Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 51 – Chiến tranh Thái Bình Dương
Tác giả: Mộc Tử
[Chanhkien.org] Trong bức họa là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.
Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.
* * *
Tượng 51 (Chiến tranh Thái Bình Dương)
Sấm viết:
Phi giả phi điểu
Tiềm giả phi ngư
Chiến bất tại binh
Tạo hóa du híTụng viết:
Hải cương vạn lý tận vân yên
Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền
Kim mẫu mộc công công ảo lộng
Can qua vị tiếp họa liên thiênTạm dịch:
Sấm rằng:
Người bay chim bay
Người ẩn cá bơi
Chiến chẳng tại binh
Tạo hóa nô đùaTụng rằng:
Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói
Trên tận mây xanh dưới suối nguồn
Mẹ vàng ông gỗ nên kỳ ảo
Can qua chưa tiếp họa mấy ngày
Giải:
“Phi giả phi điểu, Tiềm giả phi ngư” (Người bay chim bay, Người ẩn cá bơi): chỉ phi cơ và tàu ngầm.
“Chiến bất tại binh, Tạo hóa du hí” (Chiến chẳng tại binh, Tạo hóa nô đùa): chỉ chiến tranh hiện đại, khác với chiến tranh vũ khí lạnh trong quá khứ.
“Hải cương vạn lý tận vân yên, Thượng ngật vân tiêu hạ cập tuyền” (Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói, Trên tận mây xanh dưới suối nguồn): chiến trường Thái Bình Dương dày đặc khói thuốc súng, hải-lục-không quân liên hợp tác chiến.
“Kim mẫu mộc công công ảo lộng, Can qua vị tiếp họa liên thiên” (Mẹ vàng ông gỗ nên kỳ ảo, Can qua chưa tiếp họa mấy ngày): chỉ ngày 7/12/1941, Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng, khởi đầu chiến tranh Thái Bình Dương. “Kim” {vàng} là phương Tây, ám chỉ nước Mỹ; “mẫu” {mẹ} là hàng không mẫu hạm, chỉ hạm đội Thái Bình Dương. “Mộc” {gỗ} là phương Đông, ám chỉ Nhật Bản; “công” {ông} chỉ Thiên hoàng Nhật Bản. “Kỳ ảo” chỉ kế hoạch tập kích bất ngờ. Trong ngũ hành, Kim khắc Mộc, ẩn dụ Nhật Bản cuối cùng sẽ thất bại.
Trong bức họa là hai bên giao chiến trên biển: Mỹ quốc và Nhật Bản.
(còn tiếp…)
Dịch từ:
http://www.epochtimes.com/gb/11/3/1/n3184274.htm
Ngày đăng: 14-06-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.