muốn là Chủ tịch Quân uỷ,… Điều này khiến cho nhà họ Dương cuối cùng mất đi sự tín nhiệm của Đặng. Lúc này Đặng Tiểu Bình vừa mới hồi phục sau cơn bệnh nặng ý thức được rằng cần phải tiến hành an bài hậu sự, vừa muốn bảo đảm đường lối cải cách, mở cửa tại Đại hội 14, lại muốn ngăn chặn thảm án “Sự kiện Lục Tứ” bị lật lại, chết rồi bị lôi tử thi ra đánh. Trước những việc liên tiếp giả vờ trung thành của Giang Trạch Dân, Đặng Tiểu Bình hoàn toàn rơi vào âm mưu kế độc của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, thêm vào đó là phản đối của Trần Vân và Bạc Nhất Ba, sự việc đến bước này, Đặng Tiểu Bình cũng chỉ còn cách từ bỏ chủ trương ban đầu, và huỷ bỏ ý định thay thế Giang, hơn nữa phế trừ đi quyền lực trong quân đội của anh em họ Dương, tiến cử Lưu Hoa Thanh, Trương Chấn và các lãnh đạo quân sự kỳ cựu khác phò trợ Giang Trạch Dân nắm quân quyền. Nhưng Đặng Tiểu Bình cảm nhận sâu sắc rằng Giang Trạch Dân không đáng tin cậy, chỉ có thể đóng vai trò là nhân vật chuyển tiếp, phải có kế hoạch dài hạn, và chọn ra một “người kế nhiệm xuyên thế kỷ” trẻ tuổi, tại Đại hội lần thứ 14 của ĐCSTQ, Đặng bất ngờ sắp xếp người kế vị cho Giang, Hồ Cẩm Đào 49 tuổi. Sắp xếp người kế vị cho người kế vị, điều này là chưa từng có trong lịch sử ĐCSTQ.

Đặng Tiểu Bình khi còn sống đã bổ nhiệm Hồ Cẩm Đào làm người kế nhiệm thế hệ thứ tư, điều này tất nhiên là xuất phát từ việc không tín nhiệm vào Giang, “nòng cốt lãnh đạo thế hệ thứ ba”. Theo hồi ức của Lưu Hoa Thanh, trước thềm Đại hội lần thứ 14, người đã nghỉ hưu Đặng Tiểu Bình đã viết một bức thư gửi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ vào ngày 6 tháng 10 năm 1992, đưa ra ý kiến về việc bố trí nhân sự của Quân ủy Trung ương: “Trong tương lai, Lưu Hoa Thanh và Trương Chấn sẽ chủ yếu là các đồng chí phụ trách công việc hàng ngày của Quân ủy Trung ương dưới sự lãnh đạo của đồng chí Giang Trạch Dân, sau này khi lựa chọn người kế nhiệm, cần phải chọn người quen thuộc với quân đội để gánh vác trách nhiệm. Trong thư, Đặng Tiểu Bình đã có kế hoạch cụ thể về ban lãnh đạo mới của Quân ủy Trung ương.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của ĐCSTQ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 10 năm 1992. Anh em họ Dương bất ngờ bị tước quyền lực quân sự. Dương Bạch Băng tựa như thăng chức nhưng thực tế là xuống chức, trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị có danh không thực. Mà Giang thì có thể giữ được chức vụ tổng bí thư của mình. Tháng 3 năm 1993, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 8 của ĐCSTQ được tổ chức, Giang bố trí Tăng Khánh Hồng làm Giám đốc Văn phòng Trung ương, Ôn Gia Bảo được điều động làm Phó Tổ lãnh đạo Công tác nông thôn Trung ương ĐCSTQ, từ đó người của Giang đã có toàn quyền kiểm soát Văn phòng Trung ương.

Đặng Tiểu Bình tuy mưu mô xảo quyệt nhưng lần này lại rơi vào âm mưu quỷ kế của đàn em Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Kể từ đó, gia đình Đặng và Dương từng thân thiết đã đoạn tuyệt quan hệ, tình bạn 60 năm giữa Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn bị cuốn trôi trong cuộc xung đột nội bộ tàn khốc của ĐCSTQ. Trên thực tế, sau khi Đặng Tiểu Bình chặt đổ Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và anh em họ Dương, cũng đồng nghĩa với việc tự tay phá hủy Trường Thành và mất đi những trợ thủ đắc lực nhất trong đảng và quân đội. Lưu Hoa Thanh tuy trung thành với Đặng Tiểu Bình nhưng một mặt tuổi tác đã cao, mặt khác năng lực có hạn, không thể sánh được với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng trong đấu tranh chính trị, đồng thời cũng bị Giang và Tăng thanh trừng vài năm sau đó.

Mặt mũi của “kẻ hai mặt” họ Giang

Giang Trạch Dân vẫn luôn hai mặt, khi cần người thì khom lưng uốn gối, khi không cần nữa thì thừa cơ hãm hại. Ở đây cần xem lại sự thay đổi thái độ của Giang đối với anh em nhà Dương Thượng Côn. Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 13 vào tháng 11 năm 1989, Đặng Tiểu Bình từ chức Chủ tịch Quân ủy. Trong bài phát biểu nhậm chức, Giang liên tục khẳng định mình “không chuẩn bị tư tưởng”, “lực bất tòng tâm”, “chưa từng tham gia công tác quân sự”,… Giang còn nhiều lần bày tỏ lòng trung thành với các tướng lĩnh nhà họ Dương. Hắn bày tỏ rằng việc có Dương Thượng Côn làm Phó Chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trung ương và Dương Bạch Băng làm Tổng Bí thư Quân ủy Trung ương là “điều kiện có lợi” để hắn làm tốt công tác. Mười ngày sau, bài phát biểu của Giang được đưa lên trang nhất và đăng với hình thức tiêu đề lớn trên “Nhật báo Nhân dân”, “Nhật báo Giải phóng” và các phương tiện truyền thông lớn chính thức khác.

