Văn minh 5000 năm: Diện mạo chân thực của lịch sử – Vạn cổ thiên môn khai: Thời kỳ Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và Chính Pháp (9)



(Từ năm 1992 đến nay)

Tác giả: Tâm Duyên

[ChanhKien.org]

Dự ngôn liên quan đến việc Giang Trạch Dân họa loạn Trung Hoa và đàn áp Pháp Luân Công

Dự ngôn “Thôi Bối Đồ” triều đại nhà Đường tại tượng thứ 50 đã dự ngôn về một trong những hành vi xấu xa gây họa loạn Trung Hoa của Giang, tức là vì tư lợi của bản thân, vào năm 1998, Giang đã từ chối việc phân luồng lũ trong trận lũ và đã tạo thành tổn thất cực lớn về người và tài sản. Hai câu cuối cùng “Sài lang kết đội nhai trung tẩu, Bát tận phong vân thủy kiến thiên” (tạm dịch: Lang sói lập đội đi giữa phố, Quét sạch gió mây lại thấy trời), đã ám chỉ sự việc sắp xảy ra và kết cục của một trận mưa bão lớn đại chiến chính tà trong tương lai. Vậy thì trận mưa bão lớn đại chiến chính tà này rốt cuộc là gì? Tượng thứ 41 của “Thối Bối Đồ” đối với việc này còn dự ngôn thêm một bước nữa.

Hình vẽ trong tượng thứ 41 của “Thôi Bối Đồ” là hình tượng một người dẫm lên quả bóng hình tròn, tay đang chống eo, ngông cuồng kiêu ngạo, ám chỉ việc Giang phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đây chính là hành động tàn ác nhất gây họa loạn Trung Hoa của Giang.

Sấm văn viết: “Thiên địa hối manh, Thảo mộc phồn thực, Âm dương phản bối, Thượng thổ hạ nhật” (tạm dịch: Trời đất tối tăm, Cỏ cây tươi tốt, Âm Dương đảo chiều, Mặt trời dưới đất), đã miêu tả trạng thái xã hội trước và sau năm 1999. “Âm dương phản bối” là thuật ngữ Đạo gia, chỉ trạng thái âm thịnh dương suy. Một số biểu hiện cụ thể có thể thấy, nhỏ thì ở gia đình, đâu đâu cũng có thể nghe thấy tiếng sư tử Hà Đông; lớn đến xã hội thì đội bóng chuyền nữ, đội bóng đá nữ, đội bóng rổ nữ đều lần lượt đoạt giải, giải vàng giải bạc, ngược lại, những nam nhân kia ngay cả giải châu Á cũng không vượt qua được, bởi vì âm thịnh dương suy mà! Trong đời sống chính trị của đất nước, chính nhân quân tử khó mà đạt được chí hướng, ngược lại tiểu nhân đắc thế, bọn du côn hoành hành, quan chức và thổ phỉ cùng một giuộc.

Tụng văn viết: “Mạo Nhi tu đới huyết vô đầu, Thủ lộng càn khôn hà nhật hưu, Cửu thập cửu niên thành đại thác, Xưng vương chích hợp tại Tần Châu” (Tạm dịch: Người đội mũ phải mang món nợ máu không đầu, Bàn tay bỡn cợt Trời Đất ngày nào thôi, Năm chín mươi chín thành sai lầm lớn, Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu). Hai câu đầu là nói về kẻ đương quyền cao nhất lúc đó (ám chỉ Giang) sau huyết án sự kiện “Lục Tứ” năm 1989, vẫn tiếp tục không dừng lại việc lợi dụng quyền lực trong tay để bức hại bách tính. “Cửu thập cửu niên thành đại thác”. Nhìn tổng quan toàn bộ “Thôi Bối Đồ”, câu này là câu duy nhất chỉ rõ thời gian và tính chất của nó, quả là một sai lầm đặc biệt lớn. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang phát động cuộc đàn áp tà ác nhằm vào Pháp Luân Công là sự kiện trọng đại lớn nhất trong năm đó. Sự việc sai lầm lớn này, là do một mình Giang chủ mưu. Theo các nguồn tin, khi Pháp Luân Công bị đàn áp, sáu ủy viên còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị lúc đó đã không đồng tình, chính là Giang cưỡng ép thực hiện chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, đi kèm với việc đốt và tiêu hủy các sách Pháp Luân Công. Câu nói “Xưng vương chích hợp tại Tần Châu” là chỉ chế độ độc tài, tàn bạo thời Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, đã quá là không hợp thời rồi.

Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công tại trước thời điểm đàn áp năm 1999

Khi Giang đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, đã tuyên bố rằng chưa bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Công. Trên thực tế, Giang đã nghe nói về những điều thần kỳ của Pháp Luân Công từ năm 1993, đặc biệt là các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của ĐCSTQ đều rất chú ý đến việc duy trì sức khỏe của mình và khá nhiều người đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Vợ Giang là Vương Diệp Bình, đã sớm tu luyện Pháp Luân Công, hơn nữa bản thân Giang cũng đã đọc Chuyển Pháp Luân. Chỉ có điều là thứ Giang quan tâm nhất lại không phải là chữa bệnh. Giang muốn thông qua Sư phụ Lý, người nổi tiếng ở kinh thành, để tìm hiểu về kiếp trước của mình, dự đoán tiền đồ chính trị của bản thân, xem xem ai là người trung thành với mình, ai là đối thủ chính trị của mình, liệu sẽ có tai họa nào trên con đường sự nghiệp hay không, dùng phương pháp nào để có thể duy trì quyền lực,…

Mùa hè năm 1993, Giang đã hai lần cử người đến đàm phán với ngài Lý Hồng Chí và yêu cầu được gặp mặt. Ngài Lý Hồng Chí hiểu điều Giang đang nghĩ và trả lời: “Chữa bệnh thì được, nhưng không bàn về chính trị”. Người tới gặp thấy rằng Đại sư Lý hoàn toàn không giống với phản ứng mời chào của những đại sư khí công khác, nên đã không dám báo cáo lại với Giang như vậy. Ông ta ngập ngừng ấp úng, nói nửa thực nửa vời vài câu, cũng không dám nói ra những lời nguyên gốc của ngài Lý Hồng Chí. Giang nghe xong báo cáo, đối với Đại sư Lý chau mày khó hiểu, nhưng những bình luận tốt của người ngoài lại khiến Giang cảm thấy ngứa ngáy trong tâm, lại muốn gặp mặt. Lần thứ hai, hai bên đã thống nhất trước hai tuần là sẽ gặp mặt, đến phút chót, vì người cấp dưới sợ rằng khi Giang đề xuất vấn đề, ngài Lý Hồng Chí sẽ không trả lời, lúc đó sẽ rất khó xử ảnh hưởng đến bát cơm của mình, do vậy vào hôm trước một ngày đã khuyên Giang hủy cuộc hẹn.

Năm 1995, ngài Lý kết thúc việc giảng dạy Pháp Luân Công ở trong nước. Đầu năm, ngài Lý sang Paris để truyền Pháp, ở đây ngài đã có cuộc gặp gỡ quy mô nhỏ với Đại sứ của Trung Quốc tại Pháp lúc bấy giờ và các quan chức sứ quán khác, đồng thời được mời giảng Pháp tại văn phòng Văn hoá của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp. Sau đó ngài Lý đã đến Thụy Điển và Hoa Kỳ, Pháp Luân Công bắt đầu được hồng truyền khắp thế giới. Giang trước giờ chưa từng được gặp ngài Lý Hồng Chí.

Những thái độ khác nhau đối với Pháp Luân Công trong nội bộ ĐCSTQ trước tháng 4 năm 1999

Pháp Luân Công lấy cái thế “nhuận vật tế vô thanh” (tạm dịch: âm thầm mà làm tốt tươi vạn vật) đã rất nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc và dần dần đã thu hút sự chú ý của giới quan chức ĐCSTQ. Nội bộ quan chức ĐCSTQ cũng đã xuất hiện hai loại thái độ khác nhau: Một là tiến hành điều tra dựa trên nguyên tắc tìm hiểu sự thật, cho phép mọi người có tự do tín ngưỡng, sử dụng chính sách “không ủng hộ, không can thiệp, không tuyên truyền”. Mà thế lực tà ác trong nội bộ ĐCSTQ lại không ngừng chế tạo rắc rối, ý đồ muốn đả đảo Pháp Luân Công, để giành lấy tư bản chính trị nhằm thăng tiến cho bản thân. Hai thái độ hoàn toàn trái ngược này cũng được phản ánh trên các phương tiện truyền thông sau năm 1996.

