Văn minh 5000 năm: Diện mạo chân thực của lịch sử – Vạn cổ thiên môn khai: Thời kỳ Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và Chính Pháp (4)



(Từ năm 1992 đến hiện nay)

Tác giả: Tâm Duyên

[ChanhKien.org]

Những vấn đề và sự phát triển của Trung Quốc trước và trong thời kỳ Pháp Luân Công hồng truyền

Thiết lập lại chính sách cải cách và mở cửa

Sau phong trào sinh viên và sự kiện Lục Tứ năm 1989 qua đi, đặc biệt là sự sụp đổ liên tiếp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đã khiến chính phủ Trung Quốc áp dụng lập trường cứng rắn và bảo thủ hơn, không chỉ làm chậm lại tốc độ cải cách đô thị, mà còn bắt đầu kiểm soát tư tưởng và kinh tế trong nước. Bởi vì sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu khiến cho số lượng các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới giảm mạnh, ĐCSTQ lo ngại rằng sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, dẫn đến sự sụp đổ của chính nó.

Trên bình diện quốc tế, trước những tội ác của ĐCSTQ gây ra, rất nhiều quốc gia dân chủ phương Tây không chỉ lên án về mặt đạo đức mà còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ về mọi mặt, bao gồm kinh tế. Hình ảnh mới mà ĐCSTQ đã tạo dựng trong thời gian ngắn bị sụp đổ. Hình tượng ĐCSTQ như một kẻ phản diện nhân quyền đã bắt đầu được tạo dựng trước mặt các nước trên thế giới. ĐCSTQ đã gặp phải những khó khăn cực lớn trong hoạt động đối ngoại của nó.

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình, kẻ đồ tể trong phong trào sinh viên Lục Tứ, đã xuất hiện và đến thăm một số tỉnh đã thành lập các đặc khu kinh tế ở phía Nam Trung Quốc, ông ta có bài phát biểu mà sau này gọi là “Bài phát biểu trong chuyến thăm miền Nam”, đề xuất rằng “phát triển mới là con đường đúng đắn”. Đặng dùng uy tín cá nhân để thiết lập lại chính sách cải cách mở cửa. Kể từ đó, mặc dù ĐCSTQ tiếp tục ủng hộ việc mở cửa kinh tế, nhưng nó cũng tăng cường nỗ lực giám sát và kiểm duyệt chặt chẽ lời nói của dân chúng (bao gồm cả Internet) và các sản phẩm văn hóa (như phim ảnh, sách, tạp chí định kỳ, chương trình truyền hình,….).

Năm 1992 cũng là thời điểm Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra công chúng. Trong khoảng thời gian Pháp Luân Công bắt đầu khai truyền và hồng truyền khắp Trung Quốc, cùng với chính sách mở cửa kinh tế của Đặng, Trung Quốc đã tiến nhập và thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng mới, mà cái giá của loại phát triển nhanh chóng này là đánh đổi lợi ích của con cháu đời sau. Nhưng cũng tại chính thời kỳ này, tình trạng tham nhũng, phủ bại trong các cơ quan, các cấp của Trung Quốc diễn ra nghiêm trọng, rất nhiều những hiện tượng không tốt ở bên ngoài, ví dụ, hút hít ma tuý, đồng tính luyến ái,… lan tràn khắp Trung Quốc, quan hệ giữa người với người thiếu đi sự thành tín, đạo đức của người thường trượt dốc với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Tình trạng này không phải là không có liên quan đến việc ĐCSTQ chỉ coi trọng lợi ích kinh tế và “lời nói việc làm” của các lãnh đạo của ĐCSTQ. Tại đây, chúng ta không thể không đề cập đến kẻ ác độc tiếp đến sẽ là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, kẻ mà được chủ định là sẽ viết nên một trang tội ác trong lịch sử Trung Quốc: Giang Trạch Dân.

Sự phát triển của Trung Quốc và kẻ “bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín” Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân, Bí thư tiền nhiệm Thành uỷ Thượng Hải của ĐCSTQ. Tiền đồ mà hắn có được thứ nhất là dựa vào việc bịa đặt bản thân là trẻ mồ côi của một liệt sĩ, do đó đã nhiều lần nhận được sự ủng hộ của các đồng đội liệt sĩ là Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình; thứ hai là dựa vào nịnh nọt, bợ đỡ, trong thời kỳ “Lục Tứ”, hắn đã mạnh tay đàn áp, do vậy đã giành được sự ưu ái của các lão thành của ĐCSTQ là Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm, cho đến khi hắn giành được chức vụ cao: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ.

Phẩm hạnh thấp kém của Giang, đầu tiên thể hiện ở sự bất trung của hắn đối với cha ruột.