Giang Trạch Dân đã công khai thái độ khiêm nhường của mình một cách cao ngạo, phát biểu minh xác trên trang nhất các tờ báo lớn, điều này chắc chắn cho thấy Giang rất nịnh nọt các tướng lĩnh họ Dương, thậm chí còn quỳ gối. Nhưng sau này, người tố cáo tội trạng của tướng lĩnh họ Dương trước mặt Đặng Tiểu Bình vừa hay lại chính là Giang Trạch Dân.

Loại thay đổi 180 độ này còn thể hiện qua thái độ của Giang Trạch Dân đối với gia tộc Đặng Tiểu Bình. Khi Đặng còn sống, mỗi lần Giang nhìn thấy Đặng phu nhân là Trác Lâm, chưa nói gì liền cười lấy lòng; Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang chỉnh đốn tàn bạo hậu nhân của Đặng Tiểu Bình. Bản thân Giang có một con trai là “đệ nhất tham lam Trung Quốc”, lúc này lại muốn đe dọa trừng phạt con trai của Đặng vì tội tham nhũng, đồng thời tước bỏ quyền giải thích ngôn luận Đặng Tiểu Bình của người nhà Đặng.

Nhưng nghĩ đến năm đó, khi Giang tới Bắc Kinh và cuối cùng đợi được ngày Đặng Tiểu Bình gọi vào phủ Đặng, khung cảnh lúc đó vẫn còn in đậm trong ký ức của các thái tử đảng. Khi Giang Trạch Dân khuôn mặt khiêm tốn, tươi cười lấy lòng và bồi hồi đứng trước mặt Đặng Tiểu Bình, những người có mặt không hề coi trọng hắn chút nào, bởi vì có quá nhiều người đến cầu xin, và bộ dạng này thực sự không có gì mới mẻ. Đặng Tiểu Bình mỉm cười giới thiệu gương mặt mới này với mọi người với tư cách là Tổng Bí thư, mọi người có mặt vẫn tỏ ra bất động và thản nhiên, cùng lắm là liếc nhìn hắn một cái mà thôi.

Người đến nhà Đặng quá nhiều, giống như một chiếc đèn lồng dập dìu xoay tròn, tấp nập người qua lại, điều này không làm khó được người có kinh nghiệm thực tế phong phú trong việc nịnh nọt như Giang Trạch Dân. Dù nhìn thấy ai ở hành lang hay trong sân, kể cả đứa trẻ nhỏ, Giang cũng sẽ rụt bụng lại, hơi nghiêng người, nở nụ cười cung kính nói: “Ngài đi trước đi!” Kiểu nịnh hót quá mức này khiến trẻ con vui mừng nhưng khiến cảnh vệ và người giúp việc sợ hãi, nói loại người này rất mưu mô, nhưng cũng khiến rất nhiều người cảm thấy mắc ói.

Trong tình huống thông thường, trong nhà họ Đặng đều là do y tá hoặc lính canh phục vụ trà, bưng nước và cất giày, nhưng Giang thường thường lao tới trước rót nước hoặc nhặt giày lên khỏi mặt đất ngay sau khi ý tá hoặc lính canh đưa tay ra, khiến những nhân viên công tác đã đưa tay ra tiến thoái lưỡng nan.

Nhưng vào ngày 22 tháng 8 năm 2001, nhân kỷ niệm 97 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình, như thường lệ thì Giang Trạch Dân, người vẫn mang ơn Đặng Tiểu Bình lẽ ra phải chào hỏi giới truyền thông và đăng nhiều bài báo ca ngợi hơn để chứng tỏ rằng hắn không quên ơn Đặng đã đề bạt, cất nhắc mình, thêm nữa là làm một tấm gương tốt cho những người theo dõi, cũng có thể để lại tiếng tăm tốt đẹp trước mặt người khác. Tuy nhiên, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo Trung ương, Giang Trạch Dân thực chất đã ra lệnh không đăng các bài viết tưởng nhớ Đặng Tiểu Bình, bản chất qua cầu rút ván, vô ơn bạc nghĩa của hắn một lần nữa bị vạch trần.

Giang và Tăng Khánh Hồng đã thành công thi triển âm mưu, lật đổ anh em nhà họ Dương và ngồi vững vị trí tổng bí thư, điều này đã bành trướng đáng kể lá gan và dã tâm của chúng, lại càng hăng hái trong việc thi triển âm mưu quỷ kế, dùng phương thức phát tán tin tình báo giả và các tài liệu sai sự thật để đe dọa, lôi kéo, công kích những cán bộ cấp cao bất đồng chính kiến trong ĐCSTQ, sau này Tăng Khánh Hồng đã có biệt danh là “sát thủ mặt đen” trong lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, khiến cho nhiều người vừa sợ vừa hận Tăng.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của ĐCSTQ, bề ngoài Giang Trạch Dân tỏ ra tôn kính Đặng Tiểu Bình, nhưng trong thâm tâm lại căm ghét Đặng Tiểu Bình vì muốn loại bỏ hắn, đồng thời thầm chửi Đặng Tiểu Bình vì đã bố trí người kế nhiệm. Món nợ này Giang sẽ không bao giờ quên. Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang đã chỉnh đốn gia đình họ Đặng, thậm chí cả nhân viên giúp việc, cảnh vệ cũng không tha.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34325



Ngày đăng: 27-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.