Năm 1995, Pháp Luân Công tách khỏi Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc, nhưng kể từ tháng 4 năm 1996, các thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công trước đây đã nộp đơn lên Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ để đăng ký thành lập một nhóm học thuật Pháp Luân Công phi tôn giáo. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã ban hành thông báo chính thức nêu rõ “không đồng ý” và “không ủng hộ”, đồng thời ra lệnh cho lãnh đạo các đơn vị của sáu học viên Pháp Luân Công khởi xướng gửi đơn phải nói chuyện với họ, chính thức thông báo quyết định không ủng hộ.

Vào ngày 17 tháng 6 năm 1996, tờ báo chính thức của Trung Quốc “Quang Minh nhật báo” đã đăng một bài bình luận “Chuông báo động cần phải rung lên để chống lại ngụy khoa học”, gọi Pháp Luân Công là “ngụy khoa học” vì tuyên truyền mê tín. Phương tiện truyền thông chính thức lần đầu tiên công khai công kích Pháp Luân Công. Vào ngày 24 tháng 7 năm 1996, Cục Báo chí và Xuất bản thuộc Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một văn bản nội bộ tới tất cả các cơ quan báo chí và xuất bản cấp tỉnh và thành phố trên toàn quốc, cấm xuất bản và phát hành các sách của Pháp Luân Công như Chuyển Pháp LuânPháp Luân Công Trung Quốc với lý do “tuyên truyền mê tín”.

Đầu năm 1997, Bộ Công an Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra trên toàn quốc để thu thập bằng chứng nhằm gán tội danh cho Pháp Luân Công là “tà giáo”. Sau khi điều tra, các cơ quan điều tra của cục công an trên toàn quốc báo cáo rằng “không tìm thấy vấn đề gì” và cuộc điều tra đã dừng lại.

Vào tháng 11 và tháng 12 năm 1997, các thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công trước đây lần lượt nộp báo cáo lên Bộ Nội vụ và Bộ Công an, biểu thị rằng họ sẽ tuân theo quyết định của chính quyền trung ương và sẽ không nộp đơn xin thành lập hiệp hội nữa.

Vào tháng 5 năm 1998, các nhà lãnh đạo chính phủ ĐCSTQ đã ban hành hai chỉ thị đặt khí công và khoa học nhân thể dưới sự quản lý thống nhất của Tổng cục Thể thao Nhà nước. Tổng cục Thể thao Nhà nước đã quyết định tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và công bằng để liễu giải Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), môn tu luyện có ảnh hưởng lớn nhất trong quần chúng. Vào tháng 9 cùng năm, vì để phối hợp với cuộc điều tra này, một nhóm gồm các chuyên gia y tế đã tiến hành một cuộc khảo sát lấy mẫu với khoảng 12.553 học viên Pháp Luân Công tại Quảng Châu, Phật Sơn, Trung Sơn, Triệu Khánh, Sán Đầu, Mai Châu, Triều Châu, Yết Dương, Thanh Nguyên, Thiều Quan và các thành phố khác ở tỉnh Quảng Đông.

Trong số 12.553 học viên tham gia khảo sát lấy mẫu theo hình thức này, có 27,9% là nam, 72,1% là nữ, 48,4% dưới 50 tuổi và 51,6% trên 50 tuổi. Trong đó, có 10.475 học viên mắc nhiều hơn một bệnh, chiếm 83,4% số người tham gia điều tra, thông qua việc tu luyện trong các khoảng thời gian khác nhau từ 2-3 tháng đến 2-3 năm, thể trạng của các học viên bị bệnh đã được cải thiện rất nhiều, hiệu quả trị bệnh là rất rõ ràng, tỷ lệ hồi phục và khỏi bệnh về cơ bản chiếm 77,5%. Thêm vào đó là 20,4% số người có chuyển biến tốt, tổng hiệu quả trong việc chữa bệnh khỏe người ở mức cao đạt tới 97,9%.

Đồng thời, 7.170 học viên đã điền là tiết kiệm chi phí y tế hàng năm, tiết kiệm tổng cộng 12,65 triệu nhân dân tệ mỗi năm cho chi phí y tế, trung bình mỗi người tiết kiệm được hơn 1.700 nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm, điều này cho thấy lợi ích kinh tế cũng rất đáng kể. Đặc biệt, điều kiện tâm lý và tinh thần của người được điều tra đã được cải thiện rất nhiều, 89,4% học viên tin rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tâm tính của họ trở nên tốt hơn, đạo đức thăng hoa và tâm lý của họ đã hoàn toàn có thể tự điều tiết và đề cao. Chỉ có 129 người điền là “không có thay đổi”, chỉ chiếm 1% số đối tượng được khảo sát.