Cha ruột của Giang, Giang Thế Tuấn (còn có cái tên là Giang Quán Thiên), là Hán gian trong thời kỳ Nhật – Ngụy tại Nam Kinh, khi còn trẻ, Giang theo học tại Đại học Trung ương Nhật Ngụy Nam Kinh của chính quyền Nhật – Ngụy (chính phủ Uông Ngụy, một chính phủ bù nhìn của Nhật Bản). Vì để che giấu đoạn lịch sử ô nhục này, Giang liên tục khai rằng năm 13 tuổi, hắn đã được nhận làm con thừa tự của người chú là Giang Thượng Thanh, một đảng viên ĐCSTQ vừa qua đời lúc bấy giờ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Giang tốt nghiệp đại học ở tuổi 21, trong 8 năm từ khi hắn 13 tuổi cho đến khi 21 tuổi, ai đã nuôi dưỡng hắn? Theo lời kể của Giang Trạch Huệ, con gái của Giang Thượng Thanh, gia đình của Giang Trạch Huệ “vô cùng đói khổ bần cùng”, vậy thì ai là người đã trả học phí đắt đỏ cho Giang Trạch Dân để theo học tại các trường trung học quý tộc và Đại học Trung ương Nam Kinh, ai là người cho hắn điều kiện để có thể học cầm kỳ thi họa trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, vật giá tăng cao, ai là người khiến hắn sau khi rời khỏi trường học không lâu, có thể lái xe Jeep của Mỹ vòng quanh bến Thượng Hải (dựa theo cuốn “Truyện ký Giang Trạch Dân” của Kuhn)? Trong khoảng thời gian hơn 20 năm này, lẽ nào người nuôi dưỡng hắn không phải là cha hắn hay sao? Chuyện này thì có liên quan gì đến Giang Thượng Thanh, người đã chết vào 8 năm trước? Cuộc sống của Giang về căn bản không liên quan đến “con thừa tự”. Tôi nghĩ nguyên nhân là sau khi ĐCSTQ có được thiên hạ, Giang mới nhớ ra trong gia tộc của mình có một đảng viên của ĐCSTQ đã chết, vì lợi ích cá nhân của hắn, Giang đã bỏ rơi người cha ruột của mình, và nhận làm con thừa tự của người đã khuất.

Vào cuối thời kỳ cai trị của Giang, sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của các nguyên lão ĐCSTQ, hắn đã ngày càng táo tợn, trong truyện ký viết về bản thân, hắn đã ngầm ám chỉ cha ruột của hắn là một anh hùng chiến đấu chống lại quân xâm lược Nhật Bản. Điều này đối với những độc giả chưa biết chi tiết về gia đình Giang mà nói, sẽ rất dễ bị đánh lừa và gây nhầm lẫn.

Từ việc Giang Trạch Dân che giấu và bịa đặt lịch sử nguồn gốc xuất thân của mình, chúng ta có thể thấy bản chất lừa dối và bất hiếu đối với cha ruột của hắn.

Tư cách đạo đức thấp kém của Giang tiếp tục thể hiện ở việc hắn bất trung đối với tổ chức ĐCSTQ. Theo nguyên tắc tổ chức của ĐCSTQ, các cá nhân với tư cách là đảng viên không được phép lừa dối tổ chức, nhưng Giang không chỉ che giấu thân phận thực sự của cha ruột mà còn nhiều lần bịa ra những lời dối trá để che giấu lý lịch cá nhân.

Biểu hiện thứ ba của tư cách đạo đức thấp kém của Giang nằm ở việc bất nhân, bất nghĩa với nhân dân. Với tư cách là lãnh tụ tối cao của một đảng tự nhận là đại diện cho “lợi ích của đại đa số nhân dân”, là người cai trị tối cao của đất nước, theo lý thì hắn phải mang lại lợi ích cho nhân dân và mưu cầu hạnh phúc cho họ. Tuy nhiên, hành động của Giang lại vừa hay biểu hiện cho thấy hắn xác thực là một kẻ ngụy quân tử giả nhân giả nghĩa. Hắn tự nhận là quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân, nhưng khi trận lũ lớn xảy ra ở miền Nam năm 1998, Giang vì tham lam, nghĩ đến lợi ích của bản thân, không chỉ từ chối việc cho nổ đập chắn nước để cứu người, mà còn mời các nghệ sĩ điện ảnh đến dự tiệc ở Trung Nam Hải. Giang còn nói rằng “đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong lòng tôi”. Trong lúc hưng phấn, Giang cùng mọi người hát bài “Đại dương, quê hương tôi”, trong truyện ký của hắn miêu tả rằng “đặc biệt là con người của Giang, khi cao hứng rất thích cất cao giọng hát”. Người dân đang chật vật trong trận lũ lớn của đại dương mênh mông, Giang Trạch Dân lại cất cao giọng hát bài “Đại dương, quê hương tôi” ở quê hương Trung Nam Hải yên bình. Một kẻ che giấu thân phận Hán gian, để tranh cướp chức vị cao, thì trong tâm của hắn làm sao có thể quan tâm đến sự sống chết của nhân dân?

