Văn minh 5000 năm: Diện mạo chân thực của lịch sử – Vạn cổ thiên môn khai: Thời kỳ Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và Chính Pháp (3)



(Từ năm 1992 đến hiện nay)

Tác giả: Tâm Duyên

[ChanhKien.org]

Sự hồng truyền của Pháp Luân Công và ảnh hưởng đối với xã hội (từ năm 1995 đến ngày 20/7/1999)

Sau khi Pháp Luân Công được truyền ra từ năm 1992, nhờ vào công lý siêu phàm thoát tục, công pháp chí giản chí dị, cùng với hiệu quả thần kỳ, chân thực, thông qua người truyền người, pháp môn đã nhanh chóng được hồng truyền ra ngoài xã hội, ngày càng nhiều người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù lúc này, ngài Lý Hồng Chí đã ngừng việc công khai truyền Pháp, nhưng phong trào tu luyện Pháp Luân Công lại không hề thuyên giảm chút nào. Căn cứ vào điều tra nội bộ của công an, từ tháng 5 năm 1992 đến trước thời điểm cuộc đàn áp xảy ra vào tháng 7 năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc đã đạt khoảng từ 70 triệu đến 100 triệu người, ngoài ra còn trải rộng khắp các ngành nghề và các giai tầng, bao gồm những người dân phổ thông bình thường cho đến các cấp lãnh đạo.

Những người tu luyện trải khắp các ngành nghề khác nhau, không chỉ thân thể được khỏe mạnh, mà còn có thể chiểu theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” để không ngừng nghiêm khắc yêu cầu bản thân, cho dù là ở gia đình, đơn vị, trường học, họ thời thời khắc khắc đều thể hiện ra là một người tốt được mọi người yêu mến và tôn trọng. Điều này đã mang lại một luồng gió tươi mới cho xã hội Trung Quốc, vốn đang trượt dốc về đạo đức, tôn sùng truy cầu vật chất, đồng thời cũng mang tới tác động tích cực tới xã hội Trung Quốc. Tác động tích cực này chủ yếu được thể hiện ở ba phương diện sau:

1. Đạo đức thăng hoa, ở bất cứ nơi đâu cũng làm người tốt

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là trực chỉ nhân tâm, yêu cầu học viên trước hết phải bắt đầu làm một người tốt nơi người thường, trở thành một người lương thiện, luôn ôm giữ tâm từ bi, không oán không hận, lấy khổ làm vui, sau đó thăng hoa đến cảnh giới gặp sự việc gì trước tiên cần nghĩ tới người khác, tu thành vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã. Tu luyện tâm tính đặt ở vị trí thứ nhất, tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đây là chân lý tuyệt đối. Do đó, học viên Pháp Luân Đại Pháp đều có thể tự giác chiểu theo yêu cầu của công pháp, đồng hóa với đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”, nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác, có trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Trong đơn vị công tác, họ tận tâm tận tụy với công việc, tuân theo yêu cầu của lãnh đạo, làm việc không chút oán thán, cống hiến quên mình; tại xã hội, họ tuân thủ pháp luật, đạo đức cao thượng, không làm việc ác, nhất tâm hướng thiện; tại gia đình, họ kính trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ, sống hoà thuận, tương kính lẫn nhau, đoàn kết với láng giềng. Họ đối với danh lợi đều xem rất nhẹ, không tranh không đấu; gặp phải mâu thuẫn thì hướng nội tìm, trước hết tìm xem chỗ thiếu sót của bản thân, cho dù có bị đối xử bất công, cũng không để bụng, không oán không hận. Trong lời nói và việc làm hàng ngày, họ không ngừng chú ý khắc phục tâm đố kỵ, tâm hiển thị, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ cùng với các loại tâm không tốt khác của bản thân, ở bất cứ nơi đâu họ đều làm một người tốt.

2. Tâm tính đề cao, trị bệnh khoẻ người

Trong số những học viên Pháp Luân Đại Pháp, rất nhiều người ban đầu là có bệnh, có người thì là vì để chữa bệnh mà tới luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi họ đã minh bạch được Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp, buông bỏ tâm hữu cầu, chú trọng tới việc tu luyện tâm tính, thuận theo việc tâm tính đề cao, công sẽ tăng trưởng lên, tầng thứ cũng đề cao, thân thể được tịnh hóa, trong trạng thái không truy cầu mà đạt được thân thể không có bệnh.

Theo một cuộc khảo sát và phân tích về hiệu quả nhằm đạt được thân thể khỏe mạnh của 12.731 học viên tại các trạm phụ đạo ở một số quận lớn ở Bắc Kinh, có đến 93,4% (11.892 người) trong số 12.731 học viên trước khi luyện công có bệnh, có người mắc một hoặc hai loại bệnh, có người mắc ba loại bệnh trở lên; sau khi luyện công tổng tỷ lệ có hiệu quả khỏi bệnh và khỏe mạnh đạt 99,8% (bao gồm ba tình huống: cải thiện, cải thiện cơ bản, và khỏi bệnh hoàn toàn), trong đó 58,5% (6.962 người) đã hồi phục hoàn toàn. Trung bình mỗi người tiết kiệm được 3.275 đồng nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm, tổng cộng mỗi năm tiết kiệm được hơn 41,7 triệu đồng nhân dân tệ.