Cuộc điều tra này một lần nữa cho thấy Pháp Luân Công thực sự là một môn công pháp có ích cho nhân dân và đất nước.

Trong lúc Tổng cục Thể thao Nhà nước đang tiến hành điều tra thì các cuộc công kích nhằm vào Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn.

Vào tháng 5 năm 1998, chuyên mục “Tin nhanh Bắc Kinh” của Đài truyền hình Bắc Kinh đã sử dụng cảnh quay các học viên Pháp Luân Công tại điểm luyện công công viên Ngọc Nguyên Đàm, Bắc Kinh, khi học viên giới thiệu những điểm tốt của Pháp Luân Công với ký giả của đài này, nhà đài đã sử dụng cảnh quay để phỏng vấn Hà Tộ Hưu, một học giả của Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Quốc, để công kích Pháp Luân Công, gọi Pháp Luân Công là mê tín phong kiến. Sau khi chương trình được phát sóng, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và Hà Bắc đã viết thư và trực tiếp đến Đài Truyền hình Bắc Kinh để giảng chân tướng, chỉ ra rằng nội dung của chương trình không phù hợp với sự thật. Sự chân thành và thiện lương của các học viên Pháp Luân Công đã khiến những nhân viên liên quan của đài truyền hình nhận ra sai lầm của mình. Vào ngày 2 tháng 6, sau khi biết được tình hình, Đài Truyền hình Bắc Kinh đã thừa nhận rằng chương trình lần trước nói về Pháp Luân Công là sai sót nghiêm trọng nhất kể từ khi đài này được thành lập, đồng thời phát lại một báo cáo chính diện phỏng vấn người đương sự ban đầu như một lời đính chính. Một người chịu trách nhiệm đưa ra các báo cáo sai sự thật sau đó đã bị sa thải.

Từ ngày 20 tháng 6 đến ngày 22 tháng 6 cùng năm, sau khi tờ “Tin tức buổi tối Tề Lỗ” đăng một bài báo công kích Pháp Luân Công, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công ở Tế Nam đã đến tòa soạn để phản ánh về tình huống chân thực của Pháp Luân Công.

Ngày 21/7/1998, Cục 1 Bộ Công an Trung Quốc ban hành Công văn số 555 năm 1998 “Thông báo bắt đầu điều tra Pháp Luân Công”, gọi Pháp Luân Công là “tôn giáo X”, Bộ Công an căn cứ vào điều này đã tiến hành một loạt hành động “định tội trước, điều tra sau” đối với Pháp Luân Công, bao gồm tiến hành theo dõi và giám sát hành tung, điện thoại của phụ đạo viên Pháp Luân Công, cấm các điểm luyện công của Pháp Luân Công, cưỡng chế giải tán quần chúng luyện công, lục soát nhà riêng, tịch thu tài sản,… Những hành vi nêu trên đã tạo thành những ảnh hưởng vô cùng xấu.

Ngày 20 tháng 10 năm 1998, sau khi hoàn tất cuộc điều tra tại Quảng Châu, Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã cử người đến Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân để tiến hành điều tra Pháp Luân Công. Sau cuộc điều tra, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả tốt cho sức khỏe của Pháp Luân Công và vai trò của công pháp trong việc thúc đẩy ổn định xã hội và văn minh tinh thần.

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1999, Tổng trạm phụ đạo Pháp Luân Công tại thành phố Cáp Nhĩ Tân được Cục Công an thành phố Cáp Nhĩ Tân đánh giá là đơn vị tiên tiến.

Trước tháng 4 năm 1999, mặc dù các thế lực tà ác trong nội bộ ĐCSTQ đã cố gắng đả đảo Pháp Luân Công và gây ra một số rắc rối, nhưng nhìn chung, ĐCSTQ đã áp dụng chính sách “không ủng hộ, không can thiệp” đối với Pháp Luân Công. Pháp Luân Công vẫn đang được truyền bá trong và ngoài nước với cái thế lớn mạnh không thể ngăn cản.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34429



Ngày đăng: 22-04-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.