Bàn về tên của Tôn Ngộ Không



Tác giả: Tân Vũ

[ChanhKien.org]

Trong bài viết “Khám phá Tây Du Ký” trên Chánh Kiến Net, tôi tìm thấy được một bài viết về tên của hai tiểu yêu Tinh Tế Quỷ và Lanh Lợi Trùng vốn là thủ hạ của Kim Giác Đại Vương và Ngân Giác Đại Vương. Tôi nghĩ rằng những người quá tinh ranh lanh lợi, tức là “quá thông minh” ở trong thế tục, thì tại tầng cao hơn một chút thực chất lại là không tốt, con người nên thuần phác một chút thì mới là tốt. Mục đích của việc tinh ranh lanh lợi trong thế tục là gì? Chẳng phải là vì lợi ích hay sao? Vì sao nói như vậy? Chủ nhân của Tinh Tế Qủy và Lanh Lợi Trùng, là Kim Giác Đại Vương và Ngân Giác Đại Vương, Kim Ngân chẳng phải ngụ ý là lợi ích sao? Mọi thứ đều vì lợi ích.

Kim Giác và Ngân Giác ngụ ý là mưu cầu lợi ích đến nỗi đi đến chỗ bế tắc và đến mức cực đoan. Vậy nói cách khác, nếu một người đi đến mức cực đoan như vậy, hết thảy đều chỉ vì lợi ích, chỉ coi trọng lợi ích kim tiền, người như vậy thì chính là giống như ma quỷ vậy. Nếu toàn bộ xã hội đều ở trạng thái như vậy, hết thảy đều cùng lấy lợi ích làm cơ điểm, làm trung tâm, xã hội như vậy chẳng phải là yêu ma quỷ quái cầm đầu làm loạn sao? Xã hội như vậy chẳng phải là Phật gia giảng đến thời kỳ mạt pháp yêu ma quỷ quái khắp nơi xuất động làm loạn xã hội nhân loại sao?

Kim Giác Đại Vương, Ngân Giác Đại Vương, Tinh Tế Quỷ, Lanh Lợi Trùng cũng chỉ là một nhóm tiểu yêu tinh và là vai phụ mà thôi. Tên của các nhân vật phụ đều có ngụ ý thâm sâu và hiện thực như vậy. Vậy còn tên của các nhân vật chính trong Tây Du Ký thì sao? Ngụ ý lại là như thế nào? Ở đây cá nhân tôi muốn nói về ý nghĩa tên của Tôn Ngộ Không.

Tôn Hành Giả, Mỹ Hầu Vương, Tề Thiên Đại Thánh, Bật Mã Ôn… đều là tên của Tôn Ngộ Không. Mà được mọi người thường dùng nhất, phổ biến nhất là Tôn Ngộ Không. Cũng là tên chính thức đầu tiên của Tôn Ngộ Không. Đây là tên chính thức do vị Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư đặt cho. Trong Tây Du Ký, từ ngữ dùng để miêu tả Bồ Đề Tổ Sư đồng thời bao gồm cả Nho gia, Phật giáo và Đạo gia, cũng chính là nói thân phận của Bồ Đề Tổ Sư bao gồm cả ba gia, Nho, Thích, Đạo. Họ của Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ chữ Tôn (狲) trong Hồ Tôn (tên gọi chung của loài khỉ), chữ Tôn (狲) bỏ đi bộ khuyển ở bên cạnh chính là chữ Tôn (孙) của Tôn Ngộ Không, họ Tôn này bắt nguồn từ họ của Bồ Đề Tổ Sư. Đồng dạng với việc đề cập đến tên của Trư Bát Giới, họ Trư (猪) của Bát Giới thì lại không bỏ đi bộ khuyển. Điều này cho thấy họ Tôn của Tôn Ngộ Không rõ ràng không tầm thường. Ý nghĩa bề mặt của chữ Tôn (孙) có thể được hiểu là sự hương hỏa của con cháu đời sau, sự chờ đợi và kế thừa của hậu thế. Nếu kết hợp chữ Tôn của Tôn Ngộ Không và câu chuyện Tây Du Ký thì ngụ ý là gì?

Gậy như ý của Tôn Ngộ Không, Kim Cô Bổng vốn là cây sắt Định Hải Thần Châm thiêng quý của Đại Vũ dùng để trị thủy. Sau khi Tôn Ngộ Không học đạo từ Bồ Đề Tổ Sư và xuống núi, vài ngày trước khi Tôn Ngộ Không đi Đông Hải tìm kiếm binh khí, Định Hải Thần Châm liền bắt đầu có cảm ứng và phát ra ánh hào quang rực rỡ, trong Tây Du Ký người ta thường cho rằng Tôn Ngộ Không là chủ nhân của Định Hải Thần Châm. Vậy Tôn Ngộ Không có quan hệ gì với Đại Vũ? Nếu từ giác độ tầng ý nghĩa biểu tượng bề mặt của tác phẩm văn học nói chung mà nhìn, thì có lẽ là Tôn Ngộ Không chính là chuyển thế của Đại Vũ, hoặc ngụ ý là con cháu hậu thế của Đại Vũ. Mà Đại Vũ lại là người đặt nền móng cho triều Hạ, vậy suy ra rằng ngụ ý chính là con cháu của Hoa Hạ. Kết hợp với thân phận ba gia Nho, Thích, Đạo của Bồ Đề Tổ Sư, thì tên Tôn Ngộ Không ngụ ý chính là con cháu Hoa Hạ. Vì sao nói như vậy? Mọi người đều biết ba gia Nho, Thích, Đạo chính là huyết mạch tinh thần của văn minh Hoa Hạ. Tôn Ngộ Không được coi như đồ đệ chân truyền của Bồ Đề Tổ Sư, là người kế thừa của văn minh Hoa Hạ, cũng chính là con cháu của Hoa Hạ.

