Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 57 – Tà ác bức hại



Tác giả: Mộc Tử

Tượng 57 «Thôi Bối Đồ».

[Chanhkien.org] Trong bức họa là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ như lựa tìm thứ gì đó, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. “Trạch” (择) [zé] {lựa} với “trạch” (泽) [zé] {đầm} là đồng âm. “Thảo” {cỏ} là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 57 (Tà ác bức hại)

Sấm viết:

Thủy hỏa tương chiến
Thời cùng tắc biến
Trinh hạ khởi nguyên
Thú quý nhân tiện

Tụng viết:

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên
Bạch mễ doanh thương bất trị tiền
Sài lang kết đội nhai trung tẩu
Bát tận phong vân thủy kiến thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước lửa tương chiến
Tới cùng thì biến
Hết trinh đến nguyên
Thú quý kẻ hèn

Tụng rằng:

Người đầu hổ gặp năm đầu hổ
Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền
Sài lang lập đội đi giữa phố
Quét sạch gió mây lại thấy trời

Giải:

“Thủy hỏa tương chiến, Thời cùng tắc biến, Trinh hạ khởi nguyên, Thú quý nhân tiện” (Nước lửa tương chiến, Tới cùng thì biến, Hết trinh đến nguyên, Thú quý kẻ hèn): lịch sử đã tới bước ngoặt cuối cùng trong giao thời giữa cũ và mới. Cầm thú lên nắm quyền, nhân quyền bị chà đạp đến cực độ. Trong «Kinh Dịch» có quái từ là: Nguyên hanh lợi trinh. “Trinh hạ khởi nguyên” có ý là bắt đầu lại mới.

“Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên, Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” (Người đầu hổ gặp năm đầu hổ, Kho dư gạo trắng chẳng đáng tiền): Giang Trạch Dân sinh năm 1926 Bính Dần, năm Hổ. Để chuẩn bị năm 1999 hành ác, năm 1997 sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, năm 1998, cũng là năm Hổ, Giang Trạch Dân bắt đầu tập hợp quyền lực trong tay. Năm 1998 là năm tổng sản lượng lương thực Trung Quốc đạt mức cao nhất trong lịch sử, tới 512 triệu tấn. Tuy nhiên Trung Cộng bóc lột bách tính, ép giá lương thực thật thấp để thu mua, dẫn tới hiện tượng “khó bán thóc”, “trồng lúa mắc lỗ”. Bởi vậy khiến đất ruộng bị bỏ phế rất nhiều, nông dân ào ào ly hương, đổ xô ra tỉnh ngoài để làm công.

“Sài lang kết đội nhai trung tẩu, Bát tận phong vân thủy kiến thiên” (Sài lang lập đội đi giữa phố, Quét sạch gió mây lại thấy trời): tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân câu kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công. Lợi dụng bộ máy quốc an, đặc vụ, cảnh sát, công an cùng đi trên đường phố giám sát khống chế nhân dân, bức hại học viên Pháp Luân Công, chẳng khác gì “lang sói”. Tuy nhiên cuối cùng cũng đến thời khắc rẽ mây nhìn thấy mặt trời, Pháp Luân Công được giải oan.

Trong bức họa là một con hổ dữ sục đầu vào đám cỏ như lựa tìm thứ gì đó, ám chỉ Giang Trạch Dân tàn bạo bức hại dân chúng. “Trạch” (择) [zé] {lựa} với “trạch” (泽) [zé] {đầm} là đồng âm. “Thảo” {cỏ} là thảo dân, chỉ Giang Trạch Dân là họa của nhân dân.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/16/n3199591.htm



Ngày đăng: 24-06-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.