3. Có trách nhiệm đối với xã hội, làm một người có ích đối với xã hội

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong tâm luôn có Chân, Thiện, Nhẫn, đối với ai hay đối với việc gì đều có tiêu chuẩn tâm tính của bản thân, đối với những việc có ích đối với xã hội họ đều sẵn sàng làm, làm việc tốt mà không cần lưu danh; còn đối với việc không có ích cho xã hội hoặc làm tổn hại người khác thì họ tuyệt đối không làm. Đây chính là cảnh giới tư tưởng của những học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Trong đợt quyên góp cứu trợ lũ lụt năm 1998, rất nhiều học viên đã quyên góp trên vạn nhân dân tệ, nhưng cái tên lưu lại trên báo chí và màn hình TV chỉ là “học viên Pháp Luân Đại Pháp”.

Những sự thật trên chứng minh đầy đủ rằng hiệu quả đối với xã hội của Pháp Luân Đại Pháp là tốt: Ông có ích đối với sự thăng hoa đạo đức của con người; có ích đối với việc nâng cao tố chất thân thể của con người; có ích cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm đối với xã hội của con người, và còn góp phần thúc đẩy xã hội an định.

Tóm lại, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có tác động tích cực đến sự phát triển lành mạnh của xã hội Trung Quốc.

Việc xuất bản sách Đại Pháp trong thời kỳ Pháp Luân Công hồng truyền

Để có thể chỉ đạo tốt hơn nữa cho các học viên tu luyện, ngài Lý Hồng Chí đã tiếp tục xuất bản một số cuốn sách.

Vào tháng 3 năm 1997, cuốn sách “Pháp Luân Đại Pháp – Đại Viên Mãn Pháp” của ngài Lý Hồng Chí được xuất bản. Cùng năm đó, cuốn sách “Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney” của ngài Lý Hồng Chí được xuất bản bởi nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp.

Vào tháng 4 năm 1997, cuốn sách “Pháp Luân Phật Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ” của ngài Lý Hồng Chí được xuất bản. Tổng cộng trong đó có 56 bài viết ngắn do ngài Lý Hồng Chí phát biểu trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1992 đến tháng 2 năm 1997. Vào tháng 7, cuốn sách “Chuyển Pháp Luân Pháp Giải” của ngài Lý Hồng Chí đã được xuất bản, trong đó bao gồm các bài giảng của ngài Lý Hồng Chí tại buổi ra mắt cuốn «Chuyển Pháp Luân» tại Bắc Kinh và nội dung giải thích Pháp tại các lớp học Pháp Luân Công trực tiếp được tổ chức tại Trường Xuân, Trịnh Châu, Tế Nam, Diên Cát và Quảng Châu. Trong cùng tháng đó, cuốn sách “Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc” của ngài Lý Hồng Chí đã được xuất bản bởi nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp.

Vào tháng 12 năm 1998, cuốn sách “Pháp Luân Đại Pháp” của ngài Lý Hồng Chí được nhà xuất bản Văn hóa Nội Mông xuất bản. Cuốn sách bao gồm nội dung của hai tác phẩm: “Chuyển Pháp Luân” và “Pháp Luân Đại Pháp – Đại Viên Mãn Pháp”.

Vào tháng 1 năm 1999, cuốn sách “Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu” và cuốn “Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu” được Nhà xuất bản Nhân dân Thanh Hải xuất bản. Cùng tháng đó, tập thơ “Hồng Ngâm” của ngài ông Lý Hồng Chí cũng được nhà xuất bản Nhân dân Thanh Hải xuất bản. Cuốn sách bao gồm 72 bài thơ do ngài Lý Hồng Chí viết từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 11 năm 1998.

Tháng 3 năm 1999, các cuốn sách “Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân” và “Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ” của ngài Lý Hồng Chí được xuất bản bởi nhà xuất bản Pháp Luân Đại Pháp.

Báo cáo của các phương tiện truyền thông trong thời kỳ Pháp Luân Công hồng truyền

Do Pháp Luân Công được hồng truyền trong xã hội Trung Quốc, nên cũng đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông. Trước khi bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp vào tháng 7 năm 1999, nhiều phương tiện truyền thông đã có thái độ tích cực đối với Pháp Luân Công, như “Nhật báo Đại Liên”, “Tin tức buổi tối Đại Liên”, “Nhật báo Bắc Kinh”, “Báo Thanh niên Trung Quốc”, “Nhật báo Nam Phương”, “Bản tin buổi tối Dương Thành”, “Thời báo Ngôi sao Thâm Quyến”, “Báo Thanh niên Bắc Kinh”,… Những năm đó, các tờ báo đã vượt qua những áp lực và đã đăng tải nhiều báo cáo chân thực và tích cực về Pháp Luân Đại Pháp. Ví dụ:

Ngày 17 tháng 3 năm 1997, “Nhật báo Đại Liên” đăng bài “Sự cống hiến thầm lặng của một ông già vô danh”, đưa tin về một ông già tên Thịnh Lễ Kiếm đã âm thầm xây dựng bốn con đường cho dân làng trong một năm, với tổng chiều dài khoảng 1.100 mét. Khi mọi người hỏi ông ấy làm việc ở đơn vị nào và được trả bao nhiêu tiền, ông già nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi làm những điều tốt cho mọi người mà không cần tiền”.