Chữ “Ngộ” này cũng xuất hiện rất đặc biệt trong Tây Du Ký. Vì sao nói như vậy? Tên của Tôn Ngộ Không là do Bồ Đề Tổ Sư đặt cho, vừa hay lại có chữ “Ngộ”. Nhưng các pháp danh của Trư Bát Giới, Sa Tăng là Ngộ Tĩnh, Ngộ Năng cũng là dùng chữ “Ngộ”, nhưng pháp danh Ngộ Tĩnh, Ngộ Năng này lại là do Quán Âm Bồ Tát đặt cho. Những người khác nhau khi lấy pháp danh đều là chọn dùng chữ “Ngộ”, cho nên chữ “Ngộ” này có vẻ rất đặc biệt. Cá nhân tôi lý giải rằng chữ “Ngộ” này là để nhấn mạnh rằng con người đang ở trong mê, thế gian con người là một không gian mê nhìn không thấy được chân tướng nên cần dựa vào ngộ.

Chữ “Không” thường được lý giải là “Không” của Phật gia, tức Phật môn. Ngộ Không có tầng ý nghĩa này: Con người trong mê muốn đắc được Phật Pháp phải dựa vào Ngộ. Ngộ Không còn có tầng ý nghĩa khác: Bước vào Phật môn, chứng ngộ Phật Pháp. Tôn có thể hiểu ngầm là hậu thế tương lai, chữ “Tôn” của Tôn Ngộ Không lại có ngụ ý là tử tôn, con cháu của Hoa Hạ. Vậy thì tên Tôn Ngộ Không có ngụ ý rằng tương lai con cháu của Hoa Hạ sẽ nhập Phật môn, chứng ngộ Phật Pháp.

Vậy thì hậu thế tương lai là ám chỉ khi nào? Người đi lấy kinh, Tôn Ngộ Không chính là Thạch Hầu trời sinh, Thạch Hầu ngụ ý tức là thời điểm (trong tiếng Trung cách đọc chữ Thạch Hầu là ‘shí hóu’, còn cách đọc chữ thời điểm là ‘shíhòu’, khá tương đồng), tức là thời điểm đến sẽ đi lấy kinh. Tôn Ngộ Không được gọi là Hồ Tôn, tức là con khỉ. Cũng chính là nói con cháu của Hoa Hạ trong tương lai, coi tổ tiên của mình là loài khỉ, cho rằng bản thân là khỉ tiến hóa mà thành, thời điểm này chính là lúc cơ duyên tìm kiếm Phật Pháp đã đến, Phật Pháp sẽ khai truyền vào thời điểm này, ngay tại lúc mà thuyết tiến hóa trở nên phổ biến thịnh hành, nói cách khác thì chính là thời khắc lịch sử hôm nay. Bởi vì con người quá khứ đều tin rằng Thần dùng bùn đất để tạo ra con người, chỉ có thời kỳ này người ta mới cho rằng bản thân tiến hóa từ khỉ. Chỉ có người Trung Quốc hiện tại mới cho rằng bản thân là khỉ tiến hóa thành. Chữ Tôn (孙) của Tôn Ngộ Không là chữ Tôn (狲) đã bỏ đi bộ khuyển ở bên cạnh, ngụ ý giống như là con người ngày nay chỉ có bỏ đi thuyết tiến hóa coi con người đồng đẳng với động vật trong đầu họ, rồi mới có thể nhập Đạo đắc Pháp.

Trong Phật giáo giảng rằng vào thời kỳ mạt pháp, mạt kiếp, Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân. Vậy xã hội ngày nay chẳng phải là đã đến mức cực đoan, hết thảy đều coi tiền là trên hết mà không quan tâm đến điều gì rồi sao? Chẳng phải đã đến thời kỳ mạt pháp, yêu ma quỷ quái lần lượt xuất động làm loạn xã hội nhân loại rồi sao? Vào thời khắc lịch sử này, con người đều coi mình là khỉ biến hóa thành, Pháp Luân Phật Pháp đã được truyền xuất ra ở vùng Đông Bắc Trung Quốc lấy Chân, Thiện, Nhẫn làm chỉ đạo, đây chẳng phải là Phật Pháp mà con cháu của Hoa Hạ sẽ bước vào sao?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/274804



Ngày đăng: 29-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.