Giang còn khoác lác về bản thân có lối sống thanh đạm, và đi đầu trong phong trào chống tham nhũng. Nhưng như tất cả chúng ta đều biết, trong những năm qua, tham nhũng ở Trung Quốc càng ngày càng gia tăng, nguồn gốc của nó nằm ở bản thân Giang và gia tộc của hắn. Những đứa con trai vô tài vô đức của hắn đã xây dựng nên vương quốc kim tiền gia đình họ Giang, trở thành “đệ nhất tham lam ở Trung Quốc” xứng với danh hiệu và thực tế. Mà sự xa hoa phung phí của Giang có thể thấy ở khắp mọi nơi. Chiếc chuyên cơ của Giang từng khiến người ta xôn xao bàn tán được chế tạo với chi phí hơn 100 triệu USD.

Phẩm chất đạo đức thấp kém của Giang còn thể hiện ở việc hắn ta hoàn toàn coi thường tư cách quốc gia, nghi lễ ngoại giao quốc tế và sự tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa, để gây sự chú ý, hắn đã nhảy múa và hát như một tên hề trong các dịp ngoại giao quốc tế, khiến cho cả đất nước mất hết thể diện. Danh xưng “tên hề” của Giang chính là ra đời từ đây. Khi Giang gặp quốc vương của Tây Ban Nha, hắn bất ngờ lấy lược ra chải đầu; khi có người muốn đeo huân chương cho hắn, Giang hấp tấp vội vã lấy nó và đeo lên người; trong khi bữa tiệc của quốc gia đang tiếp tục, hoặc là Giang sẽ đột nhiên kéo đệ nhất phu nhân của nước chủ nhà đứng dậy để khiêu vũ, hoặc là Giang sẽ bất ngờ đứng dậy khỏi bàn ăn và hát một ca khúc “Mặt trời của tôi” hoặc nhìn vào một cô gái trẻ đang chơi piano một cách háo sắc,… Những hành vi không ra thể thống của tên hề này đã trở thành trò đùa của giới truyền thông phương Tây. Hãy nói về một số cuộc gặp giữa Giang và Clinton. Giang đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1993, 1997, năm 1998 Clinton đến thăm Trung Quốc, mỗi lần đó Giang đều phải hoặc chơi đàn, hoặc kéo, hoặc hát, sau mỗi lần biểu diễn, Giang đều yêu cầu Clinton chơi kèn saxophone nhưng Clinton không bao giờ đồng ý. Năm 1997, khi Giang đến thăm Hoa Kỳ, có ký giả tại cuộc họp đề cập đến vấn đề Tây Tạng, Giang đột nhiên cất cao giọng hát “Ngôi nhà trên nông trường”, khiến cho mọi người cảm thấy hoang mang. Bài đọc diễn văn của Giang ở Lincoln càng trở nên kinh điển. Nói chuyện với học sinh cũng phải đọc, phỏng vấn với ký giả cũng phải đọc, ra nước ngoài thăm hỏi cũng phải đọc, không thấy phong thái của bậc quân chủ của một đất nước ở đâu cả.

Giang Trạch Dân, kẻ có tư cách đạo đức thấp kém “bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín”, năng lực trị quốc của hắn cũng là cực kỳ thấp kém. Ngoại trừ việc thích khoe khoang bản thân, thích khoe mẽ và hống hách, nhưng khi gặp một sự việc lớn thực sự, ví dụ Chiến tranh Vùng Vịnh, trận lũ lớn năm 1998, vụ Đại sứ quán của Trung Quốc ở Nam Tư bị ném bom, cuộc bầu cử ở Đài Loan,… Giang thường đẩy người khác lên phía trước, bản thân làm một con rùa rút đầu. Mà phẩm chất đạo đức thấp kém của Giang, không có năng lực, chuyên quyền, đố kỵ và bảo thủ, đã gây ra sự trì trệ chung trong công cuộc cải cách chính trị của Trung Quốc, sự suy thoái đạo đức toàn diện của xã hội và tình trạng tham nhũng trở nên tràn lan, gây nên sự tổn thất lớn về tài nguyên, sinh thái, môi trường, xã hội cho sự phát triển của kinh tế.

Nguyên nhân căn bản giúp Trung Quốc phát triển kinh tế nhanh chóng là do đầu tư nước ngoài khổng lồ, lao động giá rẻ và có nhân tài thông minh chứ không phải nhờ vào chính sách tốt ra sao hay các nhà lãnh đạo sáng suốt như thế nào. Có điều, trên thực tế, sự thịnh vượng kinh tế theo kiểu phô trương của Trung Quốc phải đánh đổi với cái giá là hy sinh sự phát triển bền vững và hoàn cảnh sinh tồn của các thế hệ tương lai. Là một tội nhân lịch sử, Giang Trạch Dân gây hại đối với tương lai của dân tộc Trung Hoa, làm đình trệ và thoái trào toàn diện công cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc, cũng như phá hoại chưa từng có đối với tín ngưỡng, nhân quyền, kỳ thực là những món nợ không thể nào trả được.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/34324



Ngày đăng: 22-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.