Vào ngày 21 tháng 2 năm 1998, tờ “Tin tức buổi tối Đại Liên” đưa tin về câu chuyện của Viên Hồng Tồn, một học viên Pháp Luân Công đến từ Học viện Tàu chiến Hải quân Đại Liên, người đã cứu một đứa trẻ bị rơi xuống nước từ độ cao ba mét dưới lớp băng của con sông Tự Do ở Đại Liên. Học viện đã vinh danh anh bằng khen hạng nhì. Vào thời điểm đó, Viên Hồng Tồn đã tu luyện Pháp Luân Công được hai năm.

Ngày 19 tháng 7 năm 1998, “Thời báo Kinh tế Trung Quốc” đăng một bài viết có tựa đề “Tôi đứng lên được rồi!” đưa tin Tạ Tú Phân, một bà nội trợ ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, đã khôi phục được khả năng đi lại sau khi bị liệt 16 năm nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 11 tháng 8 năm 1998, “Nhật báo Bắc Kinh” đã đăng một bài viết giới thiệu về những bài tập thể dục buổi sáng ở Bắc Kinh, đặc biệt đề cập đến Pháp Luân Công và kèm theo những bức ảnh các học viên Pháp Luân Công đang tập các bài công pháp.

Vào ngày 1 tháng 11 năm 1998, tờ “Nhật báo Lạc Sơn” của Trung Quốc đã đăng một bài báo ảnh đưa tin về một buổi gặp mặt giao lưu tâm đắc thể hội với sự tham dự của hơn 13.000 học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Lạc Sơn và địa khu Mai Sơn.

Ngày 10 tháng 11 năm 1998, tờ “Tin tức buổi tối Dương Thành” đăng một phóng sự ảnh có tựa đề “Mọi lứa tuổi đều tập Pháp Luân Công”. Báo cáo cho biết, vào sáng ngày mùng 8, các lãnh đạo liên quan của Hiệp hội Võ thuật, Thể thao tỉnh Quảng Đông đã đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quảng Châu và các địa điểm khác để xem hoạt động tập luyện buổi sáng với quy mô lớn của 5.000 người yêu thích bộ môn Pháp Luân Công. Các đồng chí của Ủy ban Thể thao đã phỏng vấn ngay tại chỗ một số người đã nhận được lợi ích từ tu luyện Pháp Luân Công, những câu chuyện tu luyện của họ rất cảm động. Trong số đó có Lâm Thiền Anh, một nhân viên thống kê của Công ty TNHH Da thuộc Địch Uy Quảng Châu, người “ban đầu bị liệt ở mức độ cao, toàn thân 70% bị bại liệt, đại tiểu tiện không tự chủ”, hiện tại cô ấy “khuôn mặt hồng hào, động tác luyện công tự do, linh hoạt”, báo cáo này còn đưa những tin ảnh gồm cả cụ ông 93 tuổi cho tới em bé 2 tuổi tập luyện Pháp Luân Công, và còn giới thiệu nói rằng hiện nay ở Quảng Đông có gần 250.000 người tu luyện Pháp Luân Công, Pháp Luân Công nhấn mạnh về việc truyền công không thu phí và dạy công miễn phí.

Ngày 24 tháng 11 năm 1998, Đài truyền hình Thượng Hải đưa tin Pháp Luân Công đã được truyền bá sang khắp bốn châu lục lớn là Châu Âu, Châu Mỹ, Úc và Châu Á, ở Thượng Hải cũng như các quốc gia khác trên thế giới được chào đón nồng nhiệt, và còn cho biết có 100 triệu người trên khắp thế giới đang tập luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 1998, tờ “Thời báo Ngôi sao Thâm Quyến” của Trung Quốc đã đăng toàn trang giới thiệu về Pháp Luân Công trong phần “Chuyên đề nóng”, có các bài viết như “Pháp Luân Công tu tâm tính tốt cho sức khỏe được chào đón ở Bành Thành, 3000 học viên chăm chỉ tu luyện vui vẻ không biết mệt”, “Khuôn viên của trường đại học thiết lập các điểm luyện công, giáo viên và học sinh tự phát luyện công”, “Pháp Luân Công có hiệu quả trị bệnh rõ ràng, không ít những người mắc bệnh nặng thu được lợi ích”, và rất nhiều bài viết khác, kèm theo đó là bảy bức ảnh màu chụp buổi giao lưu tâm đắc thể hội của các học viên và ảnh luyện công của họ.

Qua những tin tức của các phương tiện truyền thông nêu trên, không khó để người đọc đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện rất tốt, được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc và toàn thế giới.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34314



Ngày đăng: 20-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.